Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chương trình cả năm

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ thuộc bài thơ: bé học với chữ a. Thuộc mặt chữ: a, ă, â. Biết sao chép chữ a, ă, â trong một số từ.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động

- Sáng tạo trong hoạt động đọc thơ.

II. CHUẨN BỊ

- Bài giảng tương tác trên phần mềm Power Point.

- Các mảnh giấy có các từ có chứa chữ a, ă, â (in mờ) cho trẻ đố chữ, bút chì.

- Các thẻ hình có từ chứa chữ a, ă, â.

- Một số mô hình: chữ a (bìa), mặt trăng, mũ chữ â.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Thơ: Bé học a, ă, â

Trẻ và cô cùng đọc thơ và diễn tả nội dùng bài thơ bằng các hoạt động. Chọn chữ và ráp cùng mô hình:

Ví dụ:

Lần 1: Đọc bài thơ.

Lần 2: Khi đọc câu: Bé mới học chữ a các bé nào cầm trong tay chữ a, sẽ bước vào trong vòng tròn hoặc bước lên trên phía trước.

Trăng khuyết ở trên đầu.

A hóa thân thành ă.

Trẻ có dấu (ă) và chữ a đứng cạnh nhau để ráp thành chữ ă.

Tiếp tục các hoạt động mô phỏng cho đến hết bài.

doc 33 trang Hồng Thịnh 24/03/2023 6180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chuong_trinh_ca_nam.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chương trình cả năm

