Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề nhánh 4: Đồ dùng trong gia đình để ăn, uống - Nguyễn Thị Tố Uyên

I . Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ biết tên gọi, đặc điểm các đồ dùng trong gia đình để ăn, để uống
- Trẻ biết thực hiện vận động : Bò chui qua cổng.
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, biết hát thuộc bài hát: Em búp bê.
- Trẻ thuộc tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ: Bập bênh
- Trẻ biết phân biệt phía trên, phía dưới so với bản thân.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, khả năng tìm tòi khám phá, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn kỹ năng nói to, rõ ràng, nói câu dài, hát đúng nhạc, rõ lời
- Rèn kỹ năng bò chui qua cổng.
- Hình thành cho trẻ một số kỹ năng giao tiếp ứng xử, chào hỏi lịch sự lễ phép.
- Rèn kỹ phân biệt, nhận biệt phía trên, phía dưới.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết vâng lời người lớn,...
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các đồ dùng trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh, Slide về một số đồ dùng để ăn, để uống
- Slide minh họa, tranh chơi trò chơi bài thơ: Bập bênh
- Nhạc có bài hát: Em búp bê
- 2 cổng bằng sắt.
- Bát thật
2. Đồ dùng của trẻ:
- Đồ chơi ở các góc: hoa, cây, nhà, tranh ảnh, đồ chơi nấu ăn, đồ dùng trong gia đình…
- Mỗi trẻ có 1 mũ và 1 đôi dép
3. Huy động phụ huynh
- Phụ huynh hỗ trợ một số nguyên vật liệu: tranh, ảnh, sách báo về chủ đề và ngày 22/12.
doc 14 trang Thiên Hoa 18/03/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề nhánh 4: Đồ dùng trong gia đình để ăn, uống - Nguyễn Thị Tố Uyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_nhanh_4_do_dung_trong_gia_din.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề nhánh 4: Đồ dùng trong gia đình để ăn, uống - Nguyễn Thị Tố Uyên

  1. KẾ HOẠCH TUẦN 14: NHÁNH 4 ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH ĐỂ ĂN, UỐNG (Từ ngày 06/12 đến ngày 10/12/2021) I . Mục tiêu 1. Kiến thức: - Dạy trẻ biết tên gọi, đặc điểm các đồ dùng trong gia đình để ăn, để uống - Trẻ biết thực hiện vận động : Bò chui qua cổng. - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, biết hát thuộc bài hát: Em búp bê. - Trẻ thuộc tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ: Bập bênh - Trẻ biết phân biệt phía trên, phía dưới so với bản thân. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, khả năng tìm tòi khám phá, chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Rèn kỹ năng nói to, rõ ràng, nói câu dài, hát đúng nhạc, rõ lời - Rèn kỹ năng bò chui qua cổng. - Hình thành cho trẻ một số kỹ năng giao tiếp ứng xử, chào hỏi lịch sự lễ phép. - Rèn kỹ phân biệt, nhận biệt phía trên, phía dưới. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết vâng lời người lớn, - Giáo dục trẻ có ý thức học tập. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ các đồ dùng trong gia đình. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - Tranh, Slide về một số đồ dùng để ăn, để uống - Slide minh họa, tranh chơi trò chơi bài thơ: Bập bênh - Nhạc có bài hát: Em búp bê - 2 cổng bằng sắt. - Bát thật 2. Đồ dùng của trẻ: - Đồ chơi ở các góc: hoa, cây, nhà, tranh ảnh, đồ chơi nấu ăn, đồ dùng trong gia đình - Mỗi trẻ có 1 mũ và 1 đôi dép 3. Huy động phụ huynh - Phụ huynh hỗ trợ một số nguyên vật liệu: tranh, ảnh, sách báo về chủ đề và ngày 22/12.
