Giáo án Mầm non theo chủ đề - Chủ đề 3: Các cô, các bác trong nhà trẻ

I. Đón trẻ 

- Cô vui tươi niềm nở, ân cần với trẻ, dạy trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

- Trao đổi nhanh với phụ huynh về các hoạt động  của trẻ ở trường cũng như tình hình sức khoẻ của trẻ. 

- Dạy trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào các bạn khi đến lớp.

- Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích, kể về những người thân trong gia đình trẻ.

- Xem tranh ảnh trò chuyện, đọc thơ, múa hát, kể chuyện có trong chủ đề.

- Chuẩn bị đồ dùng chuyển sang hoạt động khác

II. Thể dục sáng

  Tập với bài: Chú gà trống

1. Mục tiêu

- Trẻ được hít thở không khí trong lành và tắm nắng buổi sáng.

- Biết tập các động tác theo cô qua đó phát triển cơ bắp, dây chằng, chiều cao cho trẻ.

- Trẻ có thói quen tập TD, có tinh thần tập thể, tính kỷ luật và tinh thần đoàn kết.

- Trẻ tập trung ngay ngắn khi có hiệu lệnh, và  biết làm theo hiệu lệnh của cô.

- Giúp cho trẻ có tinh thần thoải mái khi tham gia các hoạt động.

- Giáo dục trẻ có thói quen thể dục sáng để có cơ thể khoẻ mạnh.

2. Chuẩn bị

- Đầu tóc, quần áo cô và trẻ gọn gàng, phù hợp.

- Sân tập sạch sẽ bằng phẳng

- Tâm lý thoải mái.

- Bài hát “Con gà trống”

3. Tổ chức hoạt động 

a. Khởi động

- Cô bắt chước tiếng gà gáy và hỏi trẻ đó là tiếng kêu của con gì?

- Cô và trẻ tìm xem con gà vừa gáy ở đâu?

- Cô dẫn trẻ đến tranh con gà trống cho trẻ bắt chước tiếng gà gáy của con gà trống.

- Sau đó cho trẻ đứng thành vòng tròn và các chú gà gáy chuẩn bị gáy thật to nhé!

b. Trọng động

 Cho trẻ tập với các động tác theo cô.

- Động tác 1: Gà gáy

  Hai tay giơ sang ngang đồng thời hít thật sâu, hai tay vỗ vào đùi và nói: Ò ó o o 

Và thở ra thật sâu (3lần)

- Động tác 2: Gà tìm bạn

  Đứng tự nhiên hai tay chống hông, lần lượt nghiêng người sang hai bên phải, trái

 (tập mỗi phía ba đến bốn lần)

- Động tác 3: Gà mổ thóc

  Trẻ ngồi xổm gõ hai tay xuống đất và nói: Tốc…tốc…tốc…(trẻ tập 3 lần)

- Động tác 4: Gà bới đất

  Hai tay chống hông, hai chân dậm tại chỗ kết hợp nói”Gà bới đất”(trẻ tập 3 lần)

C. Hồi tĩnh  

 Các chú gà con cùng đi dạo (đi tự do trong phòng + bật đàn bài hát con gà trống)

docx 15 trang Hồng Thịnh 18/02/2023 9820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non theo chủ đề - Chủ đề 3: Các cô, các bác trong nhà trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_theo_chu_de_chu_de_3_cac_co_cac_bac_trong_nh.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non theo chủ đề - Chủ đề 3: Các cô, các bác trong nhà trẻ