  1. BỘ GIÁO ÁN MẦM NON 5 TUỔI CHỦ ĐỀ: Ở LỚP BÉ HỌC GÌ? Đề tài: Bé học a, ă, â Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ thuộc bài thơ: bé học với chữ a. Thuộc mặt chữ: a, ă, â. Biết sao chép chữ a, ă, â trong một số từ. - Tích cực tham gia vào các hoạt động - Sáng tạo trong hoạt động đọc thơ. II. CHUẨN BỊ - Bài giảng tương tác trên phần mềm Power Point. - Các mảnh giấy có các từ có chứa chữ a, ă, â (in mờ) cho trẻ đố chữ, bút chì. - Các thẻ hình có từ chứa chữ a, ă, â. - Một số mô hình: chữ a (bìa), mặt trăng, mũ chữ â. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Thơ: Bé học a, ă, â Trẻ và cô cùng đọc thơ và diễn tả nội dùng bài thơ bằng các hoạt động. Chọn chữ và ráp cùng mô hình: Ví dụ: Lần 1: Đọc bài thơ. Lần 2: Khi đọc câu: Bé mới học chữ a các bé nào cầm trong tay chữ a, sẽ bước vào trong vòng tròn hoặc bước lên trên phía trước. Trăng khuyết ở trên đầu. A hóa thân thành ă. Trẻ có dấu (ă) và chữ a đứng cạnh nhau để ráp thành chữ ă. Tiếp tục các hoạt động mô phỏng cho đến hết bài. Hoạt động 2: Chữ a, ă, â Cô và trẻ cùng quan sát máy tính và trò chuyện về: - Cấu tạo chữ a, ă, â. - Các từ có chữ a, ă, â. - Tìm các thẻ tranh có chữ a, ă, â. Hoạt động 3: Bé tập viết chữ Trẻ dùng bút chì để đồ lại các chữ a, ă, â có trong các từ giấy của trẻ. Kết thúc CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG CỦA BÉ Đề tài: Lớp của bé và những người bạn.
  2. Cô hô: Gió thổi, gió thổi. Trẻ: Thổi gì, thổi gì? Cô nói yêu cầu: Chú ý, số bạn chỉ trong phạm vi 6 Ví dụ: Gió thổi 6 bạn về một nhóm. Gió thổi 3 bạn nam, 3 bạn nữ về một nhóm. Gió thổi 2 nam 4 nữ về một nhóm. Cô có thể yêu cầu nhiều hình thức chia nhóm ở trẻ (chia theo số lượng, theo bạn nam, bạn nữ, theo quần áo. v.v ). Sau mỗi lần hô gió thổi, cô cho trẻ cùng đếm lại số trẻ trong một nhóm. Có thể hỏi trẻ: Có bao nhiêu bạn nam? Bao nhiêu bạn nữ? Nhóm con có tất cả bao nhiêu bạn? Trò chơi: Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, những trẻ lúc nãy không kết được nhóm bị loại đứng giữa vòng giờ sẽ bị bịt mắt. Cô cử một số bạn ra, mỗi người bị bịt mắt sẽ sờ và đoán xem bạn nào đứng trước mặt mình. (Trẻ bịt mắt có thể hỏi 1 - 3 câu hỏi, và người đối diện phải trả lời không được hỏi tên, chỉ hỏi tính cách: cao, thấp, ở tổ mấy v.v ). Khi trẻ đã hỏi ba câu hỏi mà vẫn không đoán được thì sẽ thay trẻ khác vào vị trí đó để trẻ hỏi và đoán tiếp. Hoạt động 3: Người bạn thân của bé Cô trò chuyện với bé về người bạn mà bé thích chơi trong lớp, người bạn hoặc nhóm bạn mà trẻ thân và gần gũi, thường chơi chung. Cho trẻ vẽ người bạn thân của trẻ. Sau khi trẻ vẽ xong, cô giúp trẻ ghi tên người bạn thân bên dưới bức tranh. Khi trẻ chơi góc thì sẽ đóng các tranh này thành một quyển sách hoặc album về lớp học của bé. Kết thúc: Nhận xét giờ học. CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG CỦA BÉ Đề tài: Cô giáo của em Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Củng cố và cung cấp cho trẻ thêm kiến thức về hình ảnh, công việc và tên gọi của các nhân viên trong trường. Hiểu biết công việc và vị trí của từng người. - Phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động trang trí tranh và các nhân vật. - Nhận biết được sự khác nhau giữa trang phục của các nhân viên phù hợp với vị trí công việc. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Giáo dục trẻ lòng tự tin khi giao tiếp và biết kiên nhẫn lắng nghe. II. CHUẨN BỊ