  2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 2 ngày 06 tháng 12 năm 2021 HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP : Nhận biết cái bát 1.Mục đích, yêu cầu: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn các đồ dùng trong gia đình - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi, trẻ biết nói trọn câu, rõ chữ. - Trẻ biết được tên gọi, hình dạng, đặc điểm, công dụng của cái bát. 2. Chuẩn bị: - Bát thật. - Slidel về cái bát. - Nhạc bài hát “ Giờ ăn” - Một số đồ chơi bằng nhựa: bát, dĩa, thìa, chảo 3.Tiến hành: Hoạt động 1: Hát : Giờ ăn - Hỏi trẻ vừa hát xong bài hát gì ? Chúng ta ăn cơm bằng cái gì ? - Bạn nào biết gì về cái bát kể cho cô và các bạn biết? Hoạt động 2 : Nhận biết cái bát - Cô cho trẻ ngồi hai nhóm thảo luận về cái bát Trong quá trình trẻ quan sát, thảo luận cô đến từng nhóm hướng dẫn cho trẻ quan sát về tên gọi, đặc điểm công dụng của cái bát. - Cô cho trẻ ngồi vòng tròn. - Đàm thoại với trẻ : + Đây là cái gì? + Cái bát đặc điểm gì? + Miệng bát có hình gì? (hình tròn) + Bát được làm bằng gì? ( bằng sứ, nhựa ) + Bát dùng để làm gì? ( dùng để ăn cơm, đựng thức ăn ) Trong quá trình trẻ trả lời cô khuyến khích trẻ nói trọn câu, rõ chữ. - Cô khái quát: bát có dạng tròn, lõm, được làm bằng sứ, bát dùng để ăn cơm, đựng thức ăn - Cô cho trẻ xem slidel hình ảnh cái bát. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn không làm rơi vỡ bát. Hoạt động 3 : Bé thi tài - Trong sọt cô có nhiều đồ dùng như: bát, thìa, dĩa, chảo, cô yêu cầu trẻ lên chọn những cái bát đưa về bỏ vào rổ. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI: QS đồ dùng nhà bếp 1. Mục đích, yêu cầu: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn các đồ dùng - Trẻ được ra ngoài trời chơi thoải mái, hít thở không khí trong lành sức khoẻ được tăng cường, - Trẻ biết được tên gọi, công dụng của một số đồ dùng có trong bếp 2. Chuẩn bị: - Liên hệ với nhà bếp
  3. * Rèn kỹ năng rửa tay. Hoạt động 1: Cô nhắc lại cho trẻ quy trình rửa tay: có 6 bước Bước 1: Làm ướt tay và xoa xà phòng Bước 2: Rửa kẻ tay Bước 3: Cuộn và xoay từng ngón tay Bước 4: Rửa cổ tay và mu bàn tay Bước 5: Chụm và xoay đầu ngón tay Bước 6: Rửa sạch xà phòng và lau khô tay. Hoạt động 2: Cho trẻ thực hiện mô phỏng theo từng bước. Cho trẻ thực hành rửa tay dưới vòi nước theo đúng quy trình. ĐÁNH GIÁ: Thứ 3 ngày 07 tháng 12 năm 2021 HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP: Bò chui qua cổng 1.Mục đích, yêu cầu: - Giáo dục trẻ có ý thức học tập - Phát triển cơ tay, cơ chân, rèn kỹ năng bò chui qua cổng. - Trẻ biết tên bài tập, thực hiện được kỹ năng vân động: bò chui qua cổng, bò bằng 2 bàn tay và 2 cẳng chân, phối hợp chân nọ tay kia một cách nhịp nhàng, bò sao cho không chạm vào cổng. 2.Chuẩn bị: - 2 cái cổng. - Mô hình nhà búp bê. 3.Tiến hành: Hoạt đông 1:Rèn các kiểu đi, chạy: đi thường- đi nhanh- đi thường- chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm- đi thường. Hoạt động 2: Bé cùng tập thể dục Tập theo bài: “Ồ sao bé không lắc”. ĐT tay: Đứng tự nhiên,2 tay cầm 2 tai nghiêng về 2 phía trái kết hợp theo lời bài hát:“ Đưa tay ra nào nắm lấy cái tai,lắc lư cái đầu này” 2Lx2n ĐT bụng: Đứng tự nhiên,2 tay chống hông, nghiêng người qua phải, qua trái theo lời bài hát “ nắm lấy cái hông , lắc lư cái mình ” 3Lx2n ĐT chân: Đứng tự nhiên, 2 tay đặt lên 2 đầu gối người hơi cúi và lắc đầu gối theo lời bài hát “ nắm lấy cái chân lắc lư cái đùi này ” 3Lx2n ĐT bật: Đưa 2 tay lên cao và xoay người một vòng theo lời bài hát “Là la la .” Hoạt động 3: Bò chui qua cổng - Cô cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện nhau. - Cô giới thiệu tên bài tập và cho trẻ nhắc lại.