  1. CHỦ ĐỀ 3: CÁC CÔ, CÁC BÁC TRONG NHÀ TRẺ (Thời gian thực hiện tuần từ / – / / ) I. Đón trẻ - Cô vui tươi niềm nở, ân cần với trẻ, dạy trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. - Trao đổi nhanh với phụ huynh về các hoạt động của trẻ ở trường cũng như tình hình sức khoẻ của trẻ. - Dạy trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào các bạn khi đến lớp. - Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích, kể về những người thân trong gia đình trẻ. - Xem tranh ảnh trò chuyện, đọc thơ, múa hát, kể chuyện có trong chủ đề. - Chuẩn bị đồ dùng chuyển sang hoạt động khác II. Thể dục sáng Tập với bài: Chú gà trống 1. Mục tiêu - Trẻ được hít thở không khí trong lành và tắm nắng buổi sáng. - Biết tập các động tác theo cô qua đó phát triển cơ bắp, dây chằng, chiều cao cho trẻ. - Trẻ có thói quen tập TD, có tinh thần tập thể, tính kỷ luật và tinh thần đoàn kết. - Trẻ tập trung ngay ngắn khi có hiệu lệnh, và biết làm theo hiệu lệnh của cô. - Giúp cho trẻ có tinh thần thoải mái khi tham gia các hoạt động. - Giáo dục trẻ có thói quen thể dục sáng để có cơ thể khoẻ mạnh. 2. Chuẩn bị - Đầu tóc, quần áo cô và trẻ gọn gàng, phù hợp. - Sân tập sạch sẽ bằng phẳng - Tâm lý thoải mái. - Bài hát “Con gà trống” 3. Tổ chức hoạt động a. Khởi động - Cô bắt chước tiếng gà gáy và hỏi trẻ đó là tiếng kêu của con gì? - Cô và trẻ tìm xem con gà vừa gáy ở đâu? - Cô dẫn trẻ đến tranh con gà trống cho trẻ bắt chước tiếng gà gáy của con gà trống. - Sau đó cho trẻ đứng thành vòng tròn và các chú gà gáy chuẩn bị gáy thật to nhé! b. Trọng động Cho trẻ tập với các động tác theo cô. - Động tác 1: Gà gáy Hai tay giơ sang ngang đồng thời hít thật sâu, hai tay vỗ vào đùi và nói: Ò ó o o Và thở ra thật sâu (3lần) - Động tác 2: Gà tìm bạn
  2. - Góc thao tác vai có búp bê, bát, thìa dùng để cho em ăn đấy. - Góc hoạt động với đồ vật có tháp chồng, xếp hình để chơi xếp hình, tháo lắp ghép tháp đấy. - Góc vận động có bóng, vòng . - Chúng mình thích chơi với những đồ chơi đó không? Cô mời trẻ về góc trẻ thích và chơi - Cô bao quát và cân đối trẻ ở các góc. - Giáo dục trẻ trước, trong và sau khi chơi: Lấy dồ chơi chơi, chơi, và cất đồ chơi nhẹ nhàng đúng nơi qui định, không ném đồ dùng đồ chơi. b. Bước 2: Quá trình chơi - Cô đi nhanh đến từng góc chơi, quan sát trẻ chơi và nhập vai chơi cùng trẻ. - Cung cấp kinh nghiệm chơi cho trẻ. + Đối với trẻ chưa biết thao tác với đồ vật cô cần hướng dẫn trẻ, cô có thể làm mẫu hoặc gợi ý trẻ bằng lời. + Đối với những trẻ đã biết cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời và nâng cao yêu cầu giúp trẻ hứng thú và say sưa hơn. VD: Ở góc thao tác vai trẻ chưa biết bế em cô nhập vai cung cấp kinh nghiệm chơi cho trẻ: Bác ơi bác bế em bé giống tôi nhé!”Ôm em bé bằng 2 tay, 1 tay cao đỡ đầu, 1 tay thấp đỡ mông và khẽ vỗ vỗ vào mông em bé để ru em bé ngủ, nếu em bé đói tay trái đỡ đầu, tay phải cầm thìa xúc bột bón cho em bé, bón từ từ từng thìa một kẻo em bé sặc ” - Quan sát trong quá trình chơi của trẻ: Chú ý đến các kỹ năng chơi của trẻ, kỹ năng giao tiếp, thao tác với đồ dùng đồ chơi để uốn nắn kịp thời. - Gợi ý để trẻ đổi góc chơi nếu thấy trẻ chán. - Bao quát xử lí các tình huống kịp thời khi xảy ra c. Bước 3: Nhận xét sau buổi chơi - Trước khi cô báo tín hiệu kết thúc cô cần đặt câu hỏi và hỏi trẻ đã làm được gì? Các con chơi có vui không? - Cho trẻ tự nhận xét các bạn ai chơi ngoan? Ai chơi hư? - Cô nhận xét chung ngắn gọn, khuyến khích động viên trẻ tạo niềm vui hứng thú cho trẻ vào các giờ sau * Kết thúc - Cô và trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi theo từng góc chơi (vừa thu dọn vừa hát bài”Giờ chơi đã hết”) Chú ý đến kỹ năng tự phục vụ cua trẻ (trẻ biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi sau khi chơi) IV. Chơi HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI- DẠO CHƠI Tổ chức vào thứ 3, 5 trong tuần Tuần : Các cô, các bác trong nhà trẻ (Thực hiện / – / / ) Thứ hai, ngày tháng năm A. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP
  3. - Tổ hát cùng cô: 2 lần - Tổ hát cùng cô 2 lần - Nhóm hát cùng cô: 2-3 lần - Nhóm hát cùng cô 3 - Cá nhân hát: 1 lần lần => Cô chú ý bao quát khuyến khích động viên trẻ hát và sửa sai - Cá nhân hát cô 2 lần cho trẻ. * HOẠT ĐỘNG 3: VĐTN”Nu na nu nống” Trẻ nhìn cô VĐTN - Cô vận động cho trẻ quan sát Trẻ vận động cùng cô - Cho cả lớp vận động cùng cô 2-3 lần => Cô bao quát trẻ, khuyến khích trẻ vận động theo nhạc cùng cô. Trẻ trả lời * HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc Trẻ hát cùng cô - Chúng mình vừa hát bài gì? - Cô và trẻ hát :”Đi nhà trẻ”ra sân B. CHƠI HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc thao tác vai: Chơi bế em, cho em ăn, ru em ngủ - Góc hoạt động với đồ vật: + Xếp hình, xếp chồng, xếp tháp, lồng hộp + Nhận biết màu đỏ, xanh - Góc vận động: + Chơi với vòng, bóng. + Chơi kéo đẩy đồ chơi, phi ngựa. C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vệ sinh, vân động nhẹ, ăn quà chiều - Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích - Ăn xế, vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Dạy trẻ học hát, đọc thơ trong chủ đề. - Nhận xét cuối ngày - Bình cờ - trả trẻ D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY Thứ ba, ngày tháng năm A. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP PTNN: Thơ: “Mẹ và cô” I. Mục tiêu - Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc thuộc thơ cùng cô. - Kỹ năng:
  4. => Cô bao quát, chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ đọc thơ cùng cô. * Kết thúc: - Cô cho trẻ hát bài: Cô và mẹ và ra sân B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI- DẠO CHƠI - HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH: Quan sát thời tiết - TCVĐ: Mèo và chim sẻ - Chơi với đồ chơi ngoài trời 1. Mục tiêu - Trẻ quan sát và ghi nhớ được đặc điểm của thời tiết chuyển giao giữa mùa thu sang mùa đông (Hơi se lạnh, trưa có nắng, trời trong ) - Chơi trò chơi hứng thú đúng luật - Giáo dục trẻ chơi đúng khu vực đảm bảo an toàn 2. Chuẩn bị - Địa điểm quan sát - Sân sạch sẽ, thoáng mát - Trang phục cô và trẻ gọn gàng, phù hợp - Chú ý trẻ có sức khỏe yếu 3.Tổ chức hoạt động * Quan sát thời tiết - Cô và trẻ cùng đi dạo xung quanh trường và quan sát, nhận xét về thời tiết - Đặt câu hỏi để trẻ trả lời về thời tiết + Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? (Se lạnh) + Lạnh hay nóng? (Hơi lạnh) + Mặc quần áo như thế nào? (Mặc quần áo dài, có bạn mặc áo ấm) + Thời tiết của buổi sáng có gì khác với buổi trưa? (sáng lạnh, trưa ấm) + Các con sẽ mạc quần áo như thế nào để đỡ lạnh? - Cô khái quát lại để nắm rõ được: Thời tiết đang giao mùa, có sự thay đổi rõ dệt trong ngày, các con biết mặc phù hợp để giữ gìn sức khỏe kẻo ốm? * TCVĐ: Chim sẻ và ô tô. - Cô giới thiệu tên TC - Phổ biến luật chơi – Cách chơi - Cho trẻ chơi 3-4 lần - Sâu mỗi lần cô nhận xét – động viên khuyến khích trẻ * Chơi với nhà bóng, cầu trượt - Cho trẻ chơi theo nhóm với các đồ chơi ngoài trời, chơi theo ý thích
  5. III. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * HOẠT ĐỘNG 1: Gây hứng thú. - Cô và trẻ hát:”Cô và mẹ” Trẻ hứng thú hát và trò chuyện Trò chuyện và dẫn dắt trẻ vào bài cùng cô * HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về lớp học của bé - Cô đàm thoại với trẻ: + Chúng mình học lớp nào? (Nhà trẻ B1) Trẻ trả lời + Ở lớp ai chăm sóc các con? + Lớp mình có mới cô? Các cô tên là gì? Trẻ trả lời + Ở lớp các cô làm gì? (Dạy hát, múa ) 1-2 trẻ trả lời + Cô giáo dạy chúng mình học, cho chúng mình ăn, ngủ vậy các con phải như thế nào với các cô? 1-2 