Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Vận động theo nhạc “Nắm tay thân thiết”; Nghe hát “Năm ngón tay ngoan”; Trò chơi âm nhạc Bạn ở đâu - Nguyễn Hoàng Hà

I.Mục đích - Yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ thuộc lời bài hát và biết vận động nhịp nhàng theo đúng giai điệu của bài hát, thể hiện tình cảm khi hát.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát và biết được tình cảm của các bạn trong lớp học dành tặng cho nhau từ cái nắm tay, vỗ tay, vỗ vai thật thân thiết. Biết yêu thương giúp đỡ lần nhau.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng vận động nhịp nhàng theo nhạc bài hát.
- Phát triển tai nghe và cảm nhận âm nhạc
- Rèn kỹ năng phối hợp cùng bạn thực hiện các hoạt động.
3. Thái độ
Qua hoạt động góp phần giáo dục trẻ biết yêu quý, đoàn kết với bạn bè. Biết giữ gìn vệ sinh co đôi bàn tay sạch sẽ và ăn uống đủ chất, tập thể dục cho các bộ phận trên cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị
- Đàn ghi nhạc bài hát: Năm ngón tay ngoan, Nắm tay thân thiết
- Mũ chóp, mũ âm nhạc hình 5 ngón tay
- Sắp xếp ghế theo đội hình chữ u.
docx 3 trang Thiên Hoa 23/02/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Vận động theo nhạc “Nắm tay thân thiết”; Nghe hát “Năm ngón tay ngoan”; Trò chơi âm nhạc Bạn ở đâu - Nguyễn Hoàng Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_linh_vuc_phat_trien_tham_my_chu_de_ba.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Vận động theo nhạc “Nắm tay thân thiết”; Nghe hát “Năm ngón tay ngoan”; Trò chơi âm nhạc Bạn ở đâu - Nguyễn Hoàng Hà

  1. GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC Chủ đề: Bản thân NDTT: VĐTN “Nắm tay thân thiết” NDKH: Nghe hát “Năm ngón tay ngoan” Trò chơi âm nhạc: Bạn ở đâu Đối tượng: Mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) Người soạn: Nguyễn Hoàng Hà I.Mục đích - Yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ thuộc lời bài hát và biết vận động nhịp nhàng theo đúng giai điệu của bài hát, thể hiện tình cảm khi hát. - Trẻ hiểu nội dung bài hát và biết được tình cảm của các bạn trong lớp học dành tặng cho nhau từ cái nắm tay, vỗ tay, vỗ vai thật thân thiết. Biết yêu thương giúp đỡ lần nhau. 2. Kỹ năng - Phát triển kỹ năng vận động nhịp nhàng theo nhạc bài hát. - Phát triển tai nghe và cảm nhận âm nhạc - Rèn kỹ năng phối hợp cùng bạn thực hiện các hoạt động. 3. Thái độ Qua hoạt động góp phần giáo dục trẻ biết yêu quý, đoàn kết với bạn bè. Biết giữ gìn vệ sinh co đôi bàn tay sạch sẽ và ăn uống đủ chất, tập thể dục cho các bộ phận trên cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị - Đàn ghi nhạc bài hát: Năm ngón tay ngoan, Nắm tay thân thiết - Mũ chóp, mũ âm nhạc hình 5 ngón tay - Sắp xếp ghế theo đội hình chữ u. III. Tiến hành hoạt động * Hoạt động 1: Gây hứng thú - Ổn định tổ chức Tập chung trẻ lại cho trẻ chơi trò chơi nhẹ “Năm ngón tay” Dấu tay - dấu tay Tay đâu tay đâu? Cô con mình cùng nhau chơi một trò chơi nhỏ, đó là trò chơi “Năm ngón tay” nhé. (Cho trẻ thực hiện động tác theo lời thơ) “Có một anh cả Béo trục béo tròn Anh hai chỉ đường Anh ba cao nhất Anh tư hơi thấp
  2. - Câu hát “Ta vỗ hai chân, ta vỗ vai nhau, ta vỗ hai tay, chúng ta đưa tay” lặp lại các con cũng làm lại lần hai theo câu hát trước. - Câu hát cuối: “Cùng nhau nắm tay thật thân thiết, hãy quay một vòng ta hãy quay. Cùng nhau nắm tay thật thân thiết, hãy quay một vòng ta hãy quay” Các con cầm tay bạn làm lại động tác như câu hát đầu. (Sau mỗi lần phân tích động tác cô mời trẻ tực hiện theo cô) + Mời cả lớp hát và vận động cùng cô (1 lần không đàn) + Cả lớp hát + vận động 2 lần ( Có đàn) + Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ lên hát và vận động + Cho cả lớp thực hiện hát + vận động 1 lần nữa * Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Bạn ở đâu” - Cách chơi: Cô sẽ mời 1 bạn lên trước lớp, đầu đội mũ chóp kín. Các bạn phía dưới sẽ hát bài hát “Bạn ở đâu”, khi cô chỉ tay về phía bạn nào, bạ đó sẽ lên hát nốt câu tiếp của bài hát. Nhiệm vụ của bạn đội mũ là dùng đôi tai của mình để lắng nghe xem bạn nào vừa hát và sẽ đoán tên bạn đó. - Luật chơi: Nếu bạn đội mũ đoán sai sẽ phải nhảy lò cò. + Kết thúc: Cô nhận xét hoạt động.