Giáo án Mầm non Lớp Lá - Hoạt động: Phát triển thẩm mĩ - Chủ đề: Lợi ích của nước - Đề tài: Dạy hát "Cho tôi đi làm mưa với"

I. Mục đích – Yêu cầu: 

          -Giúp trẻ nhớ tên bài hát, hát thuộc lời của bài hát, hát theo giai điệu của bài hát, hiểu nội dung bài hát nói về nguồn nước mưa cũng rất quý và có nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người vì nước mưa dùng để ăn, tắm và tưới cho cây cối.

          -Rèn kỹ năng ca hát biết kết hợp vận động vỗ phách theo giai điệu của bài hát, biết hát đúng nhịp, giai điệu của bài hát, biết cảm thụ âm nhạc khi hát và nghe hát. Trẻ biết phối kết hợp thảo luận cùng nhau về hình thức thi giọng ca vàng.

-Giáo dục trẻ về việc bảo vệ các nguồn nước sạch. Không xả rác xuống sông, ao , hồ nước, làm ô nhiễm nguồn nước sạch. Biết tiết kiệm nguồn nước sạch. 

II. chuẩn bị :

          -Bài hát, bài nghe hát, nhạc cụ.

-Máy chiếu, chương trình powerpoint

III. Cách tiến hành:

  • Hoạt động 1: Bé cùng hoà nhạc.

-Hát “ Trời nắng – trời mưa”

-Lắng nghe ,lắng nghe! (Nghe gì? Nghe gì?)

          " Nhiều giọt thi nhau
           Rơi mau xuống đất
           Không nhanh tay cất
           Ướt cả áo quần".
                   Đó là cái gì? (Mưa)

doc 3 trang Hồng Thịnh 18/02/2023 5300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Hoạt động: Phát triển thẩm mĩ - Chủ đề: Lợi ích của nước - Đề tài: Dạy hát "Cho tôi đi làm mưa với"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_hoat_dong_phat_trien_tham_mi_chu_de_l.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Hoạt động: Phát triển thẩm mĩ - Chủ đề: Lợi ích của nước - Đề tài: Dạy hát "Cho tôi đi làm mưa với"

  1. GIÁO ÁN Hoạt động : Phát triển thẩm mỹ Chủ đề : LỢI ÍCH CỦA NƯỚC ĐỀ TÀI: -Dạy hát: Cho tôi đi làm mưa với. -Nghe hát : Mưa bóng mây. -Vận động: Vỗ phách. -TCÂN: Tai ai tinh I. Mục đích – Yêu cầu: -Giúp trẻ nhớ tên bài hát, hát thuộc lời của bài hát, hát theo giai điệu của bài hát, hiểu nội dung bài hát nói về nguồn nước mưa cũng rất quý và có nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người vì nước mưa dùng để ăn, tắm và tưới cho cây cối. -Rèn kỹ năng ca hát biết kết hợp vận động vỗ phách theo giai điệu của bài hát, biết hát đúng nhịp, giai điệu của bài hát, biết cảm thụ âm nhạc khi hát và nghe hát. Trẻ biết phối kết hợp thảo luận cùng nhau về hình thức thi giọng ca vàng. -Giáo dục trẻ về việc bảo vệ các nguồn nước sạch. Không xả rác xuống sông, ao , hồ nước, làm ô nhiễm nguồn nước sạch. Biết tiết kiệm nguồn nước sạch. II. chuẩn bị : -Bài hát, bài nghe hát, nhạc cụ. -Máy chiếu, chương trình powerpoint III. Cách tiến hành: • Hoạt động 1: Bé cùng hoà nhạc. -Hát “ Trời nắng – trời mưa” -Lắng nghe ,lắng nghe! (Nghe gì? Nghe gì?) " Nhiều giọt thi nhau Rơi mau xuống đất Không nhanh tay cất Ướt cả áo quần". Đó là cái gì? (Mưa) - À, đúng rồi đó là mưa. Khi trời mưa nếu chúng ta không nhanh tay cất quần áo thì sẽ bị sao? ( Bị ướt.) -Cô mở hình ảnh trời mưa và một số lợi ích của nguồn nước (dùng cho sinh hoạt con người, với các con vật, với cây cối, ) -Nước mưa có ích lợi gì vậy các con? (Tắm, giặt, nấu ăn , nấu uống.) -Thế nước mưa và các nguồn nước ngọt có quan trọng không các con ? (Dạ có ạ) -Chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước luôn sạch để cho chúng ta ăn nào? (Đựng vào thùng, chậu, chum sạch .Có nắp đậy ) -Các con đã được thấy mưa chưa nào?(dạ rồi ạ) -Mọi người thường thấy mưa vào thời gan nào? (Mùa mưa). -Các con ơi ở sở văn hóa thông tin tỉnh Bình phước chuẩn bị tổ chức “Giọng ca vàng” về chủ đề nước các con có muốn tham gia không nào ? (Có ạ).
  2. -Bài hát được sáng tác bởi chú Tô Đông Hải có nội dung một em bé bất chợt gặp cơn mưa ào qua rồi tạnh ngay, không biết đó là mưa gì ? Cô bé về hỏi mẹ .Thì được mẹ trả lời như thế nào cô xin mời các cong cùng nghe và trả lời câu hỏi này nha. Xem đó là mưa là ? (Mưa bóng mây ) Câu trả lời cũng chính là tựa đề của bài hát rồi đó. -Cô hát cho trẻ nghe bài hát. -Ai giỏi trả lời đó là mưa gì ? ( T/c mưa bóng mây ạ ) -Lần 2 : Cô mở nhạc có lời cho trẻ cùng minh họa -Cô giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ các nguồn nước. + trò chơi : “Lộn cầu vồng”. -Tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát động viên trẻ chơi tích cực. * Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.