Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ “Mèo đi câu cá” - Nguyễn Thị Hằng

I. Mục đích – yêu cầu :
1.Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên bài thơ và đọc thuộc thơ.
-Trẻ hiểu nội dung bài thơ, qua bài thơ trẻ biết liên hệ bản thân một cách phù hợp.
2.Kỹ năng:
-Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô.
- Trẻ cảm nhận được vần điệu nhẹ nhàng, tình cảm cảu bài thơ.
3.Thái độ:
- Thông qua bài thơ góp phần giáo dục trẻ tính tự giác, chăm chỉ, không trông chờ, ỉ nại vào người khác.
II. Chuẩn bị :
- Bài powerpoint: “thơ mèo đi câu cá”
- Máy vi tính .
- Đàn
III. Tổ chức hoạt động :
1.Gây hứng thú:
- Cô tập trung trẻ và cho trẻ chơi TC Bắt chước tiếng kêu của các con vật: mèo, gà trống, chó, vịt…
- Trò chuyện về một số con vật sống trong gia đình
=> Có một bài thơ nói về hai anh em nhà mèo trắng rủ nhau đi câu. Điều gì diễn ra với hai anh em nhà mèo, chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ “Mèo đi câu cá” do nhà thơ Thái Hoàng Linh sáng tác thì sẽ rõ nhé.
docx 3 trang Thiên Hoa 23/02/2024 600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ “Mèo đi câu cá” - Nguyễn Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_linh_vuc_phat_trien_ngon_ngu_de_tai_t.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ “Mèo đi câu cá” - Nguyễn Thị Hằng

  1. Giáo án phát triển ngôn ngữ Thơ: “ Mèo đi câu cá” Lớp: 5TB Người dạy: Nguyễn Thị Hằng I. Mục đích – yêu cầu : 1.Kiến thức: -Trẻ nhớ tên bài thơ và đọc thuộc thơ. -Trẻ hiểu nội dung bài thơ, qua bài thơ trẻ biết liên hệ bản thân một cách phù hợp. 2.Kỹ năng: -Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô. - Trẻ cảm nhận được vần điệu nhẹ nhàng, tình cảm cảu bài thơ. 3.Thái độ: - Thông qua bài thơ góp phần giáo dục trẻ tính tự giác, chăm chỉ, không trông chờ, ỉ nại vào người khác. II. Chuẩn bị : - Bài powerpoint: “thơ mèo đi câu cá” - Máy vi tính . - Đàn III. Tổ chức hoạt động : 1.Gây hứng thú: - Cô tập trung trẻ và cho trẻ chơi TC Bắt chước tiếng kêu của các con vật: mèo, gà trống, chó, vịt - Trò chuyện về một số con vật sống trong gia đình => Có một bài thơ nói về hai anh em nhà mèo trắng rủ nhau đi câu. Điều gì diễn ra với hai anh em nhà mèo, chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ “Mèo đi câu cá” do nhà thơ Thái Hoàng Linh sáng tác thì sẽ rõ nhé. 2. Nội dung: a. Cô đọc mẫu: - Cô đọc thơ lần 1: Đọc diễn cảm. Cô giới thiệu tên bài thơ: “ Mèo đi câu cá” do nhà thơ Thái Hoàng Linh sáng tác. - Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp tranh minh hoạ trên máy chiếu. b. Đàm thoại, trích dẫn giúp trẻ hiểu tác phẩm: - Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? - Bài thơ do nhà thơ nào sáng tác? - Bài thơ nói về ai? - Anh em Mèo đi câu ở đâu?
  2. Đôi mèo hối hả Quay về lều gianh Giỏ em, giỏ anh Không con cá nhỏ Cả hai nhăn nhó Cùng khóc meo, meo!” * Giải nghĩatừ “Hối hả”:Thể hiện sự gấp gáp, vội vàng nhanh chóng. “Hiu hiu” là gió thổi nhẹ rất dễ chịu - Qua bài thơ các con học tập điều gì? * Giáo dục trẻ: Các con ạkhi định làm công việc gì thìcác con phảicố gắng hoàn thành công việc, xong việc rồi thì mới đi chơi hoặc làm việc khác. c. Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm: - Lớp đọc thơ - Từng tổ đọcthơ. - Nhóm đọcthơ.( mỗi lần 3 – 4 trẻ đọc thơ) - Cá nhân trẻ đọc. (Cô chú ý lắng nghe trẻ đọc và sửa sai cho trẻ) - Cả lớp đọc nối tiếp bài thơ. * Giáo dục trẻ: Các con ạ qua bài thơ “ Mèo đi câu cá” do nhà thơ Thái Hoàng Linh sáng tác muốn nhắn nhủ các con phải biết hoàn thành công việc, tránh ỉ lại vào người khác . 3. Kết thúc: Cô cho trẻ cùng hát bài “Mèo đi câu cá” rồi đi ra ngoài.