Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh 2: Một số con vật sống dưới nước - Năm học 2016-2017

I/ MỤC TIÊU:

- Trẻ gọi đúng tên, phân biệt được 1 số con vật sống dưới nước

- Quan sát, so sánh, phân nhóm những con vật sống dưới nước, chú ý và ghi nhớ có chủ định

- Biết lợi ích của các con vật sống dưới nước. Biết yêu quí, bảo vệ các con vật sống dưới nước.

* Lồng ghép chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống, khám phá khoa học

II/ CHUẨN BỊ :                                                            

- Tranh ảnh một số con vật sống dưới nước

- Tích hợp: Văn học; Âm nhạc

doc 27 trang Hồng Thịnh 18/02/2023 10740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh 2: Một số con vật sống dưới nước - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_dong_vat_chu_de_nhanh_2_mot_so.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh 2: Một số con vật sống dưới nước - Năm học 2016-2017

  1. Chủ đề: ĐỘNG VẬT NHÁNH 2: MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC Thực hiện 1 tuần (Từ ngày 19/12 đến 23/12/2016) Tuần/thứ Tuần 2 Thời điểm Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu 19/12/2016 20/12/2016 21/12/2016 22/12/2016 23/12/2016 Đón trẻ, - Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân. TDS,ĐD - Trò chuyện về các con vật dưới nước. - Thể dục sáng: - Điểm danh TD sáng I. MỤC TIÊU: - Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ -Trẻ tập đều đúng các động tác của BTPTC -Hình thành thói quen luyện tập thể dục cho trẻ. Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi tập. II. CHUẨN BỊ: - Sân tập sạch sẽ thoáng mát - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái III. TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Khởi động: - Từ 3 hàng dọc cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn chân đi bình thường đi bằng gót chân đi bình thường đi chậm đi nhanh chạy chậm chạy nhanh * Hoạt động 2: Trọng động: Động tác hô hấp( gà gáy) - Động tác tay( 2 lx 2 n): Đánh xoay tròn hai cánh tay, giơ lên hạ xuống + Nhịp 1, 2: 2 cánh tay xoay tròn vào nhau. + Nhịp 3: Giơ 2 tay lên cao. + Nhịp 1: Hạ 2 tay xuống. + Lần 2: thực hiện như lần1 - Động tác bụng( 2 l x 2 n): Đứng quay người sang bên. + Nhịp 1: Quay người sang phải. + Nhịp 2: Đứng thẳng. + Nhịp 1: Quay người sang trái. + Nhịp 2: Đứng thẳng. + Lần 2: thực hiện như lần1 - Động tác chân 1( 2l x 2n ): Đứng, Khuỵu gối. + Nhịp 1: Nhún xuống, đầu gối hơi khuỵu. + Nhịp 2: Đứng thẳng lên. + Lần 2: thực hiện như lần 1.
  2. sáp III.Tổ chức hoạt động: .Hoạt động 1: Ổn định và gây hứng thú: - Cô cho trẻ chơi: BỊT MẮT BẮT DÊ - Cho cháu chơi 1, 2 lần .Hoạt động 2: Thỏa thuận trước khi chơi: Cô giới thiêu tên các góc chơi: Hôm nay cô có các góc chơi sau: - Phân vai: phòng khám của bác sĩ thú y - Xây dựng: Xây hồ cá - Tạo hình :tô màu các con vật dưới nước - Âm nhạc: hát múa các bài hát trong chủ đề - Thỏa thuận: Gợi ý chủ đề chơi cho trẻ Trẻ tự nhận nhóm chơi cho mình, các góc sẽ chơi, đồ dùng cần có + Âm nhạc: Hát múa các bài hát theo chủ đề. - Con sẽ hát những bài hát nào? Vận động như thế nào? Ai sẽ là nhạc trưởng + Xây dựng: Xây hồ cá xây như thế nào? Thợ chính làm gì? Thợ phụ làm gì? + Góc tạo hình: Con cầm bút bằng tay nào, con tô con cá, cua, màu gì? Tư thế ngồi như thế nào? + Phân vai : Phòng khám bác sĩ - Tại sao cháu thích đóng vai bác sĩ - Bác sĩ thường công việc gì? - Nói chuyện với bệnh nhân như thế nào? Thái độ với các con vật ra sao? - Bạn nào muốn chơi ở góc ( ) nào? - Con sẽ làm gì? - Cô hỏi trẻ cách chơi và số lượng trẻ tham gia chơi. - Hôm nay các con đã dự định chơi ở những góc chơi nào ? - Khi chơi các con phải thế nào ? - Đan giỏ con đan như thế nào? Đan màu gì? .Hoạt động 3: Quá trình chơi : - Cô cho trẻ về góc chơi , nếu trẻ nào chưa thoả thuận - được vai chơi thì cô giúp trẻ thoả thuận - Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát chung cả lớp , kịp thời sử lý tình huống và chú các góc chính - Cô giúp trẻ liên kết các góc chơi , gợi ý mở rộng nội dung chơi cho trẻ - Gợi ý cho trẻ thay đổi vai chơi. .Hoạt động 4: Nhận xét sau khi chơi: - Cô đến các góc chơi để nhận xét