  4. * Trò chơi 2: Pha nước chanh - Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại cách chơi ,luật chơi: cho trẻ vừa đọc vừa làm theo lời của bài pha nước chanh - Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Hoạt động 3: - Trẻ chơi với bóng, ô tô, chơi với dây, vòng, dùng giấy xếp thuyền - Trẻ chơi với đồ chơi có sẵn ngoài trời. - Cô cùng chơi với trẻ và hướng dẫn trẻ chơi. Bao quát trẻ khi chơi. - Nhận xét, tuyên dương trẻ. Chuyển hoạt động CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU: - LQBT: Bập bênh - Chơi tự do 1. Mục đích, yêu cầu - Trẻ biết tên bài thơ, đọc thuộc thơ cùng cô - Trẻ biết chơi cùng các bạn, biết nhường bạn, giúp đỡ bạn khi chơi. 2. Chuẩn bị: - slide thơ: Cái bát 3. Tiến hành: * LQBT: Bập bênh Hoạt động 1: Cô giới thiệu tên bài thơ: Bập bênh Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe 2 lần kết hợp slide minh họa. - Cô khuyến khích trẻ đọc thơ cùng cô. Cho nhóm, tổ cá nhân trẻ đọc thơ. * Chơi tự do Hoạt động 1:Cô hướng cho trẻ chơi ở các góc hay chơi các trò chơi dân gian: Nu na nu nống, chi chi chành chành, lộn cầu vồng . Hoạt động 2: Cô cho trẻ chơi tự do theo ý thích của mình. ĐÁNH GIÁ Thứ 4 ngày 08 tháng 12 năm 2021 HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP:Thơ: Bập bênh 1. Mục đích, yêu cầu: - GD trẻ ý thức tổ chức kỷ luật, ngoan, chú ý lắng nghe cô - Phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, khả năng diễn đạt mạch lạc, đọc thơ to, rõ ràng, rõ từ, rõ chữ. - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ: Bập bênh
  5. *Cô khái quát: tên gọi, công dụng, cách sử dụng tủ lạnh. Giáo dục trẻ phải giữ gìn tủ lạnh sạch sẽ Hoạt động 2: TCVĐ: TC1: Về đúng nhà - Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi: cho trẻ cầm lô tô nhà màu xanh và màu đỏ, khi cô nói về đúng nhà thì trẻ cầm nhà màu nào thì chạy về nhà có màu đó, trẻ nào về sai nhà sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. TC2: Chi chi chành chành - Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi: cho trẻ chia thành nhiều nhóm nhỏ chơi với nhau. Vừa chơi vừa đọc bài đồng dao chi chi chành chành - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Hoạt động 3: Cho trẻ chơi tự do trong sân,cô hướng dẫn và bao quát trẻ. - Trẻ chơi với lá cây, chơi kéo co, chơi với bóng, chơi với hột hạt, chơi các đồ chơi có sẵn trên sân trường. - Cô nhận xét, cho trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi lên lớp. CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU: Ôn thơ: Bập bênh - TC:Tìm bạn thân 1.Mục đích, yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung bài thơ, đọc thuộc thơ: Bập bênh -Trẻ biết cách chơi, luật chơi, biết chơi trò chơi