Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thực vật - Chủ đề nhánh 5: Một số loại quả

I. MỤC TIÊU:

- Cháu biết thực hiện các vận động phát triển.

- Trẻ tập đều đúng các động tác của BTPTC. Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ

- Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi tập.

II.CHUẨN BỊ:

- Trống lắc. 

- Sân tập sạch sẽ thoáng mát

- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

* Hoạt động 1: Khởi động:

Từ 3 hàng dọc cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót chân à đi bình thường à 3 hàng ngang.

* Hoạt động 2: Trọng động: 

Động tác hô hấp( hái hoa )

- Động tác tay( 2lần x 4 nhịp): Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang.

TTCB: Đứng thẳng, hai chân ngang vai 

+ Nhịp 1: 2 tay đưa thẳng lên cao quá đầu.

 + Nhịp 2: Đưa thẳng qua phía trước, ngang vai.

 + Nhịp 3: 2 tay dang ngang bằng vai.

+ Nhịp 4: Hạ xuống xuôi theo người

 + Lần 2: thực hiện như lần1

doc 26 trang Hồng Thịnh 08/04/2023 7840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thực vật - Chủ đề nhánh 5: Một số loại quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_thuc_vat_chu_de_nhanh_5_mot_so.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thực vật - Chủ đề nhánh 5: Một số loại quả

