Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Đề tài: Tìm hiểu một số loại phương tiện giao thông mà bé biết

1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phân loại, gọi tên chính xác một số phương tiện giao thông phổ biến.
- Nhận biết đặc điểm về: cấu tạo, tiếng còi, động cơ, tốc độ, nơi hoạt động. So sánh được đặc điểm giống và khác nhau giữa các PTGT, các nhóm PTGT.
- Trẻ biết thực hiện nhận và mở tập tin, lựa chọn kết quả đúng và đệ trình sau khi làm bài xong thông qua bài kiểm tra ứng dụng PHTM.
- Chơi thành thạo trò chơi: Những mảnh ghép diệu kỳ
2/ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng chú ý ghi nhớ có chủ định cho trẻ, biết hợp tác, chia sẻ.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ và sự nhạy cảm của các giác quan
- Rèn cho trẻ cách cầm bút và tô màu .
- Rèn cho trẻ kỹ năng sử dụng thành thạo một số thao tác với máy tính bảng thông qua phần mềm PHTM.
3/ Giáo dục thái độ:
- Trẻ hiểu được ích lợi của các loại phương tiện giao thông đối với đời sống con người.
- Trẻ có thái độ yêu quý, có ý thức bảo quản đồ dùng, phương tiện đồng thời cũng có hành vi bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông và những nguy hiểm khi chạm vào động cơ của phương tiện giao thông (ống bô xe máy, đũa xe đạp khi đang chạy…).
- Có ý thức, tinh thần đoàn kết khi tham gia hoạt động.
docx 9 trang Thiên Hoa 29/02/2024 560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Đề tài: Tìm hiểu một số loại phương tiện giao thông mà bé biết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_linh_vuc_phat_trien_nhan_thuc_ch.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Đề tài: Tìm hiểu một số loại phương tiện giao thông mà bé biết

  1. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Chủ đề: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Tên hoạt động: Tìm hiểu một số loại phương tiện giao thông mà bé biết Hoạt động bổ trợ: Ngày soạn: Ngày dạy: Giáo viên thực hiện: I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết, phân loại, gọi tên chính xác một số phương tiện giao thông phổ biến. - Nhận biết đặc điểm về: cấu tạo, tiếng còi, động cơ, tốc độ, nơi hoạt động. So sánh được đặc điểm giống và khác nhau giữa các PTGT, các nhóm PTGT. - Trẻ biết thực hiện nhận và mở tập tin, lựa chọn kết quả đúng và đệ trình sau khi làm bài xong thông qua bài kiểm tra ứng dụng PHTM. - Chơi thành thạo trò chơi: Những mảnh ghép diệu kỳ 2/ Kỹ năng: - Rèn kỹ năng chú ý ghi nhớ có chủ định cho trẻ, biết hợp tác, chia sẻ. - Phát triển tư duy ngôn ngữ và sự nhạy cảm của các giác quan - Rèn cho trẻ cách cầm bút và tô màu . - Rèn cho trẻ kỹ năng sử dụng thành thạo một số thao tác với máy tính bảng thông qua phần mềm PHTM. 3/ Giáo dục thái độ: - Trẻ hiểu được ích lợi của các loại phương tiện giao thông đối với đời sống con người. - Trẻ có thái độ yêu quý, có ý thức bảo quản đồ dùng, phương tiện đồng thời cũng có hành vi bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông và những nguy hiểm khi chạm vào động cơ của phương tiện giao thông (ống bô xe máy, đũa xe đạp khi đang chạy ). - Có ý thức, tinh thần đoàn kết khi tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ : 1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ - Hình ảnh một số phương tiện giao thông. - Tranh lô tô 1 số phương tiện giao thông. - Mảnh ghép từ tranh các PTGT và nơi hoạt động - Máy tính bảng - Bài hát: Anh phi công ơi!. 2. Địa điểm tổ chức
  2. các bạn cùng nghe xem con đã gặp những PTGT gì khi các con đi học nào? - Cô để trẻ kể về những gì trẻ quan sát được và trẻ nhìn thấy được trên quãng đường đi học của mình! Vừa rồi các bạn đã kể được các PTGT mà các bạn đã gặp trên đường đi học đấy! Các con đã biết rõ về các PTGT đó chưa? Các con đã được đi trên những PTGT đó chưa? Hôm nay cô Quỳnh Anh muốn chúng mình cùng cô tìm hiểu rõ hơn về các PTGT đó nhé! Chúng mình đồng ý không? 2/ Hướng dẫn: 2.1 Hoạt động 1: Trò chuyện về một số phương tiện giao thông. Chúng mình cùng xem cô Quỳnh Anh đã chuẩn bị gì cho chúng mình đây? - Cô giới thiệu 4 nhóm phương tiện giao thông trẻ vừa trò chuyện cùng cô trên màn hình: + Xe đạp, ô tô; tàu hỏa; tàu thủy; máy bay. + Cho trẻ đoán nơi hoạt động, mô tả động cơ, mô phỏng lại bằng các động tác qua các bài hát (Bác đưa thư vui tính về xe đạp, 1đoàn tàu ) Sau đó hướng cho trẻ vào các nhóm cô đã chuẩn bị sẵn + 4 chiếc máy tính bảng, chúng mình hãy cùng nhau về các vị trí mà cô đã chuẩn bị 4 máy tính bảng và cùng khám phá xem điều gì kỳ diệu sẽ xuất hiện trong 4 chiếc máy tính bảng nhé! + Cô hướng trẻ về 4 nhóm và gửi hình ảnh các PTGT xuống 4 nhóm - Nhóm 1: PTGT đường bộ: xe đạp, ô tô khách - Nhóm 2: PTGT đường hàng không: Máy bay - Nhóm 3: PTGT đường thủy: Thuyền buồm - Nhóm 4: PTGT đường sắt: tàu hỏa + Yêu cầu trẻ nhận tập tin và mở tập tin hình ảnh Các con hãy cùng nhau mở món quà mà cô gửi tặng chúng mình, và cùng nhau quan sát và tìm cho cô điều đặc biệt trong món quà mà cô tặng chúng mình nhé!