  3. - Nhận biết chữ o, ô, ơ có trong từ. - Phát triển ngôn ngữ: trẻ nhớ và lặp lại tên chữ. Đọc từ có chứa chữ (đọc theo cô). - Củng cố kĩ năng quan sát tranh và kể lại nội dung bức tranh theo ý muốn của trẻ. - Tự tin, tích cực tham gia các hoạt động. - Rèn luyện trẻ ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng khi đồ chữ. II. CHUẨN BỊ - Thiết kế chuyện kể trên phần mềm Power Point - Tranh có chữ cho trẻ nhận chữ trong từ. - Giấy có chữ nét đứt cho trẻ đồ chữ. - Trang trí chữ: o, ô, ơ thành các hình đẹp mắt để trang trí lớp. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Bé làm quen với chữ o, ô Cho trẻ quan sát tranh trên máy tính và trò chuyện với trẻ về nội dung bức tranh. Khuyến khích mỗi trẻ nói lên suy nghĩ của trẻ về bức tranh mà trẻ được quan sát. Hướng trẻ về nhân vật trọng tâm của bức tranh là cô giáo. Đố trẻ: Cô giáo được viết chữ như thế nào? Cho trẻ quan sát từ: Cô giáo. Giới thiệu với trẻ về chữ o, ô có trong từ cô giáo. Trẻ làm quen với chữ o, ô. So sánh chữ o và chữ ô. Mỗi trẻ đều được gọi tên chữ o và chữ ô. Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh trong tranh có các từ có chứa chữ o, trẻ gạch dưới chữ o hoặc chữ ô và đọc tên chữ theo yêu cầu của cô. Hoạt động 2. Bé đọc chữ ơ Cho trẻ quan sát tranh trên máy tính và trò chuyện với trẻ về nội dung bức tranh. Khuyến khích mỗi trẻ đều nói lên suy nghĩ của trẻ về bức tranh mà trẻ được quan sát. Đố trẻ: Từ vui chơi được viết như thế nào? Cho trẻ quan sát từ: vui chơi. Giới thiệu với trẻ về chữ ơ. Trẻ quan sát chữ ơ, đọc tên chữ ơ. So sánh chữ o và chữ ơ So sánh ba chữ: o, ô, ơ Nhận diện chữ o, ô, ơ trong từ. Hoạt động 3. Trò chơi: Hãy đoán đúng tên tôi Cho trẻ xem chữ trên máy tính. Khi trên máy tính hiện chữ nào, các nhóm sẽ thảo
  4. Cô cho trẻ nghe âm thanh tương ứng với số của mỗi nhóm. Sau khi trẻ nghe xong, thảo luận xem đó là nhạc cụ gì và chạy về góc lớp lấy nhạc cụ đó về nhóm mình. Sau khi các nhóm đã nghe và chọn nhạc cụ xong, cô cho trẻ nghe lại lần lượt âm thanh của từng loại nhạc cụ và mở giấy che nhạc cụ trên bảng để đối chiếu với kết quả lựa chọn của nhóm mình. Hoạt động 3: Cùng múa vui ngày hội trường Mỗi nhóm chọn cho mình một loại nhạc cụ của nhóm hoặc trang phục hay các đồ dùng hỗ trợ biểu diễn đặc trưng cho nhóm mình. Các nhóm lắng nghe và vận động cùng cô theo giai điệu bài hát: Ngày đầu tiên đi học. Cho từng nhóm với nhạc cụ và đồ dùng đã chọn lên biểu diễn diễn cảm theo giai điệu bài hát, các nhóm khác sẽ làm khán giả. Gợi ý cho trẻ biết giới thiệu về nhóm của mình cũng như giới thiệu về tiết mục mình sẽ biểu diễn: Múa, hát, hoặc vận động v.v Gợi ý cho trẻ biết giới thiệu về nhóm của mình cũng như giới thiệu về tiết mục mình sẽ biểu diễn: Múa, hát, hoặc vận động v.v Kết thúc II. NHÓM CHỦ ĐỀ BẢN THÂN CHỦ ĐỀ: TÔI VÀ CHÚNG TA Đề tài: Khuôn mặt đáng yêu Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Rèn luyện khả năng nghe và phân biệt các giai điệu, độ to nhỏ của âm thanh. - Thuộc giai điệu của bài hát. - Biết lắng nghe, cảm nhận giai điệu bài hát và tham gia vào các hoạt động âm nhạc một cách hào hứng. - Phát huy khả năng sáng tạo trong hoạt động. Biết thể hiện cảm xúc của mình qua các hoạt động biểu diễn. - Biết phối hợp cùng bạn trong các hoạt động. Tự tin khi biểu diễn. II. CHUẨN BỊ - Đàn hoặc máy đĩa, nhạc bài hát: Khuôn mặt cười, Em đi trong tươi xanh. - Cốc thủy tinh, cốc nhựa, cốc sứ, giấy. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Khuôn mặt cười Cô chia trẻ làm ba nhóm, mỗi nhóm bốc thăm một hình, trẻ xem hình của mình và thảo luận xem hình của mình thể hiện trạng thái tình cảm nào? Trong ba khuôn mặt, khuôn mặt nào đáng yêu nhất?
