Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề: Giao thông - Đề tài: Khám phá một số phương tiện giao thông đường hàng không

1. Kiến thức
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật, nguyên tắc hoạt động của các loại phương tiện giao thông đường hàng không.
- Trẻ biết công dụng của phương tiện giao thông đường hàng không: chở người, chở hàng và nghiên cứu khoa học…
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Rèn cho trẻ kĩ năng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường hàng không. (máy bay dân dụng – tàu vũ trụ và khinh khí cầu)
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ: Khi đi trên các phương tiện giao thông đường hàng không phải thắt dây an toàn, nghe theo sự hướng dẫn của các cô tiếp viên hàng không và đi đâu cũng phải có người lớn đi cùng.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm tổ chức hoạt động: Trong lớp
- Chuẩn bị của cô
+ Bài giảng điện tử
+ Tranh lô tô về PTGT đường hàng không, và một số phương tiện giao thông khác.
+ Bài hát: bạ ơi có biết, anh phi công ơi
docx 7 trang Thiên Hoa 08/03/2024 2120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề: Giao thông - Đề tài: Khám phá một số phương tiện giao thông đường hàng không", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_linh_vuc_phat_trien_nhan_thuc_chu_de.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề: Giao thông - Đề tài: Khám phá một số phương tiện giao thông đường hàng không

  1. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Chủ đề: Giao thông Đề tài: Khám phá một số PTGT đường hàng không Đối tượng: Trẻ 5 – 6 tuổi Thời gian: 30 - 35 phút Người soạn, dạy: Đơn vị: Trường mầm non 1. Kiến thức - Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật, nguyên tắc hoạt động của các loại phương tiện giao thông đường hàng không. - Trẻ biết công dụng của phương tiện giao thông đường hàng không: chở người, chở hàng và nghiên cứu khoa học 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định. - Rèn cho trẻ kĩ năng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường hàng không. (máy bay dân dụng – tàu vũ trụ và khinh khí cầu) 3. Thái độ - Giáo dục trẻ: Khi đi trên các phương tiện giao thông đường hàng không phải thắt dây an toàn, nghe theo sự hướng dẫn của các cô tiếp viên hàng không và đi đâu cũng phải có người lớn đi cùng. II. Chuẩn bị: - Địa điểm tổ chức hoạt động: Trong lớp - Chuẩn bị của cô + Bài giảng điện tử + Tranh lô tô về PTGT đường hàng không, và một số phương tiện giao thông khác. + Bài hát: bạ ơi có biết, anh phi công ơi - Chuẩn bị của trẻ: Trang phục gọn gàng 1
  2. - Cô cho cả lớp đọc « Máy bay dân dụng». - Cô cho lớp xem một đoạn phim về máy bay dân dụng - Trong đoạn phim vừa rồi có gì các con? (máy bay bay trên bầu trời). - Máy bay có cấu tạo như thế nào? (to lớn, có đầu máy bay, thân máy bay, đuôi máy bay,có cánh, và bánh xe). - Máy bay được làm bằng gì nào? (Làm bằng sắt) - Máy bay bay được là nhờ đâu? (nhờ có động cơ, đốt cháy nhiên liệu, có người lái). - Máy bay dùng để làm gì? (để chở người, chở hàng hóa). - Người điều khiển gọi là gì? (Phi công). - Cho cả lớp hát bài “anh phi công ơi” => Cô khái quát: Máy bay dân dụng được làm bằng sắt rất to lớn, máy bay có đầu thân và đuôi, có cánh, có bánh xe để chạy lấy đà trước khi bay và khi hạ cánh, máy bay bay được là nhờ động cơ và người lái, dùng để chở người và hàng hóa từ khu vực này sang khu vực khác. b. Tàu vũ trụ - Cô có một loại phương tiện giao thông đường hàng không rất đặc biệt nữa bây giờ các con xem đây là phương tiện gì nhé! - Cô cho trẻ xem video tàu vũ trụ. - Hỏi trẻ: Các con có biết đây là phương tiện 3
  3. bóng này con sẽ nghĩ ngay đến một PTGT đường hàng không nào nhỉ? - Cho trẻ xem tranh - Cho trẻ đọc từ “khinh khí cầu” - Các con có biết vì sao gọi là khinh khí cầu không ? - Khinh khí cầu là một quả cầu to được bơm khí vào nên nó có thể bay lở lửng trên bầu trời giống như quả bóng bay vậy. - Khinh khí cầu có cấu tạo như thế nào? (1 quả bóng khổng lồ và 1 chiếc giỏ bên dưới). - Khinh khí cầu dùng để làm gì ?( chở người tham quan, trang trí trong các lễ hội) - Khinh khí cầu di chuyển được nhờ đâu? (Nhờ lực đẩy). => Cô khái quát: Khinh khí cầu có cấu tạo là một quả cầu to bên trên và một chiếc giỏ bên dưới, bay được là nhờ bơm khí vào và nhờ lực đẩy. Dùng để chở khách tham quan hay dùng trang trí trong các lễ hội. - Cho trẻ xem video về khinh khí cầu. * So sánh: Máy bay dân dụng – Khinh khí cầu – Tàu vũ trụ + Giống nhau: Đều là phương tiện giao thông đường hàng không, dùng để chở người + Khác nhau Máy bay dân dụng: Chở người và hàng hóa từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ đất nước này sang đất nước khác, có động cơ. 5
  4. - Cô tổ chức cho trẻ chơi và kiểm tra kết quả * Trò chơi 2 “Bé nhanh tay nhanh mắt” - Cách chơi: từng bạn trong các đội chơi lần lượt đi theo đường bay của các PTGT như đường đi của máy bay, đường đi của khinh khí cầu, đường đi của tàu vũ trụ lên tìm PTGT đường hàng không gắn lên bảng, sau đó đi về cuối hàng đứng. thời gian cho mỗi lần chơi là một bản nhạc. đội nào tìm được đúng và nhiều PTGT đường hàng không nhất đội đó chiến thắng. - Luật chơi: Không được đi ra ngoài con đường của đội mình. - Tổ chức cho trẻ chơi và kiểm tra kết quả 4. Hoạt động 4: Kết thúc - Cô nhận xét tuyên dương trẻ và chuyển sang hoạt động khác. 7