Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Ba mẹ bé làm nghề gì - Năm học 2016-2017

I. Mục Tiêu:

  • Trẻ biết một số công việc của nghề nông: Cày bừa ruộng, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, trồng rau, trồng cây, chăn nuôi. Biết một số dụng cụ của nhà nông và biết một số sản phẩm của nghề nông
  • Rèn trẻ quan sát, ghi nhớ, nhận xét, diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động.
  • Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, yêu quý, kính trọng bố mẹ và các cô bác nông dân, quý trọng sản phẩm nghề nông, ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn.

* Lồng ghép chuyên đề: Kỹ năng sống.

II. Chuẩn bị:

  • Các slide: Hình ảnh Bác nông dân đang cày bừa ruộng, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc, gặt lúa, trồng rau, chăn nuôi, cái cày, cái cuốc,… máy cày, máy tuốt, một số hình ảnh về sản phẩm của nghề nông.
  • Máy tính, Nhạc bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”. Một giỏ quà đựng túi thóc.
  • Lô tô một số dụng cụ, sản phẩm nghề nông: Cuốc, xẻng, bừa, liềm, rau củ, con vật để chơi trò chơi. bảng cài. 
doc 25 trang Hồng Thịnh 18/02/2023 8880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Ba mẹ bé làm nghề gì - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nghe_nghiep_chu_de_nhanh_ba_me.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Ba mẹ bé làm nghề gì - Năm học 2016-2017

  1. Chủ đề: NGHỀ NGHIỆP Chủ đề nhánh : BA MẸ BÉ LÀM NGHỀ GÌ? Thực hiện 1 tuần (Từ ngày 13/3 đến ngày 17/3) Tuần/thứ Tuần 3 Thời điểm Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ, - Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện với trẻ về các nghề trong xã hội, về chú bộ đội TD sáng I. MỤC TIÊU: - Cháu biết thực hiện các vận động phát triển toàn diện theo nhạc của trường. - Trẻ tập đều đúng các động tác của BTPTC. Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ - Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi tập. II.CHUẨN BỊ: - Trống lắc. - Sân tập sạch sẽ thoáng mát - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Khởi động: - Từ 3 hàng dọc cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn chân đi bình thường đi bằng gót chân đi bình thường làm chú bộ đội 3 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động: - Động tác 1: Gà gáy + Chuẩn bị: Chụm các ngón tay lại + Thực hiện: Khi cô nói gà mổ thóc, các ngón tay đã chụm đánh nhẹ vào đầu gối và nói túc tục, túc tục - Động tác tay(2L x 4N): Từng tay đưa ra lên cao, hai tay dang ngang. + Nhịp 1: Đứng thẳng + Nhịp 2: Tay phải đưa lên cao, hạ xuống, đưa tay trái lên cao + Nhịp 3: Đưa 2 tay sang ngang + Nhịp 4: Hạ xuống xuôi theo người. - Động tác bụng( 2L x 2N ): Đứng cúi về trước, ngã người ra sau. + TTCB: Đứng thẳng, hai bàn tay để sau lưng + Nhịp 1: Cúi người về phía trước + Nhịp 2: Đứng thẳng, hai bàn tay để sau lưng + Nhịp 3: Ngẩn đầu ngả người về phía sau + Nhịp 4: Đứng thẳng 2 tay để sau lưng. - Động tác chân 1(2l x 4N ): Đứng, khuỵu gối. + TTCB: Đứng thẳng, hai bàn chân song song sát cạnh nhau, hai tay chống hông
