Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh 3: Phương tiện giao thông đường sắt

I.Mục tiêu:
- Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ. Trẻ tập đều đúng các động tác của bài tập phát triển chung.
- Trẻ biết tập theo cô từng động tác, hình thành thói quen luyện tập thể dục cho trẻ.
- Trẻ có ý thức xiêng năng tập thể dục để cơ thể được khỏe mạnh, thông minh.
II.Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ thoáng mát
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Cho cháu tập với bài hát đi các kiểu chân, kết hợp với chạy chậm và chạy nhanh dần tập với nhạc
- Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang thực hiện
* Hoạt động 2: Trọng động:
- Động tác hô hấp( thổi bóng bay, không nhạc )
- Động tác tay( 2 L x 2N): Tay giơ lên cao, hạ xuống.
+ Nhịp 1, 2: 2 cánh tay giơ lên cao, lồng bàn tay hướng vào nhau.
+ Nhịp 2: Hạ 2 tay gập lên vai.
+ Lần 1, 2: thực hiện như lần1
- Động tác bụng( 2L x 2N ): Đứng đưa hai tay lên cao.
+Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao
+ Nhịp 2: cúi gập người 2 tay chậm chân
+ Lần 2: thực hiện như lần1
- Động tác chân 1(2L x 2N ): Khuỵu gối.
+ Nhịp 1: Ngồi khuỵu gối
+ Nhịp 2: Đứng thẳng lên.
+ Lần 2: thực hiện như lần 1.
doc 23 trang Thiên Hoa 19/02/2024 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh 3: Phương tiện giao thông đường sắt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_giao_thong_chu_de_nhanh_3_phuo.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh 3: Phương tiện giao thông đường sắt

  1. - 1 - CHỦ ĐỀ GIAO THÔNG KẾ HOẠCH TUẦN 3 : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT Từ 3/10/2016 đến 7/10/2016 Tuần/thứ Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thời điểm 3/10/2016 4/10/2016 5/10/2016 6/10/2016 7/10/2016 SÁNG - Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân - Đàm thoại, trò chuyện, thảo luận về các loại phương tiện giao thông đường bộ - Cho trẻ thực hiện nhiệm vụ trực nhật ở góc thiên nhiên. - Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, xem tranh truyện liên quan đến chủ đề. - Điểm danh. I.Mục tiêu: - Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ. Trẻ tập đều đúng các động tác của bài tập phát triển chung. - Trẻ biết tập theo cô từng động tác, hình thành thói quen luyện tập thể dục cho TDS trẻ. - Trẻ có ý thức xiêng năng tập thể dục để cơ thể được khỏe mạnh, thông minh. II.Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ thoáng mát - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Khởi động: - Cho cháu tập với bài hát đi các kiểu chân, kết hợp với chạy chậm và chạy nhanh dần tập với nhạc - Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang thực hiện * Hoạt động 2: Trọng động: - Động tác hô hấp( thổi bóng bay, không nhạc ) - Động tác tay( 2 L x 2N): Tay giơ lên cao, hạ xuống. + Nhịp 1, 2: 2 cánh tay giơ lên cao, lồng bàn tay hướng vào nhau. + Nhịp 2: Hạ 2 tay gập lên vai. + Lần 1, 2: thực hiện như lần1 - Động tác bụng( 2L x 2N ): Đứng đưa hai tay lên cao. +Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao + Nhịp 2: cúi gập người 2 tay chậm chân + Lần 2: thực hiện như lần1 - Động tác chân 1(2L x 2N ): Khuỵu gối. + Nhịp 1: Ngồi khuỵu gối + Nhịp 2: Đứng thẳng lên. + Lần 2: thực hiện như lần 1. - Động tác bật 1( 2L x 2N ): Bật tách khép chân. + Nhịp 1: bật tách chân, kết hợp đưa 2 tay dang ngang + Nhịp 2: Bật khép chân tay dọc thân + Lần 2: thực hiện như lần 1.
  2. - 3 - - Bài hát nói về điều gì ? - Lên tàu hỏa mà không cần phải làm gì? - Không cần mua vé vẫn lên tàu được. Nhưng, hôm nay cô cho các con chơi bán vé tàu và có vé thì mới được lên tàu hỏa nhé. - Vậy bạn nào kể cho cô cho cô nghe hôm nay chủ đề giao thông mình có những góc chơi gì nào?(góc xây dựng, góc phân vai, góc nghệ thuật, góc sách) Hoạt động 2: Thỏa thuận trước khi chơi - Các con xem hôm nay cô chuẩn bị cho các con những góc chơi nào nè? *Góc xây dựng: Xây nhà ga - Muốn xây dựng được ta cần những ai? - Công việc của mỗi người làm gì? - Khi xây sẽ xây gì trước, xây gì sau? - Khi xây xong các bạn trang trí gì? *Góc bán hàng: Cửa hàng bán thức uống - Người bán phải làm gì khi có khách đến? - Còn người mua muốn mua hàng phải làm gì? - Khi mua hàng xong phải làm gì và nói gì? *Góc phân vai: Bán vé tàu hỏa - Ở góc này cần những ai? - Công việc của mỗi người như thế nào? - Khi đi học, đi chơi thì các con đi bằng gì? - Khi ngồi trên xe thì phải như thế nào? - Giáo dục cháu khi tham gia các PTGT con phải nhắc nhở người thân chấp hành tốt luật giao thông nhé các con. *Góc âm nhạc: Hát về chủ đề - Cô có chuẩn bị rất nhiều dụng cụ âm nhạc để các bạn biểu diễn những bài hát về chủ đề giao thông. - MC làm công việc gì? - Khi lên biểu diễn ca sĩ sẽ làm sao? - Còn khán giả thì làm gì? * Góc nghệ thuật: con sẽ vẽ, tô tàu hỏa - Các bộ phận của tàu hỏa như thế nào?gồm có gì? - Vẽ bằng nét gì? - Con cầm bút vẽ, tô màu như thế nào? - Con sẽ tô màu gì? Ngồi tô như thế nào? * Hoạt động 3: Quá Trình chơi - Cô cho trẻ chọn góc chơi và phân công vai chơi cho nhau. - Cô hướng dẫn trẻ vào góc chơi. - Cô quan sát tạo tình huống cho trẻ chơi hứng thú. - Cô gợi ý cho trẻ liên kết các góc chơi. Hoạt động 4: Kết thúc - Cô tập trung trẻ tham quan các góc chơi.
  3. - 5 - - Vì sao con lại chọn phương tiện đó? - Có rất nhiều phương tiện nhưng hôm nay cô muốn cho các bạn lớp mình đi du lịch bằng tàu hỏa. Thế chúng mình phải đón tàu ở đâu đây? (Ở nhà ga) Cô và trẻ cùng hát "đoàn tàu nhỏ xíu". 2 Hoạt - Khám phá nhà ga động 2: - Tới nơi rồi Quan sát và - Cô cùng trẻ đứng xung quanh mô hình nhà ga (nhà ga có tàu hỏa, đàm thoại đường ray). - Các con thử nhìn xem, các con thấy gì vậy? Thế các con nhìn vào đâu mà biết ngay đó là tàu hỏa? (Có đầu tàu và nhiều toa tàu). - Đầu tàu để làm gì vậy? (Để người lái tàu ngồi và điều khiển đoàn tàu). - Chúng mình cùng đếm số toa tàu của đoàn tàu nhé, cô cho trẻ dếm theo cô số toa tàu. - À! Đã có đầu tàu, toa tàu rồi nhưng sao con tàu này vẫn đứng im chẳng chịu chạy gì hết vậy? Còn thiếu gì nữa? - Bây giờ, cô không thích cho tàu hỏa chạy trên đường ray nữa, cô cho nó chạy