  3. - Các con đã được đi xe ô tô bao giờ chưa? - Máy bay. Theo các con xe ô tô chở được ít hay nhiều người? - Trẻ trả lời. - Vậy xe ô tô, xe đạp là PTGT đường gì ? Vì sao con biết? - Cô tóm ý. - Ngoài xe đạp, xe ô tô ra, con còn biết loại PTGT đường bộ nào nữa? Đây là chiếc máy bay, máy - Cô công nhận câu trả lời của trẻ, chốt lại câu trả bay bay ở trên bầu trời. Máy lời của trẻ. bay có cánh, có cửa, có buồng lái, có khoang hành * Nhóm 2: PTGT đường hàng không: khách và có cánh quạt ở - Bây giờ chúng mình hãy cùng hướng lên màn hình dưới cánh. Khi bay máy bay để xem đây là hình ảnh của nhóm nào? kêu ù ù. Máy bay dùng để - Nhìn xem! Cô có hình ảnh gì đây? chở người Bạn nào trong có nhân xét gì về chiếc máy bay trong hình nào - Phi công. Mời đại diện của 1 nhóm trẻ - Trẻ trả lời. Cô gợi mở để trẻ nói lên hiểu biết và ý kiến của trẻ về chiếc máy bay - Các con đã được đi máy bay bao giờ chưa? + Theo các con thì máy bay bay ở đâu? + Máy bay là phương tiện giao thông đường gì? - Trẻ nói theo hiểu biết - Máy bay dùng để làm gì? Theo các con Muốn máy bay bay được cần phải có những gì? - Máy bay có những bộ phận nào? - Bay nhanh hay chậm? Chở ít hay nhiều người? Theo con thì máy bay dùng để đi gần hay đi xa? - Người lái máy bay có tên gọi là gì? - Lớn lên con có thích làm phi công không? Vì sao? - Là cái máy bay ạ - Cô mở băng bài “Anh phi công ơi!” - Trẻ giơ tay - Cô tóm ý: Máy bay bay ở trên không nên được gọi - PTGT đường thủy. là “PTGT đường hàng không” - Trẻ cử đại diện lên giới - Ngoài máy bay là PTGT đường không thì các con thiệu còn biết PTGT đường không nào nữa? - Dưới nước. * Nhóm 3: PTGT đường thủy: - Trẻ trả lời. - Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô đố! Cô đố cái mà cô đố! “Không chân mà chạy
  4. + Mở rộng: Ngoài tàu hỏa, con còn biết PTGT đường sắt nữa? - Cô chốt lại các câu trả lời của trẻ 2.2 Hoạt động 2: So sánh các PTGT: Cho trẻ chơi trò chơi PTGT nào biến mất, phương tiện giao thông nào xuất hiện. Máy bay- Tàu hỏa: - Ai có thể đặt câu hỏi để so sánh 2 phương tiện giao thông này? - Chúng ta cùng trả lời câu hỏi của bạn nhé: Hai loại PTGT này khác nhau ở điểm nào trước nhé! - Hai loại PTGT này giống nhau ở điểm nào? * Tiến hành tương tự với: Ô tô- tàu thủy - Các PTGT khác nhau về đặc điểm cấu tạo và nơi hoạt động. Nhưng chúng đều giống nhau ở điểm - Nghiêm chỉnh chấp hành cùng là PTGT dùng để chở người và hàng hóa giúp luật lệ giao thông phải ngồi chúng ta đến khắp mọi nơi trong nước cũng như trên yên, không được nghịch hay thế giới để gặp gỡ người thân, bạn bè. thò đầu, thò tay ra ngoài. - Ngoài ra các con còn biết các PTGT nào nữa? - Cô cho trẻ xem lạ toàn bộ các slide về các PTGT. Các PTGT này có đặc điểm và nơi hoạt động khác nhau nhưng đều là PTGT để chở người hoặc hàng hóa. - Khi đi trên các PTGT này, các con phải như thế nào? - Trẻ chia nhóm, ngồi 3 vòng tròn và chơi theo yêu cầu của cô. Hoạt động 3: Luyện tập * Trò chơi: Ai thông minh hơn học sinh 5 tuổi - Cô chia nhóm trẻ ra thực hiện các bài tập khảo sát Câu số 1: Câu hỏi nhiều lựa chọn Xe gì hai bánh Đạp chạy bon bon Chuông kêu kính coong Đứng yên thì đổ???? A. Xe máy B. Ô tô C. Xe đạp D. Tàu hỏa Câu số 2: Câu hỏi nhiều lựa chọn
  5. - Giáo dục: Các con biết không, các loại PTGT giúp mọi người đi lại dễ dàng. Ngày nay, do nhu cầu trong cuộc sống nên xe cộ có rất nhiều nên khi đi đường, qua đường, ngồi xe nếu không chấp hành tốt các quy định giao thông sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta phải hết sức cẩn thận khi tham gia và sử dụng PTGT nhé! 5/. Kết thúc - Nhận xét , tuyên dương trẻ. - Bây giờ cô gõ vào bát theo nhịp bài hát: “Đoàn - Trẻ hát và vận động . tàu nhỏ xíu” cả lớp mình đứng thành vòng tròn hát và vận động theo nhịp bài hát nhé.