  5. Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Hiểu biết về lợi ích của việc luyện tập thể dục đối với sự phát triển của cơ thể và bảo vệ sức khỏe. - Lắng nghe, chú ý và thực hiện các hành động một cách chính xác. - Khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo. - Tập vận động các nhóm cơ hô hấp, thực hiện bài tập phát triển chung và vận động cơ bản. - Biết nhường nhịn bạn, kiên nhẫn đợi tới lượt của mình. - Tích cực tham gia các hoạt động và cùng phối hợp với bạn trong thực hiện hoạt động. II. CHUẨN BỊ - Băng keo điện: Dán hai đường hẹp dài 2m, mỗi bên được cách nhau 1,5m. - Vòng, gậy để tập thể dục - Các hình hình học bằng bìa. - Các tranh tổ kiến có dạng hình học tương ứng để trẻ bỏ hình. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Bài tập phát triển chung Khởi động: Mỗi trẻ cầm một vòng, gậy đi theo tiếng vỗ tay của cô, hoặc tiếng nhạc: Đi chậm theo vòng tròn, đi nhón gót, đi bằng mũi chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm và dàn theo đội hình hàng ngang (Trẻ hàng dưới đứng so le so với trẻ hàng trên). Bài tập phát triển chung Động tác 1: Động tác tay 1 và 5: 2 tay cầm vòng, gậy giơ ngang trước mặt, chân bước ngang bằng vai. 2 và 6: 2 tay cầm vòng, gậy đưa sang ngang, bên trái vặn người một góc 45 độ. 3 và 7: Đưa tay về vị trí 1 (riêng nhịp sáu thì đưa sang bên phải). 4 và 8: Đưa tay xuôi theo thân mình, một tay cầm vòng. Hai chân khép lại. Hai lần 8 nhịp. Động tác 2: Động tác chân. 1 và 5: 2 tay cầm vòng, gậy: giơ ngang trước ngực, chân trái đá cao đụng vòng, gậy. 2 và 6: 2 tay cầm vòng, gậy: giơ ngang trước ngực, chân trái hạ xuống khép với chân phải. 3 và 7: 2 tay cầm vòng gậy: Ngang trước ngực, chân phải đá cao đụng vòng. 4 và 8: Chân trái đưa về khép với chân phải, tay cầm vòng, gậy hạ xuống. Hai lần 8 nhịp.
  6. Trò chơi: Nặn tượng người Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi - Góc học tập: trò chơi: Đi tìm kho báu, Ôn các số và hình dạng đã học. - Góc âm nhạc: Hát múa về trường, lớp, về bạn bè. - Góc xây dựng: Xây dựng vườn trường. - Góc tạo hình: Vẽ tranh những người bạn của bé. - Thư viện: Đọc truyện về sự lớn lên của cơ thể bé. - Góc văn học: Xem diễn kịch, múa rối. Kết thúc CHỦ ĐỀ: TÔI VÀ CHÚNG TA Đề tài: Giữ đôi mắt sáng Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết chức năng và tầm quan trọng của đôi mắt đối với cơ thể bé. - Biết cách bảo vệ đôi mắt trước các mối nguy hiểm xung quanh: Ánh nắng chói, vật nhọn, va đập v.v - Biết cách giữ vệ sinh đôi mắt và phát hiện, phòng ngừa một số bệnh về mắt. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ. - Phát triển khả năng tự tin thuyết trình trước lớp. - Biết sử dụng các đồ dùng bảo vệ mắt. II. CHUẨN BỊ - Một số hình ảnh các tật về mắt. - Một số hình ảnh đồ dùng bảo vệ mắt: Kính, mũ che nắng. - Các hình vẽ các hành động đúng và hành động sai trong việc bảo vệ đôi mắt. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Đôi mắt nằm ở đâu? Trò chơi: Vẽ thêm bộ phận còn thiếu Cô có một tờ giấy lớn, trên tờ giấy có vẽ khuôn mặt của trẻ còn thiếu một số bộ phận: Tóc, tai, mắt, miệng (Hình nào cũng thiếu mắt và một bộ phận khác). Cho một số trẻ lên vẽ thêm các hình còn thiếu. Trong khi các bạn vẽ, các bạn ở dưới đọc bài thơ: Đôi mắt để làm gì? Trong thời gian đọc một bài thơ, các bạn ở trên phải hoàn thành khuôn mặt mà trẻ vẽ thêm. Trò chuyện: Các con vừa vẽ thêm bộ phận nào? Trò chuyện về đôi mắt: Vị trí, chức năng, tầm quan trọng và cách giữ vệ sinh, bảo vệ đôi mắt. Hoạt động 2: Ai đúng, ai sai Trò chuyện và giới thiệu với trẻ về một số biện pháp nhằm bảo vệ đôi mắt trước: