Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Ngày hội các thầy cô giáo - Đề tài: Đi nối bàn chân tiến lùi; Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7 - Năm học 2020-2021

Đề tài : ĐI NỐI BÀN CHÂN TIẾN LÙI
NHẬN BIẾT MỐI QUAN HỆ HƠN KÉM TRONG PHẠM VI 7
1. Mục đích:
- Trẻ biết thêm bớt và nêu được mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7.
2. Chuẩn bị:
- Lớp học rộng rãi, thoáng mát.
- Bóng, nhạc.
- Chữ số, đồ dùng đủ cho 7 nhóm như : Cô giáo, bạn gái…
3. Tiến hành:
Giáo dục thể chất
1. Hoạt động 1: Khởi động.
- Cô tập trung trẻ đi các kiểu chân( Mũi chân, gót chân, nâng cao đùi, đi khom, chạy chậm, chạy nhanh, ngồi xổm.)
2. Hoạt động 2: Trọng động.
a) Bài tập phát triển chung: Tập theo bài nhạc “ Năm con vịt”
- Động tác tay – vai: Hai tay đưa ra trước, lên cao. ( 2 lần 8 nhịp)
- Động tác bụng lườn: Hai tay đưa sang ngang, quay sang hai bên ( 2 lần 8 nhịp)
- Động tác chân: Đưa chân sang hai bên, nhón gót chân ( 4 lần 8 nhịp )
- Động tác bật “ Bật tách khép chân ( 2 lần 8 nhịp)
3. Bài tập vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu bài tập vận động cơ bản “ Đi nối bàn chân tiến- lùi”
- Cô làm mẫu.
+ Lần 1: Thực hiện không giải thích.
+ Lần 2: Kết hợp giải thích vận động: Cô đứng trước vạch, hai tay chống hông để giữ thăng bằng. Khi có hiệu lệnh cô chuyển đứng chân trước chân sau và bước đi thẳng hướng, mũi bàn chân sau sát với gót bàn chân trước. Cô tiến về phía trước, một chân bước lên trước rồi bước chân kia lên sau cho mũi bàn chân sau sát với gót của bàn chân trước, cứ thế đi thẳng. Khi lùi lại thì một chân lùi trước, sau đó bước lùi chân còn lại sau cho mũi bàn chân sau chạm gót bàn chân trước.
docx 4 trang Thiên Hoa 29/02/2024 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Ngày hội các thầy cô giáo - Đề tài: Đi nối bàn chân tiến lùi; Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nghe_nghiep_chu_de_nhanh_ngay.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Ngày hội các thầy cô giáo - Đề tài: Đi nối bàn chân tiến lùi; Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7 - Năm học 2020-2021

  1. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ 2 ngày 16/11/2020 I. Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng: ▪ Đón trẻ - trò chuyện : Trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động của trẻ và phòng bệnh theo mùa. ▪ Điểm danh: Cô gọi tên từng trẻ để kiểm tra sĩ số của lớp. ▪ Thể dục sáng: Theo hướng dẫn của cô II. Hoạt động học: Môn : Giáo dục thể chất - Làm quen với toán Đề tài : ĐI NỐI BÀN CHÂN TIẾN LÙI NHẬN BIẾT MỐI QUAN HỆ HƠN KÉM TRONG PHẠM VI 7 1. Mục đích: - Trẻ biết thêm bớt và nêu được mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7. 