  3. - Tranh ảnh một số con vật sống dưới nước - Tích hợp: Văn học; Âm nhạc III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CÔ VÀ TRẺ 1 Hoạt động 1: - Cô cùng cháu hát và vận động bài hát “Cá vàng bơi” Ổn định – - Các con vừa hát bài hát nói về con vật gì ? gây hứng - Cá vàng là con vật sống ở đâu? thú - Ngoài cá vàng ra các con còn biết những loài cá nào khác ? - À, động vật sống dưới nước thì rất nhiều và phong phú nữa. Hôm nay cô cháu mình cùng nhau khám phá xem dưới nước có những con vật gì sinh sống nhe! 2 Hoạt động 2: Trò chuyện về một số con vật sống dưới nước Trò chuyện - Cho trẻ xem con cá chép. về một số - Cá chép có những bộ phận nào? con vật sống - Đúng rồi cá chép có 3 phần : đầu, mình, đuôi. dưới nước - Vậy các con xem đầu cá có gì? - Mình cá có gì? - À, đúng rồi đầu cá thì có mắt, có mang, có miệng, còn mình cá thì có vây , có vẩy đó các con. - Cô đố các con cá thở bằng gì nè? - Thế cá bơi được là nhờ gì ? - À, cá chép thì thở bằng mang, cá bơi được là nhờ vây, đuôi đó các con. - Vậy cá chép sống ở đâu? - Cá chép ăn gì? - Người ta nuôi cá chép để làm gì ? - Các con biết những món ăn nào được chế biến từ cá chép kể cho cô và các bạn cùng nghe đi. - Đúng rồi, cá chép được chế biến rất nhiều các món ăn ngon đó các con, trong thịt cá có nhiều chất béo và chất đạm tốt cho sức khỏe. Vì vậy nếu trong bữa ăn mà có cá các con nhớ ăn nhiều nhe! - Muốn có nhiều cá chép to để chế biến món ăn thì ta phải làm gì ? - Muốn có được nhiều cá để chế biến thức ăn ngon thì chúng ta phải chăm sóc, cho cá ăn, bảo vệ nguồn nước sạch, không đánh bắt cá con. - Ngoài cá chép ra các con còn biết những loại cá nào nữa? - Cho trẻ xem một số hình ảnh của một số loại cá: như cá trê, cá lóc, cá rô, cá phi.
  4. - À, tôm, cua sống ở môi trường nước ngọt đó các con. - Các con ơi! Ngoài cá chép, tôm, cua ra các con còn biết những con vật nào sống dưới nước nữa? - Bây giờ cô sẽ cho các con xem một số hình ảnh của các con vật sống dưới nước nhé! - Con ốc, con rùa, con ếch - Bây giờ các con hãy làm các chú cá bơi nhanh về chỗ nhé! * So sánh: Cá chép và cá rô - Con cá và con tôm giống nhau ở điểm nào ? + Đều sống ở dưới nước, đều biết bơi, có các bộ phận giống nhau, chế biến được nhiều món ăn - Khác nhau ? + Cá chép không có vây lưng nhọn như cá rô, Chúng ta vừa tìm hiểu về gì vậy con? Giáo dục: Các con ơi! Tất cả những con vật sống dưới nước, đều gọi chung là động vật sống dưới nước . Các động vật này đều có ích cho con người, có chứa nhiều chất đạm cung cấp cho cơ thể con người đó các con. nếu không có nước hoặc nước bị ô nhiễm sẽ làm cho các con vật không thể sống được. Vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ các con vật, bảo vệ môi trường sống cho chúng bằng cách không xả rác xuống ao, hồ, sông như vậy chính là phải bảo vệ nguồn nước sạch đó các con. Để các con biết thêm về thế giới đại dương. Cô sẽ cho các con xem một số con vật sống trong lòng đại dương nhé! - Cô cho cháu xem 1 clip về động vật dưới đại dương. 3 Hoạt động 3: Trò chơi củng cố “Thử tài đoán vật” Trò chơi - Cách chơi: Trên đây cô có 2 cái túi đựng các con vật sống củng cố dưới nước. Chia lớp ra 2 đội, mỗi đội cử 1 bạn lên thò tay vào túi miêu tả đặc điểm, hình dạng của con vật mình sờ cho đồng đội đoán, bạn đoán xong thì mang con vật đó ra xem đúng hay sai. Nếu đúng thì đặt con vật đó vào rổ, còn sai thì bỏ lại trong túi - Cho trẻ chơi 2 lần. Cô kiểm tra, nhận xét. Trò chơi: tô màu động vật sống dưới nước. - Cô phát cho cháu 1 tranh có nhiều động vật yêu cầu trẻ tô màu những con vật sống dưới nước. - Cô nhắc trẻ cách cầm bút, tô màu không chờm ra ngoài. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Trò chơi : Thả đỉa ba ba - Trò chơi: Con gì kêu
  5. - Âm nhạc: hát múa các bài hát trong chủ đề - Vệ sinh – ăn – ngủ HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Tập một số động tác sau khi ngủ dậy. - Làm quen bài thơ “Rong và Cá” - Cho cháu hát “cá vàng bơi” - Hôm nay cô sẽ cho các con làm quan 1 bài thơ mới có tên là rong và cá - Cho trẻ nhắc lại - Cô hát 2,3 lần cho trẻ đọc theo - Mời lớp, tổ, nhóm hát. NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY – TRẢ TRẺ HOẠT ĐỘNG NGÀY thứ ba, 20/12/2016 ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG –ĐIỂM DANH CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT NHÁNH 2: MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC Lĩnh vực: PTTC (TD) HĐH: TRƯỜN VỀ PHÍA TRƯỚC Thời gian thực hiện: 20-25 phút Thực hiện lần 1 I . MỤC TIÊU: - Trẻ biết trườn về trước đúng phương pháp. - .Phát triển cơ bắp, tính tự tin. Biết rèn luyện phối hợp tay chân nhịp nhàng theo cô - Giáo dục trẻ có thói quen nề nếp trong học tập, biết chờ đến lượt của mình, biết yêu quý gia đình và giữ gìn đồ chơi . * Lồng ghép chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống, phát triển vận động. II . CHUẨN BỊ: - Sàn sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ - Vạch thẳng cho cháu trườn, vạch chuẩn làm đích III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: tt Cấu Trúc Hoạt động cô và trẻ 1 Hoạt động1 - Cho trẻ hát “ đàn vịt con” Khởi động - Trò chuyện với trẻ chủ đề. - Hướng trẻ vào hoạt động. * Lồng giáo dục trẻ biết ích lợi của vật dưới nước: Cá, tôm, vịt biết chăm sóc, yêu quý và bảo vệ chúng. Cẩn thận không chơi gần ao nuôi cá, vịt để tránh đuối nước. - Cho trẻ làm đoàn tàu vừa đi vừa hát “ cá vàng bơi" . Khi vòng tròn khép kín cô cho trẻ đi các kiểu kết hợp đi đi thường theo hiệu lệnh của cô. 2 Hoạt động2 * Bài tập phát triển chung: nhấn mạnh động tác bụng.
  6. - Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của các đối tượng trò chuyện - Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Rèn phát triển vận động và ngôn ngữ cho trẻ qua trò chơi - Cháu ra sân có nề nếp, biết chơi đoàn kết, có kỷ luật II.Chuẩn bị: - Tạo tâm thế cho trẻ trước khi đi hoạt động ngoài trời. III. Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động 1:ổn định tổ chức: - Dặn dò trẻ trước khi ra sân, - Trước khi ra quan sát cô tập chung trẻ lại, kiểm tra trang phục,sức khỏe của trẻ và nhắc nhở trẻ -Trẻ đi thành 2 hàng đi ra ngoài sân - Hôm nay ra sân không khí như thế nào các con? (có gió nên mát mẻ) - Vậy chúng ta cùng nhau đọc bài đồng dao “con cua mà có hai càng” cho vui nhé - Cô cho cháu đọc tập thể 2 lần. - Cô đọc câu đố về con cua: Con gì tám cẳng hai càng Chẳng đi mà lại bò ngang suốt đời ? - Đó là con gì? - Cho trẻ xem hình con cua. - Con cua có bộ phận nào? - Cô chỉ vào tám chân, hai càng cho trẻ xem. Cua có tám cẳng, hai càng như thế nên cua chỉ bò ngang được thôi. - Các con cùng làm động tác con cua bò với cô nhé! - Các con ơi! Cua thì sống ở đâu nè? - Tám chân nhỏ của cua dùng để làm gì ? - Hai càng lớn của cua dùng để làm gì ? - Đúng rồi đó các con cua khác với những con vật khác là vận động bò ngang, 2 càng lớn của cua dùng để gấp, kẹp thức ăn đưa vào miệng, và còn là vũ khí tự vệ, tấn công kẻ thù. Mỗi lần lớn lên cua phải lột vỏ cứng ở ngoài, lúc đó vỏ cua rất mềm nên cua phải núp trong hang để tránh kẻ thù, khi đó cua nhịn đói đến khi vỏ cứng, khỏe mạnh thì mới tiếp tục bò ra ngoài tìm thức ăn. - Kể 1 số món ăn từ cua ? - Trò chuyện về con tôm - Thế con tôm có những bộ phận nào? - À, đúng rồi đó các con con tôm có những chân nhỏ dài ở gần đầu, đầu có râu và có mắt, lưng thì cong, tôm bơi rất là giỏi - Tôm sống ở đâu các con? - Các con ơi ! có rất nhiều món ăn được chế biến từ tôm ai biết những món gì kể cho cô nghe nhé!