  2. Tạo hình : Tranh cho trẻ tô màu bác sĩ, giấy,màu, hồ. Âm nhạc: Dụng cụ âm nhạc Phân vai: hoa, quả, rau đồ chơi, Xây dựng: Khối gỗ, cây kiểng, hoa, đồ chơi, băng ghế, bảng tên, vườn rau III.Tổ chức hoạt động: *Hoạt động 1: Ổn định và gây hứng thú: Chơi vận động Cô cho trẻ chơi truyền bóng 2 bên theo hàng ngang. Cô nêu luật chơi, cách chơi Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần *Hoạt động 2: Thỏa thuận trước khi chơi: - Cô giới thiêu tên các góc chơi: Hôm nay cô có các góc chơi sau: Tạo hình: Tô màu/xé/dán đồ dùng trang phục nghề khám chữa bệnh. Âm nhạc: hát các bài về chủ đề Xây dựng: xây bệnh viện Phân vai: bán hàng + Tạo hình: Tô màu tranh/cắt/dán đồ dùng, trang phục nghề chữa bệnh. - Con cầm bút bằng tay nào? Con sẽ cắt dán đồ dùng, sản phẩm của nghề nào? Con cầm kéo bằng ngón tay nào? Bôi hồ như thế nào? + Âm nhạc: Hát múa các bài hát theo chủ đề. - Con sẽ hát những bài hát nào? Vận động như thế nào? Ai sẽ là nhạc trưởng + Xây dựng: Xây bệnh viện thì con sẽ xây như thế nào? Thợ chính làm gì? Thợ phụ làm gì? + Phân vai : bán hàng - Ai sẽ là người bán hàng, người mua hàng? Người bán thì làm việc gì?, còn người mua hàng thì làm gì và nói chuyện với nhau như thế nào? + Góc văn hóa địa phương: trồng trọt - Con sẽ trồng cây gì? Chăm sóc cho cây như thế nào? - Bạn nào muốn chơi ở góc ( ) nào? - Con sẽ làm gì? - Cô hỏi trẻ cách chơi và số lượng trẻ tham gia chơi. *Hoạt động 3: Quá trình chơi: - Cô cho trẻ chơi và vào góc chơi - Cô đến từng góc để hướng dẫn trẻ cách thể hiện vai chơi - Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát chung cả lớp , kịp thời sử lý tình huống và chú ý các góc chính - Cô giúp trẻ liên kết các góc chơi , gợi ý mở rộng nội dung chơi cho trẻ *Hoạt động 4: Nhận xét sau khi chơi : - Cô đến từng góc chơi nhận xét các nhóm chơi, nhắc trẻ cất dọn đồ chơi - Cùng tập trung lại góc chơi nào tạo ra nhiều sản phẩm đẹp để nhận xét
  3. 1 Hoạt động1 - Cô cho cháu đọc bài thơ “Hạt gạo làng ta” ổn định- - Các cháu vừa đọc bài thơ nói về điều gì? GTB - Vậy để có hạt gạo cho chúng ta ăn thì phải nhờ đến bàn tay cày cấy của ai? - Các bác nông dân ngoài trồng lúa thì còn trồng thêm những loại cây gì nữa nhỉ? - Các cháu ạ để có những hạt lúa, gạo, các loại lương thực cho con người và động vật thì cần đến bàn tay của các bác nông dân làm việc rất vất vả vì vậy chúng ta phải yêu mến kính trọng và biết giữ gìn tiết kiệm các sản phẩm mà người lao động đã làm ra. - Ngoài ra trong xã hội còn có rất nhiều nghành nghề khác nhau. Dù là làm nghề gì thì tất cả các nghề đó đều được trân trọng và đáng quý đúng không nào. - Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về nghề nông và dụng cụ của nghề nông nhé. 2 Hoạt động2 * Trò chuyện về nghề nông quan sát- - Cô treo tranh cho trẻ quan sát, các cô bác nông dân đang làm gì đàm thoại đây? - Đây chính là các cô bác nông dân đấy các con. Vậy đây là nghề gì?cho trẻ đọc Nghề nông 2-3 lần. - Các cô bác nông dân đang gặt lúa ở đâu? - Để có thóc đầu tiên bác nông dân phải làm gì? - Cô có hình ảnh về ai đây? - Bác nông dân đang làm gì? - Bác cày, bừa ruộng bằng gì? - Bác nông dân cày bừa ruộng để làm gì? - Sau khi làm xong đất bác nông dân làm gì tiếp theo? - Để có cánh đồng lúa chín vàng bác nông dân phải làm gì? => Để có được hạt thóc các bác nông dân phải làm rất nhiều công việc vất vả như: Cày, bừa làm đất, gieo