trẻ trả lời Giáo dục trẻ: + Lớp mình có mấy góc chơi? + Có những đồ chơi gì? * HOẠT ĐỘNG 3: Cho trẻ quan sát tranh ảnh về lớp học của bé + Cô hỏi trẻ: Trẻ trả lời - Đây là góc gì? (Góc P.vai; góc vận động; góc học tập sách ) Trẻ trả lời - Các con thường được làm gì ở góc? 1-2 trẻ trả lời => Giáo dục trẻ biết chơi bới các đồ chơi, chơi xong cất đúng nơi qui định. * Kết thúc: Trẻ hứng thú chơi - Cho trẻ Chơi trò chơi: Cái gì biến mất B. CHƠI HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc thao tác vai: Chơi bế em, cho em ăn, ru em ngủ - Góc hoạt động với đồ vật: + Xếp hình, xếp chồng, xếp tháp, lồng hộp + Nhận biết màu đỏ, xanh - Góc vận động: + Chơi với vòng, bóng. + Chơi kéo đẩy đồ chơi, phi ngựa. C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Vệ sinh, vân động nhẹ, ăn quà chiều - Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích
  6. - Trẻ đi vòng quanh nơi tập 1 - 2 vòng, trẻ lấy bóng và đứng thành vòng tròn để tập bài tập phát triển chung * HOẠT ĐỘNG 3: Trọng động Trẻ tập theo a. BTPTC: Thổi bóng . cô - ĐT1: Thổi bóng (Tập 3 - 4 lần) Trẻ đứng thoải mái, bóng để dưới chân, hai tay chụm lại để trước miệng. Hít vào thật sâu, rồi thở ra từ từ, kết hợp 2 tay cũng dang rộng ra từ từ (làm bóng to) sau đó trở lại tư thế ban đầu. Trẻ tập cùng - ĐT2: Đưa bóng lên cao (tập 3 - 4 lần). cô 3-4 lần Đứng tự nhiên, hai tay cầm bóng để ngang ngực + Cô nói:”Đưa bóng lên cao”, trẻ 2 tay cầm bóng đưa thẳng lên cao (Nhắc trẻ thực hiện) + Cô nói:”Bỏ bóng xuống”, trẻ đưa 2 tay cầm bóng về tư thế ban đầu. Trẻ tập cùng cô 3-4 lần - ĐT3: Cầm bóng lên (Tập 2 - 3 lần) Trẻ đứng chân ngang vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chân + Cầm bóng lên: Trẻ cúi xuống, 2 tay cầm bóng giơ lên cao ngang ngực. + Để bóng xuống: Trẻ cầm bóng cúi xuống, để bóng xuống sàn. - ĐT4: Bóng nẩy (Tập 4 - 5 lần) TTCB đứng thoải mái, 2tay cầm bóng tập Trẻ tập cùng + Trẻ nhảy bật tại chỗ, vừa nhảy vừa nói”Bóng nẩy” cô 2-3 lần b. VĐCB: - Cô đi mẫu cho trẻ xem vừa đi cô vừa nói với trẻ: Khi có hiệu lệnh đi cô đi đều bước, khi có hiệ lệnh đi nhanh cô đi nhanh chân, khi có hiệ lệnh đi chậm cô đi chậm dần lại và đến nhà bác gấu. - Cô cho trẻ đi theo và làm theo cô, sau đó cho từng trẻ thực hiện. - Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ thực hiện. Trẻ tập cùng cô 4-5 lần * HOẠT ĐỘNG 4: Hồi tĩnh - Trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng vừa đi vừa làm động tác chim bay, cò bay. (2 phút) Trẻ nhìn cô thực hiện * Kết thúc: - Cô nhận xét tuyên dương trẻ - Nhắc trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi cùng cô Trẻ thực hiên từ 2-3 lần
  7. - Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ hoa để cho trường thêm đẹp * TCVĐ: Trời nắng, trời mưa. - Cô giới thiệu tên TC - Phổ biến luật chơi – Cách chơi - Cho trẻ chơi 3-4 lần - Sâu mỗi lần cô nhận xét – động viên khuyến khích trẻ * Chơi tự do: - Cho trẻ chơi theo nhóm với các đồ chơi ngoài trời, chơi theo ý thích - Cô cùng chơi- chú ý bao quát trẻ ở tất cả các khu vực - đảm bảo an toàn cho trẻ * Kết thúc: - Cô cho trẻ đi rửa tay - Vào lớp chuẩn bị bàn ăn C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vệ sinh, vân động nhẹ, ăn quà chiều - Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích - Ăn xế, vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Dạy trẻ học hát, đọc thơ trong chủ đề. - Nhận xét cuối ngày - Bình cờ - trả trẻ D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY Thứ sáu, ngày tháng năm A. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP Tạo hình: NDC: Bé tô màu cái nón tặng cô giáo. I. Mục tiêu - Kiến thức: + Trẻ nhận biết và gọi tên cái nón. + Trẻ biết cách cầm bút di màu cái nón - Kỹ năng: Rèn kỹ năng di màu cho trẻ - Thái độ: Giáo dụctrẻ biết yêu quý sản phẩm của mình, của bạn.