Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ điểm: Môi trường tự nhiên - Đề tài: Gió - Đỗ Đoan Thục Kim Yến

I. Mục đích yêu cầu :

Trẻ nhận biết và phân biệt giữa gió tự nhiên và gió nhân tạo

Trẻ nhận biết và phân biệt giữa tính chất của các loại gió ; gió hiu hiu, gió mạnh, gió lốc…( cho trẻ quan sát nhiều tranh của các loại gió khác nhau : mưa to gió thổi bay nhà, gió lốc…)

Dạy trẻ biết gió có ở khắp mọi nơi , gió không màu, không mùi và không nắm bắt được.

Trẻ phân biệt được lợi ích cũng như tác hại do gió gây ra, cách hạn chế tác hại của gió

Phát triển ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ, các giác quan…

Giáo dục trẻ chú ý lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu của cô. Biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng, biết phối hợp cùng bạn .

pdf 7 trang Thiên Hoa 14/03/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ điểm: Môi trường tự nhiên - Đề tài: Gió - Đỗ Đoan Thục Kim Yến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mam_non_lop_la_chu_diem_moi_truong_tu_nhien_de_tai_g.pdf

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ điểm: Môi trường tự nhiên - Đề tài: Gió - Đỗ Đoan Thục Kim Yến

  1. GIÁO ÁN : MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHỦ ĐIỂM : MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Đề tài : Gió Nhóm lớp : Lá Giáo viên : Đỗ Đoan Thục Kim Yến – Trường MG TH TW3 I. Mục đích yêu cầu :  Trẻ nhận biết và phân biệt giữa gió tự nhiên và gió nhân tạo  Trẻ nhận biết và phân biệt giữa tính chất của các loại gió ; gió hiu hiu, gió mạnh, gió lốc ( cho trẻ quan sát nhiều tranh của các loại gió khác nhau : mưa to gió thổi bay nhà, gió lốc )
  2.  Đồ dùng của trẻ : dây ru băng ( mỗi trẻ một sợi ), 1 số đồ dùng, đồ chơi vừa nhẹ vừa nặng, khối xây dựng lớn, ống thổi để trẻ thổi thuyền và nước IV. Tiến trình thực hiện : 1. Hoạt động dẫn dắt : Trời mưa Gió thổi 2 bức tranh đến với trẻ :  Tại sao 2 bứa tranh lại có thể bay đến đây được nhỉ ?  Chúng ta hãy cùng quan sát xem 2 bứa tranh này có gì ?  Cho trẻ nhận biết sự khác nhau giữa 2 bứa tranh ( 1 cảnh có gió và 1 cảnh không có gió ).  Tại sao con biết ?
  3.  Thế theo con thì chúng ta có thể tạo ra gió không ? Hãy ví dụ thử xem ? Và ta gọi đó là gió gì ? ( gió nhân tạo )  Làm quen với đề tài “ Gió” thì bạn nào biết từ gió kết hợp từ mấy chữ cái không ? Cô sẽ viết từ “ gió ” ra xem có bao nhiêu chữ cái nhé ! Hãy đặt câu với từ gió. + Trẻ : - Cho mỗi trẻ cầm một sợi ru băng thổi nhẹ, thổi mạnh và nhận xét. - Cho trẻ cầm, nắm, ngửi, nhìn xem gió có màu gì, mùi gì ? - Đàm thoại : theo con gió có ở đâu ? Làm sao con biết ? ( Vì thấy tóc bay, da mát, lá rơi ) - Phân nhóm ( 4 nhóm ) : cho trẻ chọn mỗi nhóm 4 đồ vật và cho tác động của gió vào thì
  4.  Nếu một ngày không có gió hoặc thời gian dài mà không có gió thì các con thấy như thế nào ?  Thế gió có gây hại cho chúng ta không ? ( trồng cây, xây nhà, gió to thì không nên ra đường ) - Hát – vận động theo nhạc bài “ Cho tôi đi làm mưa với ”