Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương, đất nước - Chủ đề nhánh: Hà Nội - Làm quen chữ cái: Chữ cái v, r

I.Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Hình thành cho trẻ biểu tượng về chữ cái v,r
– Phát âm chính xác các chữ cái: v,r.
– Trẻ tìm và phân biệt được chữ cái v,r trong từ, trong nhóm.
– Trẻ nhận biết được cấu tạo của chữ cái v,r
– Trẻ nhận biết được các chữ cái v,r thông qua các trò chơi.
- Trẻ biết cách viết khác nhau của chữ cái “ v”, “r” (in hoa, in thường, viết thường).
- Trẻ biết một số danh lam thắng cảnh của đất nước có tên gọi chứa chữ cái “v” ,
“ r”.
2. Kĩ năng:
– Rèn cho trẻ kĩ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
– Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, biết trả lời câu hỏi của cô và nêu ý tưởng của mình.
– Rèn khả năng quan sát , so sánh cho trẻ.
– Chơi và biết phối hợp với bạn.
docx 7 trang Thiên Hoa 29/02/2024 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương, đất nước - Chủ đề nhánh: Hà Nội - Làm quen chữ cái: Chữ cái v, r", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_que_huong_dat_nuoc_chu_de_nhan.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương, đất nước - Chủ đề nhánh: Hà Nội - Làm quen chữ cái: Chữ cái v, r

  1. CHỦ ĐỀ : QUÊ HƯƠNG- ĐẤT NƯỚC CHỦ ĐỀ NHÁNH: HÀ NỘI MÔN: LQCC CHỮ CÁI: V, R I.Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: – Hình thành cho trẻ biểu tượng về chữ cái v,r – Phát âm chính xác các chữ cái: v,r. – Trẻ tìm và phân biệt được chữ cái v,r trong từ, trong nhóm. – Trẻ nhận biết được cấu tạo của chữ cái v,r – Trẻ nhận biết được các chữ cái v,r thông qua các trò chơi. - Trẻ biết cách viết khác nhau của chữ cái “ v”, “r” (in hoa, in thường, viết thường). - Trẻ biết một số danh lam thắng cảnh của đất nước có tên gọi chứa chữ cái “v” , “ r”. 2. Kĩ năng: – Rèn cho trẻ kĩ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định. – Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, biết trả lời câu hỏi của cô và nêu ý tưởng của mình. – Rèn khả năng quan sát , so sánh cho trẻ. – Chơi và biết phối hợp với bạn. 3. Giáo dục: – Giáo dục trẻ tính cẩn thận, kỷ luật trong giờ học -Biết một số địa danh ở Hà Nội, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước II. Chuẩn bị -Máy tính có nội dung tranh chứa các từ và chữ cái v, r -Các thẻ chữ cái rời.