  1. - 1 - Chủ đề: THỰC VẬT Chủ đề nhánh 5: MỘT SỐ LOẠI QUẢ Thời gian thực hiện: 1 tuần(20/2-24/2/2017) Tuần/thứ Tuần 5 Thời điểm Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ, - Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề thực vật TD sáng I. MỤC TIÊU: - Cháu biết thực hiện các vận động phát triển. - Trẻ tập đều đúng các động tác của BTPTC. Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ - Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi tập. II.CHUẨN BỊ: - Trống lắc. - Sân tập sạch sẽ thoáng mát - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Khởi động: - Từ 3 hàng dọc cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn chân đi bình thường đi bằng gót chân đi bình thường 3 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động: - Động tác hô hấp( hái hoa ) - Động tác tay( 2lần x 4 nhịp): Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang. TTCB: Đứng thẳng, hai chân ngang vai + Nhịp 1: 2 tay đưa thẳng lên cao quá đầu. + Nhịp 2: Đưa thẳng qua phía trước, ngang vai. + Nhịp 3: 2 tay dang ngang bằng vai. + Nhịp 4: Hạ xuống xuôi theo người + Lần 2: thực hiện như lần1 - Động tác bụng( 2 lần x 4 nhịp ): Đứng nghiêng người sang bên. TTCB: Hai tay chống hông, đứng thẳng + Nhịp 1: 2 tay chống vào hông. + Nhịp 2: Nghiêng người sang phải. + Nhịp 3: Đứng thẳng + Nhịp 4: Hai tay chống hông, nghiêng người sang trái. + Lần 2: thực hiện như lần1 - Động tác chân ( 2 lần x 4 nhịp): từng chân ra trước, ra sau, sang ngang + TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông, một chân làm trụ, chân kia co cao đầu gối + Nhịp 1: Đưa chân về phía sau + Nhịp 2: Đưa sang ngang + Nhịp 3 : Dưa chân về vị trí ban đầu. Đổi chân làm trụ
  2. - 3 - * Cách chơi :Tất cả các bạn chơi phải nắm tay lại và xếp chồng lên nhau. Tay người này xen kẽ tay người kia không được để hai tay của mình gần nhau. Người nào để tay đầu tiên chỉ đặt một tay và cũng được xem là người bị đầu tiên , tay còn lại dùng để chỉ mỗi từ trong bài đồng dao tương ứng với một nắm tay. Tất cả cùng hát : Chùm nụm chùm nẹo Tay tí tay tiên Đồng tiền chiếc đũa Hạt lúa ba bông An trộm ăn cắp Trứng gà trứng vịt Bù xe bù xít Con rắn con rít Nó rít tay này Đến từ cuối cùng “này” trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay ra hoặc người chỉ chặt ngang nắm tay của người đó. - Luật chơi: Người bị phải chỉ thay cho người đầu tiên vừa hát vừa chỉ các nắm tay các bạn chơi. Cuộc chơi cứ thế tiếp tục đến hết các nắm tay thì trì chơi kết thúc. - Cô cho cháu chơi 1-2 lần. Hoạt động 2: Thõa thuận À ở góc học đóng vai cc sẽ làm những người buôn bán các loại quả, Các đồ dùng để chăm sóc cây, người mua sẽ đến hỏi món đồ mình cần mua, người bán sẽ lấy hàng ra bán và nói giá tiền, người mua trả tiền và ra về, người nhận tiền cám ơn và hẹn lần sau đến mua nữa. + Còn góc xây dựng thì : Thợ chính làm gì? Thợ phụ làm gì? Các con dùng khối gỗ xây hàng rào vườn cây ăn quả, cc dùng hoa cây kiểng trang trí xung quanh khu vườn? + Ở góc tạo hình cc sẽ vẽ ô màu các loại quả như thế nào? + Góc thiên nhiên : các con sẽ chăm sóc rau, con sẽ làm việc gì? Khi tưới cây con chú ý điều gì? ( tiết kiệm nước, không làm ướt quần áo ) Lau lá xong con làm gì? - Bạn nào muốn chơi ở góc ( ) nào? - Con sẽ làm gì? - Cô hỏi trẻ cách chơi và số lượng trẻ tham gia chơi. + Góc phân vai : con bán hàng rau, Con có khách đến nói chuyện như thế nào? Khách hàng nói năng làm sao? *Hoạt động 3: Quá trình chơi: - Cô cho trẻ chơi và vào góc chơi - Cô đến từng góc để hướng dẫn trẻ cách thể hiện vai chơi - Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát chung cả lớp , kịp thời sử lý tình huống và chú ý các góc chính - Cô giúp trẻ liên kết các góc chơi , gợi ý mở rộng nội dung chơi cho trẻ