mạ, cấy lúa, bón phân, phun thuốc sâu để cây lúa lớn nhanh. - Khi lúa chín vàng bác nông dân phải làm gì? - Bác dùng gì để gặt lúa? => Khi lúa chín các bác nông dân ra đồng gặt lúa, tuốt lúa đem về phơi khô để say sát thành gạo cho chúng ta ăn hàng ngày. - Chúng mình cùng tập làm các bác nông dân gặt lúa nào. - Chúng mình vừa gặt lúa giống bác nông dân rất là giỏi. Vậy ngoài trồng lúa bác nông dân còn làm công việc gì? - Cô có hình ảnh gì đây? - Bác nông dân đang làm gì? - Bác nông dân cuốc đất để làm gì? => Ngoài trồng lúa bác nông dân còn cuốc đất để trồng rau, trồng
  4. - Đếm kiểm tra kết quả của mỗi đội, cô động viên khen ngợi trẻ. - Cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng * Trò chơi: Cái gì biến mất - Cách chơi: Cô cho trẻ xem tất cả các dụng cụ của nghề nông và gọi tên từng loại dụng cụ, sau đó yêu cầu trẻ bịt mắt lại cô dấu đi 1 thứ dụng cụ và yêu cầu trẻ nói đúng tên dụng cụ đó. Nếu sai bị phạt làm con lăng quăng - Luật chơi: Cháu phải bịt mắt lại và nói đúng tên dụng cụ - Cho cháu chơi vài lần HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Trò chơi: Chuyền bóng qua đầu qua chân - Trò chơi : Đoán xem ai vào - Chơi tự do I. Mục Tiêu: - Cháu biết chơi trò chơi đúng luật. - Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn và khả năng phân tích, khéo léo qua trò chơi. Luyện khả năng tạo nhóm theo dấu hiệu cho truớc. - Cháu ra sân có nề nếp, biết chơi đoàn kết, có kỷ luật. II. Chuẩn Bị: - Một số từ khái quát gần gũi, 2 đến 3 quả bóng - Đồ chơi ngoài trời để trẻ chơi tự do III. Tổ chức hoạt động -Hoạt động1. Trò chuyện với trẻ về chủ đề nghề nghiệp - Cô cho cháu ngầi thành vòng tròn - Lớn lên con thích được làm nghề gì? - Muốn làm được thì con cần phải chăm chỉ học giỏi, nghe lời cha mẹ và cô giáo, ngoài ra con phải có sức khỏe tốt để học ngoan học giỏi thì thường xuyên luyện tập TDTT và ăn uống đầy đủ ,và thường xuyên tắm rữa giử gìn thân thể sạch sẽ. - Hôm nay cô cho các con chơi các trò chơi sau: Hoạt động 2: Trò chơi “Chuyền bóng qua đầu – qua chân” Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm, xếp hàng dọc. Trẻ đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay, chuyền qua đầu cho trẻ đứng phía sau; trẻ đứng sau nhận bóng bằng 2 tay và chuyền qua đầu tiếp ra sau. thực hiện đến trẻ cuối hàng. Sau đó trẻ cuối hàng cầm bóng chạy lên đầu hàng và thực hiện tiếp chuyền qua chân như ban đầu. Luật chơi: Không chuyền cách quãng, không làm rơi bóng và phải chuyền đúng qui định. - Cô mời một trẻ nhắc lại cách chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi: 2 lần - Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ. Trò chơi: Đoán xem ai vào - Cô nhắc lại cách chơi,
  5. - Giáo dục trẻ ham thích vận động để rèn luyện cơ thể. Trẻ mạnh dạn và tự tin trong vận động. * Lồng ghép chuyên đề: Phát triển vận động, kỹ năng sống II. Chuẩn bị - Sàn sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ - Vạch chuẩn cho trẻ bật III. Tổ chức hoạt động tt Cấu Trúc Hoạt động cô và trẻ 1 Hoạt động1 - Cho tập hợp thành 3 hàng dọc đọc bài thơ: Các cô thợ Khởi động - Cho trẻ di chuyển theo vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn chân đi bình thường đi bằng gót chân đi bình thường làm chú bộ đội - Cho cháu chuyển đội hình 4 hàng ngang dãn cách đều 2 Hoạt động2 * Bài tập phát triển chung, nhấn mạnh động tác chân Trọng động + Động tác tay( 2l x 4 N): Đánh xoay tròn hai cánh tay. - Động tác bụng( 21x 4N ): Đứng đưa hai tay quay người sang bên. - Động tác chân 1(3 x 4N ): Khuỵu gối. - Động tác bật 1( 31 x 4N ): Bật tách khép chân. - Các con ơi muốn cho cơ thể được khỏe mạnh ngoài ăn những thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng thì các con phải thường xuyên luyện tập thể dục để cơ thể của chúng ta được khỏe mạnh nha! * VĐCB: * Vận động cơ bản: Bật về trước - Cho trẻ đứng theo đội hình hai hàng ngang, đối diện nhau khoảng 3-3,5 m - Hôm nay cô sẽ cho các con thực hiện lại vận động: Bật về trước (cháu nhắc lại) * Cô mời trẻ xem cô làm mẫu. - Để thức hiện đúng các con chú ý xem cô thực hiện nhé: - Lần 1: Cô làm mẫu toàn vận động không giải thích - Lần 2: Kết hợp với giải thích + TTCB: cô đứng trước vạch chuẩn, hai tay chống hông, gối hơi khuỵu. + Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ nhún chân lấy đà và bật nhảy về trước đến vạch chuẩn cô đã chuẩn bị Khi bật chạm đất nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân rồi đến cả bàn chân”. - Mời cháu khá lên trườn lại 1, 2 lần cho lớp xem - Cô xem và sửa sai * Trẻ thực hiện : Cho lần lượt mỗi lần 2, 4 trẻ thực hiện. - Cô cho trẻ luyện tập - Cô bao quát, chú ý sửa sai tuyên dương trẻ kịp thời -Tổ chức cho trẻ luyện tập: chia trẻ thành 2 nhóm, bật liên tục về trước, sau đó quay lưng bật trở về vạch mức xuất phát
  6. - Thế các cháu có yêu mến bác sỹ và cô y tá không? Có ạ. - Yêu mến các bác sỹ thì các cháu phải làm gì? - Chăm ngoan, học giỏi, vâng lời cô giáo và bố mẹ, yêu thương đoàn kết giúp đỡ bạn.Và nghe lời bác sỹ, cô y tá khi đi khám bệnh - Các cháu ạ mỗi chúng ta sau này lớn lên ai cũng phải tìm cho mình một nghề nghiệp mà mình yêu thích.Thế các cháu thích làm nghề gì? (cháu trả lời) - Đúng rồi trong xã hội có rất nhiều nghề và trong các nghề thì đều có dụng cụ của nghề đó. Dù là làm nghề gì thì tất cả các nghề đó đều được trân trọng và đáng quý đúng không nào. * Hoạt động 2: Trò chơi dân gian Lộn cầu vồng *Cách chơi: Cho từng cặp trẻ quay mặt vào nhau và cầm tay. Sau đó khi nghe hiệu lệnh thì hai bạn đưa tay qua lại và đọc động dao: “Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Có cô mười bẩy Có chị mười ba Hai chị em ta Cùng lộn cầu vồng.” - Luật chơi: Khi đọc hết câu cuối cùng hai trẻ phải lộn người xoay ra bên ngoài. Ai không lộn được thì phải nhảy lò cò. - Cho cháu chơi 2 lần - Cô bao quát - Đầc thơ: Làm nghầ như bầ * Hoạt động 3: Chơi tự do. - Bây giờ cô sẽ cho các cháu cùng chơi với các đồ chơi đó nhé tuy nhiên khi chơi các cháu không được xô đẩy bạn kẻo bị ngã nhé. - Cô cho cháu chơi với các đồ chơi ngoài trời cô bao quát lớp Hết giờ cô tập trung trẻ lại vệ sinh, xếp hàng, điểm danh rồi vào lớp HOẠT ĐỘNG GÓC - Tạo hình: Tô màu/xé/dán đồ dùng trang phục nghề bác sĩ. - Âm nhạc: hát các bài về chủ đề - Xây dựng: xây bệnh viện - Phân vai: bán hàng * Vệ sinh – ăn – ngủ * Hoạt động chiều CHỦ ĐỀ : NGHỀ NGHIỆP Nhánh 3:Ba mẹ bé làm nghề gì Lĩnh vực: PTNN (VH) HĐH THƠ “ LÀM NGHỀ NHƯ BỐ” Thời gian thực hiện 20-25 phút Thực hiện lần đầu