  2. -Hôm nay cô và các con sẽ cùng làm quen với chữ cái mới thông qua tìm hiểu một số danh lam thắng cảnh ở Hà Nội. Để biết chữ cái mới là chữ gì, cô mời các con xếp cho cô chữ U nào? - Chuyển động hình chữ U, tích hợp hát bài “ yêu Hà Nội” 2. Hoạt động 2:Làm quen chữ cái v, r a. làm quen chữ cái v - Ở Hà nội có rất nhiều di tích cũng như danh lam thắng cảnh dẹp, các con nhìn xem trên màn hình cô có di tích gì đây nào? - Cô cho xuất hiện tranh văn Miếu – Quốc Tử Giám - Các con có biết Văn Miếu được xây nên để làm gì không? ( thờ cúng) - Đúng rồi. Đây là văn Miếu Quốc Tử Giám ở thành phố Hà Nội đấy các con, nơi này thờ khổng Tử Và Quốc Tử Giám, là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt của nước viêt nam đấy. -Dưới tranh Văn Miếu Quốc Tử Giám có có từ “ Văn Miếu” các con cùng đọc với cô.( trẻ đọc 2- 3 lần) - Cô có các thẻ chữ cái rời, bạn nào lên giúp cô ghép các thẻ chữ cái rời thành từ “ Văn Miếu” giống với từ trên máy tính của cô. - Mời trẻ lên thực hiện - Các con đếm xem từ văn Miếu có bao nhiêu chữ cái ? ( 7 chữ cái) -Tuyên dương -Trong từ “văn Miếu” có các chữ cái nào các con đã được học? Mời trẻ lên lấy chữ cái đã học hoặc hỏi cả lớp (ă,n, m.i, ê, u) -Tuyên dương trẻ. - Và có một chữ cái mới trong từ “văn” đó là chữ v mà hôm nay cô và các con sẽ được làm quen. - Cho xuất hiện trên màn hình chữ v: - Cô đọc cho trẻ đọc lại. ( cô phát âm 2- 3 lần)
  3. -Đúng rồi, Tháp rùa là một tháp nhỏ được xây dựng trên một gò đất giữa lòng Hồ Hoàn Kiếm, nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội, nên nếu ai đến Hà Nội thì cũng nhìn thấy hình ảnh Thấp Rùa vô cùng dễ dàng đấy . - Dưới tranh “ tháp rùa “ cô có từ “ tháp rùa”, các con cùng đọc với cô. - Cho trẻ đọc 2- 3 lần. - Hỏi trẻ từ «Tháp rùa » có bao nhiêu chữ cái. Cho trẻ tìm chữ đã học, cô giới thiệu chữ mới « r ». - Cô đọc mẫu 3 lần. - Cô cho cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân đọc (cô chú ý sửa sai cho trẻ). *Phân tích cấu tạo chữ V : - Mời trẻ nhận xét cấu tạo chữ v gồm mấy nét, đó là nét gì ? - Cô cũng cố lại : - Chữ « r » được tạo bởi 2 nét : 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong nhỏ ở phía trên. - Cô giới thiệu các kiểu chữ r : (chữ in hoa, in thường, viết thường). Tuy 3 chữ này có kiểu viết khác nhau nhưng đều phát âm là « r ». - Cô cho cả lớp phát âm « r ». * So sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 chữ « v » , « r » : - chữ « v » và chữ « r » có điểm gì giống và khác nhau ?( mời 2- 3 trẻ nhận xét) - Cô khái quát lại cho trẻ và cho trẻ nhắc lại : + Giống nhau : cả 2 chữ đều được tạo bởi 2 nét. + Khác nhau : Chữ « v » được tạo bởi 2 nét xiên gặp nhau ở điểm dưới, còn chữ « r » được tạo bởi 1 nét sổ thẳng và 1nét cong nhỏ ở phía trên - Khác nhau về cách phát âm 3.Hoạt động 3 : Trò chơi củng cố : + Trò chơi 1 : - Các con ơi, Đài truyền hình Việt Nam có trụ sở chính ở đâu các con ? ( Hà Nội)
  4. - Khi tiếng nhạc kết thúc, 3 đội sẽ dừng lại, cô và các con cùng đếm số lượng chữ cái v, r đã tìm được. Đội nào nhiều chữ cái nhất sẽ nhận được một ngôi sao may mắn. - Cho trẻ chơi 2 lần, lần 2 cô gắn lại các chữ cái lên tổ ong - Nhận xét trẻ chơi. -Đếm số ngôi sao của 3 đội chơi. -Tuyên dương trẻ 4. Kết thúc: - Các con ơi, Thủ đo Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác đều là quê hương của nước Việt Nam, dù sinh ra và sống ở đâu thì chúng mình phải luôn nhớ về cội nguồn, học tập thật tốt ngoan ngoãn để xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ nhé - Bây giờ chúng mình hãy hát bài hát ca ngợi quê hương mình nào! -Trẻ hát bài “ quê hương tươi đẹp” -Cho trẻ nghỉ.