  3. - 5 - 2 * Hoạt động * * Trò chuyện tìm hiểu về một số loại quả: 2 Trò + Cô đọc câu đố : chuyện về Quả gì nhiều mắt một số loại Khi chín nứt ra quả. Ruột trắng nõn nà Hạt đen nhanh nhánh ? - À, đúng rồi đó là quả mãng cầu.(cô đem tranh mãng cầu- quả na ra) - Quả mãng cầu còn gọi là quả gì? - Con xem quả na có màu gì? - Quả na có hình dạng thế nào? - Vỏ quả na sần hay nhẵn? - Phần ruột như thế nào? Còn hạt na màu gì? - Quả na nhiều hạt hay ít hạt? Khi ăn quả na có vị gì? - Cô tóm ý: quả na có màu xanh lá cây, vỏ sần nhiều mắt, ruột trắng nõn nà, hạt đen nhanh nhánh, khi ăn có vị chua ngọt có nhiều vitamin và đường giúp cơ thể khỏe mạnh. + Cô đọc câu đố: “Tên nghe chẳng thiếu chẳng thừa Ăn vào vừa bổ lại vừa thơm ngon” - À, đúng rồi cô có tranh gì đây con? - Quả đu đủ này màu gì? Ruột có màu gì? - Hạt màu gì? Nhiều hạt hay ít hạt? Hạt to hay nhỏ? - Vỏ đu đủ sần hay nhẵn ? - Khi ăn có vị gì? - Thế con có biết trong đu đủ có nhiều chất gì nhất? - Cô tóm ý: Quả đu đủ khi chín có màu vàng, có vỏ nhẵn bóng, ruột vàng, hạt đen và nhỏ, nhiều hạt, ăn có vị ngọt, có nhiều vitamin A giúp mắt sáng. * So sánh: quả mãng cầu – quả đu đủ - Giống nhau: ăn có vị ngọt, nhiều hạt, hạt đen. - Khác nhau: mãng cầu vỏ sần, nhiều hạt to hơn hạt đu đủ, ruột trắng, hình dạng tròn. Quả đu đủ vỏ nhẵn, nhiều hạt nhỏ, ruột vàng đậm, hình dạng hơi dài + Cô đọc câu đố: “ Hạt đen ví như mắt Cùi ngọt tựa đường phèn Hương thơm như mùi mật Là quả gì nói tên ?” - À, đó là quả nhãn. Cô có tranh quả gì đây? - Quả nhãn có màu gì? Quả nhãn có hình dạng như thế nào? - Vỏ nhãn sần hay nhẵn bóng? - Ruột màu gì? Hạt như thế nào? Khi chín có mùi gì?
  4. - 7 - I/Mục tiêu -Trẻ hiểu luật chơi và cách chơi trò chơi, biết chơi các trò chơi: thi đi nhanh, trồng nụ trồng hoa. - Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khéo léo khi tham gia trò chơi. Phát triển cơ bắp, tính tự tin - Trẻ chơi vui, không xô đẩy nhau. Giáo dục trẻ tính đoàn kết, giữ vệ sinh nơi chơi. II/Chuần bị - 4 sợi dây dài khoảng 0,5m. - Vẽ 2 đường thẳng song song dài 3m, rộng 0,25m. - 2 khối hộp nhỏ. III/Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Ổn định - Cả lớp hát “Em yêu cây xanh”. - Các con vừa hát bài hát gì? - Của tác giả nào? - Cây xanh cho ta gì? - Con biết những loại cây nào? - Ở trường ta có trồng rất nhiều loại cây con không nên ngắt lá, bẻ cành và ăn quà bánh không bỏ vỏ dưới các gốc cây mà phải bỏ vào đâu? - À đúng rồi có rác các con phải bỏ vào sọt rát cho môi trường xanh, sạch đẹp nha các con. * Hoạt động 2: Trò chơi “ Thi đi nhanh ” Luật chơi: Đi không được chạm vạch. Cách chơi: Chia trẻ 2 nhóm, mỗi nhóm có 2 sợi dây. - Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc ở 1 đầu đường thẳng, đầu kia đặt khối hộp nhỏ. Buộc 2 đầu dây vào nhau sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dễ dàng. Lần lượt cho 2 trẻ đứng đầu hàng xỏ chân vào dây. 2 trẻ đầu tiên xuất phát cùng 1 lúc, trong lúc di chuyển, trẻ không được làm sợi dây tuột ra khỏi chân. Khi đến đầu kia, trẻ phải nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa cho trẻ thứ 3. Lúc đó bạn thứ 2 đã có sẵn dây ở chân tiếp tục đi lên. Thi xem nhóm nào nhanh và không bị giẫm vạch là thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, tuyên dương trẻ. Hoạt động 2: Hoạt động 2: Trò chơi “ Kể đủ 3 thứ” - Cách chơi: Cô cho cháu ngồi vòng tròn, gọi cá nhân trẻ kể đủ 3 thứ cây ( hoặc rau, quả, hoa). Kể đúng được khen. Sai bị phạt nhảy lò cò. - Luật chơi: Cháu phải kể 3 thứ khác nhau + Cho cháu chơi vài lần. * Hoạt động 3: Trẻ chơi tự do - Chơi tự do với đồ chơi có sẳn ngoài trời HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc tạo hình: vẽ tô màu các loại quả - Góc xây dựng: Xây vườn cây ăn quả - Góc thiên nhiên: Cùng chăm sóc cây ăn quả. -Góc phân vai: “Cửa hàng bán hoa quả”
  5. - 9 - Trọng động - Động tác tay(3L x 4N): Từng tay đưa ra lên cao, hai tay dang ngang. - Động tác bụng( 2L x4N ): Đứng cúi về trước, ngã người ra sau. - Động tác chân 1(2L x 4N ): Đứng, khuỵu gối. - Động tác bật 1( 2L x 4N ): Bật lên trước, lùi lại, sang bên. * Vận động cơ bản: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con thực hiện vận động Ném trúng đích nằm ngang 1 tay . Bạn nào có thể thực hiện được,? ( cho 2 trẻ lên thực hiện). Bạn làm mẫu các con chú ý nhé! + Cô nhắc nhở: Đứng trước vạch giới hạn, đứng chân trước, chân sau, tay cùng phía với chân sau, cầm túi cát đưa cao ngang tầm mắt, nhằm đích và ném vào đích. Ném xong nhặt túi cát bỏ vào rổ và đi về cuối hàng”. - Sau đó cô cho cả lớp thực hiện với hình thức thi đua. - Cô quan sát và sữa sai. - Vừa rồi cô cho các con thự hiện vận động gì? - Cháu nhắc lại . Trò chơi vận động: Chiếm vị trí - Cách chơi : Cô làm quản trò. Cả tập thể có thể đi theo chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa hát một bài về chủ đề. - Cô hô to “ Vào 3” ( 1 đến 5 ) - Người chơi nhanh chóng bước vào vòng tròn thuận lợi nhất sao cho có số người có trong vòng tròn là 3- 5 bạn - Người vào sau làm cho vòng tròn bị thừa so với yêu cầu của cô hoặc không tìm ra vị trí cho mình trong vòng tròn sẽ bị phạt. - Cô hô “ ra “, người chơi tiếp tục hát và chờ hiệu lênh vào của cô - Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 – 2 lần - Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ. 3 Hoạt động 3 - Cô cho cháu đi vung tay hít thở nhẹ nhàng. Hồi tĩnh HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - QS:vườn cây ăn quả - TCVĐ: hái quả - Đọc đồng dao củ - Chơi tự do I. MỤC TIÊU: - Tạo điều kiện cho trẻ hít thở không khí trong lành qua dạo quanh sân trường và quan sát : cách chăm sóc cây, bảo vệ cây, tưới cây - Phát triển ốc quan sát, Trẻ biết được muốn có được vườn cây ăn quả tươi tốt như thế này bác nông người làm vườn phải chăm sóc tưới cây, bắt sâu tỉa cành rất công phu. Trẻ hứng thú tham gia trò chơi hái quả. - Trẻ chơi hứng thú, chơi đúng luật. GD trẻ khi chơi không xô đẩy nhau. II. CHUẨN BỊ: - Một số cây con ăn quả, dụng cụ của nghề nông như dao, bình tưới nước.
  6. - 11 - - Góc xây dựng: Xây vườn cây ăn quả - Góc thiên nhiên: Cùng chăm sóc cây ăn quả. -Góc phân vai: “Cửa hàng bán hoa quả” - Vệ sinh – ăn – ngủ HOẠT ĐỘNG CHIỀU Chủ đề: THỰC VẬT Nhánh: MỘT SỐ LOẠI QUẢ LĨNH VỰC PTNN (VH) HĐH Thơ: QUẢ Thời gian thực hiện: 20-25 phút I. MỤC TIÊU: - Cháu biết tên bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ là nói về các loại quả và đặc điểm riêng của từng loại quả - Rèn cháu đọc thơ diễn cảm, biết thể hiện động tác minh hoạ. Đọc thơ rõ lời, biết cách nghĩ nhịp. - Cháu biết ăn nhiều loại quả để da dẻ hồng hào, người khoẻ mạnh. * Lồng ghép chuyên đề: Khám phá khoa học, kỹ năng sống. II . CHUẨN BỊ : - Tranh minh hoạ bài thơ “Quả”. - Đàn Organ. - Một số câu đố. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: tt Cấu Trúc Hoạt động cô và trẻ 1 Hoạt động1 - Cho cháu hát với cô bài hát “Quả ” ổn định - gt - À, các con vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát có nhắc đến những loại quả nào? - Ăn nhiều quả có chất gì? - Quả co những vị gì? - Cô cũng có một bài thơ nói về các loại quả rất hay, các con có muốn biết bài thơ đó không nào? Thế các con về chỗ ngồi của mình và lắng nghe cô đọc thơ. 2 Hoạt động2. * Cô đọc diễn cảm lần 1 kết hợp tranh minh hoạ. Đây là bài thơ quả Truyền thụ Bài thơ này do cô giáo Mầm Non ở Gia Lai sáng tác đó các con. tác phẩm - Nội dung: Bài thơ nói về các loại quả và đặc điểm riêng của từng loại quả đó, một loại quả có tên gọi và đặc điểm hình dáng, mùi vị