trên đường thử xem nha! Theo các con thì liệu tàu hỏa có chạy được trên đường không? - Cô cho tàu chạy trên đường - không chạy được. - Sao tàu hỏa lại không chạy được trên đường nhỉ? (Vì tàu hỏa phải chạy trên đường ray). - Vì tàu lửa có nhiều toa, nhiều bánh chở được rất nhiều hàng, nhiều người nên khi chạy nó phải chạy trên đường sắt - đường ray và chỉ có trên con đường đó nó mới chạy được. - Bây giờ, các con thử quan sát xem cô nói có đúng không nhé! (cho trẻ quan sát tàu chạy). - Khi tàu chạy kêu như thế nào? Còi tàu kêu thế nào? - Bạn nào có thể bắt chước tiếng còi tàu xem nào? - Cô làm phát thanh viên: "Đã đến giờ tàu chuyển bánh, đề nghị quý khách mau chóng lên tàu, để đoàn tàu chuyển bánh được an toàn). 3 Hoạt *Trò chơi: Lên tàu động 3: - Các con ơi! Tàu sắp chạy rồi, trước khi lên tàu mình phải có gì
  4. - 7 - - Khi đi cho trẻ đọc các bài : “khuyên bạn”. 2. Hoạt động 2: Trò chơi “Đoàn tàu hỏa” - Cô nói cách chơi luật chơi ( sách TT trò chơi, bài hát, thơ ca, câu đố 3-4 tuổi trang 52) - Cho cháu chơi 3-4 lần 3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động: Tàu hỏa. - Cô nói cách chơi luật chơi ( sách TT trò chơi, bài hát, thơ ca, câu đố 3-4 tuổi trang 53) - Cô cho cả lớp chơi vài lần - Cô bao quát trẻ sau mỗi lần chơi và nhận xét 4. Hoạt động 4: chơi tự do - Cô theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ. - Gần hết giờ cô tập trung trẻ lại cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng rồi điểm lại sĩ số rồi đi về lớp HOẠT ĐỘNG GÓC : - Góc xây dựng : Xây nhà ga - Góc bán hàng: Bán thức uống - Góc phân vai: Cửa hàng bán vé - Góc âm nhạc: Hát bài hát về chủ đề giao thông - Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu các PTGT - Vệ sinh - Ăn - Ngủ HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Tập một số động tác sau khi ngủ dậy. - Rèn kỹ năng tô màu tranh * Ổn đinh: cho cháu hát “ mời bạn lên tàu hỏa” - Giáo dục cháu lên tàu phải ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch và xả rác trên tàu và dưới đường, đợi tàu dừng hẵn rồi mới bước xuống, không ném đất đá vào tàu xe đang chạy, không được chơi đùa gần đường ga, đường bộ - Cô giới thiệu tranh tàu hỏa - Hôm nay cô cho các con tô màu tàu hỏa nhé - Con sẽ tô màu gì? Tô như thế nào co tàu hỏa - Cho trẻ nhắc lại kỹ năng cầm bút ngồi tô. - Cho trẻ tô - Nhắc nhỡ trẻ không tô chờm ra ngoài - Nhận xét sản phẩm ➢ Giáo dục lễ giáo – ATGT – Trả trẻ . Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2016 HỌP MẶT ĐÓN TRẺ • Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi. • Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề giao thông. • Thể dục sáng • Điểm danh.
