Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Ôn đếm, chữ số, gộp, tách trong phạm vi 5 - Trường Mầm non Tích Sơn

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
- Ôn nhóm số lượng 2, 3, 4, 5
- Trẻ nhận biết và đếm được các nhóm đối tượng trong phạm vi 5
- Trẻ biết gộp, tách các nhóm đối tượng tạo sự bằng 5
- Trẻ biết phân nhóm đồ dùng theo công dụng và chất liệu.
- Thông qua bài dạy góp phần giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng gia đình
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
- Máy chiếu
- Các đồ chơi đồ dùng gia đình có số lượng từ 1 đến 5
- Các trò chơi tập thể, nhóm, cá nhân để gộp, tách và nhận biết các nhóm trong phạm vi 5
2. Đồ dùng của trẻ:
Vật thật về 1 số đồ dùng trong gia đình: cốc, bát , đĩa, thìa
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
*Gây hứng thú- giới thiệu bài:
- Cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau
+ Cô con mình vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát có những ai?
+ Gia đình bạn nhỏ đó có mấy người?
- Bố mẹ là người đã sinh ra chúng mình,luôn quan tâm, chăm sóc, yêu thương chúng mình nhất. Để thể hiện lòng biết ơn với bố mẹ chúng mình phải làm gì?
doc 4 trang Thiên Hoa 23/02/2024 2740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Ôn đếm, chữ số, gộp, tách trong phạm vi 5 - Trường Mầm non Tích Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_linh_vuc_phat_trien_nhan_thuc_chu_de.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Ôn đếm, chữ số, gộp, tách trong phạm vi 5 - Trường Mầm non Tích Sơn

  1. GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Nội dung: Làm quen với toán Đề tài: Ôn đếm, chữ số, gộp, tách trong phạm vi 5 Chủ đề: Gia đình Đối tượng dạy: Mẫu giáo 5 – 6 tuổi Thời gian dạy: 30 - 35 phút I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. - Ôn nhóm số lượng 2, 3, 4, 5 - Trẻ nhận biết và đếm được các nhóm đối tượng trong phạm vi 5 - Trẻ biết gộp, tách các nhóm đối tượng tạo sự bằng 5 - Trẻ biết phân nhóm đồ dùng theo công dụng và chất liệu. - Thông qua bài dạy góp phần giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng gia đình - Trẻ hứng thú tham gia trò chơi II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - Máy chiếu - Các đồ chơi đồ dùng gia đình có số lượng từ 1 đến 5 - Các trò chơi tập thể, nhóm, cá nhân để gộp, tách và nhận biết các nhóm trong phạm vi 5 2. Đồ dùng của trẻ: Vật thật về 1 số đồ dùng trong gia đình: cốc, bát , đĩa, thìa III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *Gây hứng thú- giới thiệu bài: - Cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau + Cô con mình vừa hát bài hát gì? + Trong bài hát có những ai? + Gia đình bạn nhỏ đó có mấy người? - Bố mẹ là người đã sinh ra chúng mình,luôn quan tâm, chăm sóc, yêu thương chúng mình nhất. Để thể hiện lòng biết ơn với bố mẹ chúng mình phải làm gì? Hoạt động 1: Ôn số lượng 2, 3, 4, 5 và đếm. Chúng mình vừa hát rất hay cô cho các con đến thăm nhà bạn Hương nhé! - Các con nhìn xem nhà bạn Hương có mấy người? - Nhà bạn Hương còn có rất nhiều đồ dung nữa đấy! Các con nhìn xem đây là những đồ dùng gì? Những đồ dùng này chúng mình thường thấy ở đâu? - Các con nhìn xem có những đồ dùng nào có số lượng ít hơn 5? - Chúng mình cùng đếm và kiểm tra nhé! - Cho trẻ đếm số lượng và chọn thẻ số tương ứng với số lượng đồ dùng đó. (các đồ dùng có số lượng, 3, 4,) - Các con nhìn xem có những đồ dùng nào có số lượng bằng 5? Trẻ nói tên, đếm số lượng và chọn thẻ số tương ứng với số lượng đồ dùng đó. (các đồ dùng có số lượng, 5)
  2. - Chúng mình cùng đếm cho cô xem có mấy cái đĩa sứ?, ( 1 đĩa sứ) - Chúng mình cùng đếm cho cô xem có mấy mấy đĩa nhựa? ( 4 đĩa nhựa) - Muốn biết tất cả có bao nhiêu cái đĩa thì phải làm như thế nào? ( Gộp 2 nhóm đĩa lại với nhau) - Các con cùng đếm kiểm tra lại nhé. - Như vậy 1 đĩa sứ gộp với 4 đĩa nhựa là 5 cái đĩa - Cho trẻ tách số đĩa ra thành 2 nhóm - Cô mời nhóm bạn có cốc lên đây nào. - Cả lớp nhìn xem mấy bạn có cốc nhựa?( 4 cốc nhựa) mấy bạn có cốc thủy tinh?( 1 cốc thủy tinh) Muốn biết tất cả có bao nhiêu cái cốc thì phải làm như thế nào? Cô gộp 2 nhóm cốc lại, các con nhìn xem tất cả có bao nhiêu cái cốc?- Cô và trẻ cùng đếm kiểm tra Như vậy 4 cốc nhựa và 1 cốc thủy tinh là 5 cái cốc -Yêu cầu trẻ tách nhóm có 5 bạn ra làm 2 nhóm . Chúng mình nhìn xem có mấy bạn nam? Mấy bạn nữ? Muốn biết ở trên này có bao nhiêu bạn thì làm như thế nào? - Các con đừng thành 1 hàng cho cô xem nào? Nhóm này có mấy bạn? Như vậy: 1bạn nữ và 4 bạn nam là 5 bạn Cô chính xác lại: Các con ạ, 4 bạn nam và 1 bạn nữ là 5 bạn, hay 1 bạn nữ và 4 bạn nam cũng vẫn là 5 bạn - Như vậy khi gộp 2 nhóm với nhau dù ở vị trí trước hay sau (đổi vị trí cho nhau) thì cũng cho 1 kết quả giống nhau. * Vừa rồi chúng mình cùng tìm hiểu số lượng những đồ dùng để ăn rồi, còn những đồ dùng gì chúng mình chưa nhắc tới nhỉ? Vậy đĩa, chén, ấm là những đồ dùng để làm gì? Cô mời nhóm bạn có đồ dùng để uống mang đặt lên bàn cho cô nào. - Chúng mình cùng nhìn xem có mấy cái đĩa? Có mấy cái chén? Có mấy ấm pha trà? Muốn biết số lượng của nhóm đồ dùng để uổng này là bao nhiêu chúng mình phải làm như thế nào? Mời 1 trẻ lên gộp số lượng của nhóm này. Các con nhìn xem nhóm này tất cả có mấy đồ dùng? Như vậy gộp 2 cái đĩa, 1 cái ấm, 2 cái chén thì có số lượng là 5 - Cho trẻ xếp ấm chén theo bộ. - Cho trẻ tách số trẻ mang ấm và chén lên