2. Chuẩn bị: - Lớp học rộng rãi, thoáng mát. - Bóng, nhạc. - Chữ số, đồ dùng đủ cho 7 nhóm như : Cô giáo, bạn gái 3. Tiến hành: Giáo dục thể chất 1. Hoạt động 1: Khởi động. - Cô tập trung trẻ đi các kiểu chân( Mũi chân, gót chân, nâng cao đùi, đi khom, chạy chậm, chạy nhanh, ngồi xổm.) 2. Hoạt động 2: Trọng động. a) Bài tập phát triển chung: Tập theo bài nhạc “ Năm con vịt” - Động tác tay – vai: Hai tay đưa ra trước, lên cao. ( 2 lần 8 nhịp) - Động tác bụng lườn: Hai tay đưa sang ngang, quay sang hai bên ( 2 lần 8 nhịp) - Động tác chân: Đưa chân sang hai bên, nhón gót chân ( 4 lần 8 nhịp ) - Động tác bật “ Bật tách khép chân ( 2 lần 8 nhịp) 3. Bài tập vận động cơ bản: - Cô giới thiệu bài tập vận động cơ bản “ Đi nối bàn chân tiến- lùi” - Cô làm mẫu. + Lần 1: Thực hiện không giải thích. + Lần 2: Kết hợp giải thích vận động: Cô đứng trước vạch, hai tay chống hông để giữ thăng bằng. Khi có hiệu lệnh cô chuyển đứng chân trước chân sau và bước đi thẳng hướng, mũi bàn chân sau sát với gót bàn chân trước. Cô tiến về phía trước, một chân bước lên trước rồi bước chân kia lên sau cho mũi bàn chân sau sát với gót của bàn chân trước,
  2. theo. Bây giờ con xem nhóm bạn gái còn lại là mấy ? ( 5 bạn tương ứng với số 5 ). Thế con xem nhóm cô giáo và nhóm bạn gái bây giờ như thế nào ? ( không bằng nhau ). - Nhóm nào ít hơn ? - Ít hơn là mấy ? Vậy muốn 2 nhóm bằng nhau ta phải làm gì ? + Lớp đọc : 5 thêm 2 là 7 . - Và bây giờ cũng với tiết mục múa khác, lần này tiết mục này cũng cần có ít bạn thôi, thế là những bạn này lại xin phép đi ra ngoài. Con xem lần này còn lại bao nhiêu bạn gái ? Lớp đọc 7 bớt 3 còn 4 ( 4 bạn gái ) - Thế nhóm cô giáo và bạn gái như thế nào với nhau đây? Vì sao con biết không bằng nhau ? - Nhóm cô giáo nhiều hơn là mấy ? ( nhiều hơn là 3 ) - Nhóm bạn gái ít hơn là mấy ? ( ít hơn là 3 ) - Vậy muốn 2 nhóm bằng nhau ta phải thếm mấy ? + Lớp đọc : 4 thêm 3 là 7 . + Các bạn gái của chúng ta đến đây đã chuẩn bị rất nhiều tiết mục biểu diễn văn nghệ để tặng cho các cô, và tiết mục múa tiếp theo các bạn cần có những chiếc cặp để làm dụng cụ khi mú2. Các con cùng cô xem có bao nhiêu cái cặp. ( cô và trẻ xếp 5 cái cặp ra và đếm. ) - Con xem nhóm bạn gái và nhóm cặp như thế nào với nhau? Vì sao con biết không bằng nhau ? Nhiều hơn là mấy ? Muốn bằng nhau ta phải làm gì. - Một số bạn trong đội múa lại không thích đeo cặp khi múa nữa nên đã bỏ bớt cái cặp này ra ngoài, con xem còn lại mấy cái cặp. Lớp đọc 7 bớt 1 còn 6 - Tương tự thêm, bớt 3. - Dẫn dắt để cất bớt đồ dùng và còn lại số. - Chỉ số 5 : Số nào đứng trước số 5 ( số 4,3,2,1,0) Số nào đứng liền kề trước số 5 ( số 4 ) Số nào đứng sau số 5 ( số 6,7 ) Số nào đứng liền kề sau số 5 ( số 6 ) + Đến với lễ tọa đàm ngày hôm nay các cô cũng có tổ chức rất nhiều trò chơi tặng cho lớp chúng ta, trò chơi thứ nhất : *Hoạt động 3: Bé vui chơi + Trò chơi : Thử tài bé yêu. - Cách chơi như sau các bạn hãy quan sát thật kỹ các đồ dùng học tập và chữ số bên trong vòng tròn, hãy tìm để thêm hoặc bớt để tương ứng với chữ số đã cho. - Trẻ lên chơi thêm, bớt lọ mực, bút, vở +Trò chơi : Ai giỏi hơn . - Cách chơi như sau : Phát cho mỗi đội một bức tranh có hình vẽ các đồ dùng dụng cụ học tập, nhiệm vụ của các nhóm chơi là sẽ gạch bớt hoặc dán thêm cho đủ và đúng với số bên cạnh. * Kết thúc : Cô cùng trẻ hát bài “ Cô giáo” và ra ngoài. III. Hoạt động chuyển tiếp Chơi trò: Bịt mắt bắt dê