  5. - 9 - - Hôm nay cô sẽ cho các con thực hiện vận động “ trườn theo hướng dích dắc” để đi đúng kỹ thuật các con chú ý xem cô làm mẫu nhé! Cô làm mẫu: Lần 1: Cô làm mẫu không phân tích Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác: - TTCB: Cô nằm trước vạch chuẩn của con đường dích dắc hai tay chống xuống sàn. - Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh của cô, con bắt đầu trườn theo đường dích dắc, 3-4 vật dích dắc. Khi trườn con phối hợp tay nọ chân kia và con chú ý quan sát phía trước không chạm vào vật dích dắc. Xong rồi con đứng lên đi nhẹ nhàng vòng về cuối hàng để bạn lên thực hiện. * Trẻ thực hiện: - Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu - Cô nhận xét và phân tích, sửa sai kĩ năng động tác cho trẻ. - Cho trẻ thực hiện lần lượt. Mỗi lần 1 cháu thực hiện - Cô theo dõi trẻ thực hiện vận động, chú ý sửa sai cho trẻ. - Nhắc trẻ không chạm vào vật dích dắc - Cô nhận xét, khen ngợi, động viên trẻ. * TCVĐ: Trò chơi: “cảnh sát”. (trẻ nhắc lại) - Cách chơi: Cô làm cảnh sát giao thông, chia trẻ thành 3 nhóm đèn ( xanh, đỏ, vàng) đứng ở 3 góc khác nhau, cho trẻ đi tự do trong lớp, khi thấy cô đưa tay khoanh tròn trước ngực thì các cháu của từng nhóm xếp thành vòng tròn, nếu thấy cô đưa tay ngang thì các cháu của từng nhóm xếp thành hàng ngang, nếu cô giơ tay lên cao thì các cháu của từng nhóm xếp thành hàng dọc. - Luật chơi: nhóm nào xếp chậm hoặc xếp không đúng thì bị phạt. -Cho trẻ chơi 1 vài lần. (trẻ chơi) -Cô quan sát nhận xét. -Các con vừa chơi gì? - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét 3 Hoạt động 3 -Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 phút. giúp cơ thể trở về trạng thái Hồi tĩnh bình thường. • HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Trò chuyện về PTGT đường sắt . - Chơi vận động : Chim sẻ và ô tô. - Chơi tự do I/ MỤC TIÊU : - Trẻ biết tác dụng, nơi hoạt động tàu hỏa, biết 1 số qui định khi gặp các biển chỉ dẫn trên đường, biết cách chơi và luật chơi “Ô tô và chim sẻ”
  6. - 11 - CHIẾC ĐẦU MÁY XE LỬA TỐT BỤNG Thời gian thực hiện: 20-25 phút Thực hiện lần đầu I. Mục Tiêu: - Trẻ biết tên truyện “chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng”, kể được các nhân vật trong truyện. Trẻ hiểu nội dung câu chuyện. - Trẻ biết trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu, đúng nội dung câu truyện. - Trẻ hào hứng tham gia hoạt động học. Giáo dục trẻ biết giúp đỡ những người xung quanh khi họ đang gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ. * Lồng ghép chuyên đề ATGT II. Chuẩn bị: - Hình ảnh minh hoa câu chuyện, máy tính - tranh lô tô : búp bê, gấu bông, bánh kẹo, hươu cao cổ, và đầu xe lửa , hồ, khăn. III. Tổ chức hoạt động: TT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CÔ VÀ TRẺ 1 Hoạt động 1: -Cô cho cháu hát: “Đi xe lửa”. Ổn định và - Các con vừa hát bài gì? gây hứng thú: - Xe lửa chở mọi người đi đâu vậy? -Ngoài chở người, xe lửa còn chở gì nữa không nào? Các con Có biết câu chuyện nào kể về chiếc xe lửa không? Hôm nay cô sẽ kể cho c/c nghe một câu chuyện về chiếc xe lửa có tên là “ Chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng, các con hãy chú ý nghe xem chiếc xe lửa này có đặc điểm gì nữa nhé. 2 Hoạt động 2: - Cô giới thiệu về câu chuyện. Truyền thụ tác - Cô kể diễn cảm lần 1: kết hợp điệu bộ cử chỉ. phẩm: - Giảng nội dung: Câu chuyện kể về 1 chiếc xe lửa chở đồ chơi, bánh kẹo đi tặng cho các bạn nhỏ thì xe bị hư rồi có nhiều chiếc xe lửa khác đi qua nhưng không giúp đỡ cho xe bạn, và cuối cùng có bạn xe lửa màu xanh kéo xe bạn xe hư qua núi. - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Cô kể lần 2 : Kết hợp minh hoạ. Kết hợp xem trên máy tính. - Chiếc đầu máy xe lửa chở những đồ dùng gì ?Cho ai?  Đàm thoại, giảng nội dung, từ khó, trích dẫn giúp trẻ hiểu tác phẩm: *“Từ đầu kem và đủ loại bánh kẹo” -> Nói về chiếc đầu máy xe lửa chở 4 toa tàu chở đồ chơi và bánh kẹo cho các em nhỏ. - Chiếc đầu máy xe lửa chở theo bao nhiêu toa tàu? - Xe lửa là PTGT đường nào?