cùng cô và các bạn 2.Chuẩn bị: - Slide thơ: Cái bập bênh 3.Tiến hành: * Ôn thơ: Bập bênh Hoạt động 1: Cô cho trẻ xem slide về cái bập bênh và hỏi trẻ cái bập bênh có trong bài thơ gì đã học, cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả. Hoạt động 2: Cho trẻ đọc thơ theo hình thức lớp, tổ, cá nhân * TC: Tìm bạn thân Hoạt động 1: Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi: Mỗi trẻ cầm một lô tô bát màu xanh hoặc màu đỏ, khi cô nói tìm bạn thân thì trẻ nào cầm lô tô màu đỏ thì tìm về với nhau, trẻ nào cầm lô tô màu vàng tìm về với nhau. Hoạt động 2: Cô chọn một số trẻ khá lên chơi cho cả lớp xem Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần. ĐÁNH GIÁ:
  6. + Vì sao các con không nhìn thấy mũ? + Cho trẻ nói mũ nằm ở phía trên - Ngoài mũ ra thì các con còn mua được gì nữa? +Các con hãy mang dép vào chân nào + Làm thế nào để nhìn thấy dép ? + Vì sao phải cúi xuống mới nhìn thấy dép ? + Vì dép nằm ở phía nào của các con ? - Cho trẻ đọc “ Phía dưới” - Cô vừa hướng dẫn cho chúng mình biết những phía nào nhỉ? Hoạt động 2: Luyện tập phía trên – dưới -Trò chơi : Ai nhanh nhất + Cô cho trẻ chia thành 2 đội :lần 1 chạy lên lấy những đồ dùng nằm ở phía Trên của các con và để vào rá + Lần 2: Chọn những đồ dùng nằm ở phía dưới ,nếu đội nào lấy được nhiều và đúng thì đội đó sẽ dành chiến thắng - Cô kiểm tra kết quả chơi của hai đội sau mỗi lần chơi Hoạt động 3 : Ai thông minh - Cho trẻ về 3 nhóm hoạt động + Tổ chức cho trẻ gắn các đồ dùng cho đúng với vị trí phía trên –phía dưới - Cô tổ chức nhận xét, động viên trẻ sau giờ học DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI: Quan sát: Ly uống nước 1. Mục đích yêu cầu: - Giáo dục trẻ trong khi chơi không được chen lấn ,xô đẩy nhau,phải đoàn kết trong khi chơi. - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của cái ly - Tham gia trò chơi cùng cô sôi nổi tích cực, thích trả lời một số câu hỏi đơn giản của cô. - Trẻ biết được tên trò chơi cách chơi luật chơi,trẻ hứng thú thích chơi trò chơi vận động cùng cô. 2.Chuẩn bị: Xắc xô, 1 số đồ chơi chong chóng, bóng, xe ô tô. Cái ly 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Cô cho trẻ quan sát cái ly - Cho trẻ quan sát cái ly và nêu nhận xét: tên gọi, màu sắc + Cái ly dùng để làm gì? Cho trẻ gọi tên + Muốn ly sạch sẽ các con phải làm gì? * Cô khái quát tên gọi, màu sắc, cách sử dụng. Giáo dục trẻ biết giữ gìn ly sạch sẽ Hoạt động 2: Trò chơi: Lộn cầu vòng -Trời nắng, trời mưa. TC1: Lộn cầu vồng: - Cô giới thiệu tên trò chơi lộn cầu vồng. - Cách chơi: Cách chơi hai trẻ nắm tay nhau cùng đung đưa tay cùng đọc theo lời đồng dao (Lộn cầu vòng hai chị em cùng lộn) đến câu cuối hai trẻ cùng nhau lộn