Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thực vật - Chủ đề nhánh 2: Ngày Tết quê em
I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết thực hiện các vận động phát triển toàn diện theo nhạc của trường.
- Trẻ tập đều đúng các động tác của BTPTC. Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ
- Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi tập.
II.CHUẨN BỊ:
- Trống lắc.
- Sân tập sạch sẽ thoáng mát
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Từ 3 hàng dọc cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót chân à đi bình thường à 3 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động:
- Động tác hô hấp( hái hoa )
Động tác tay( 2lần x 4 nhịp): Hai cánh tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
TTCB: Đứng thẳng, 2 tay để trước ngực
+ Nhịp 1: 2 cánh tay xoay tròn vào nhau
+ Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao.
+ Nhịp 3: Hai tay để trước ngực.
+ Nhịp 4: Hạ xuống xuôi theo người
+ Lần 2: thực hiện như lần1
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_thuc_vat_chu_de_nhanh_2_ngay_t.doc
Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thực vật - Chủ đề nhánh 2: Ngày Tết quê em
- 1 Chủ đề: THỰC VẬT Chủ đề nhánh 2: Ngày tết quê em Thời gian thực hiện: 1 tuần(16/1-20/1) Tuần/thứ Tuần 2 Thời điểm Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ, - Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề thực vật TD sáng I. MỤC TIÊU: - Cháu biết thực hiện các vận động phát triển toàn diện theo nhạc của trường. - Trẻ tập đều đúng các động tác của BTPTC. Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ - Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi tập. II.CHUẨN BỊ: - Trống lắc. - Sân tập sạch sẽ thoáng mát - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Khởi động: - Từ 3 hàng dọc cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn chân đi bình thường đi bằng gót chân đi bình thường 3 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động: - Động tác hô hấp( hái hoa ) Động tác tay( 2lần x 4 nhịp): Hai cánh tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao. TTCB: Đứng thẳng, 2 tay để trước ngực + Nhịp 1: 2 cánh tay xoay tròn vào nhau + Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao. + Nhịp 3: Hai tay để trước ngực. + Nhịp 4: Hạ xuống xuôi theo người + Lần 2: thực hiện như lần1 - Động tác bụng( 2 lần x 4 nhịp ): Đứng nghiêng người sang bên. TTCB: 2 tay chống hông đứng thẳng + Nhịp 1: 2 tay chống vào hông. + Nhịp 2: Nghiêng người sang phải + Nhịp 3: Đứng thẳng. + Nhịp 4: 2 tay chống hông, nghiêng sang trái. + Lần 2: thực hiện như lần1 - Động tác chân (2 lần x 4 nhịp ): Đứng, khuỵu gối. TTCB: Đứng thẳng 2 song song sát cạnh nhau 2 tay chống hông. + Nhịp 1: Nhún xuống, đầu gối khuỵu. + Nhịp 2: Đứng thẳng lên. + Lần 2,3,4: thực hiện như lần 1, đổi chân.
- 3 Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5 các bạn phải nhớ số của mình. Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về * Luật chơi: Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc + Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc. Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua. Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa. Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ. Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để chánh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn Hoạt động 2: Thõa thuận À ở góc học đóng vai cc sẽ làm những người buôn bán các loại hoa kiểng, Các đồ dùng để chăm sóc cây, người mua sẽ đến hỏi món đồ mình cần mua, người bán sẽ lấy hàng ra bán và nói giá tiền, người mua trả tiền và ra về, người nhận tiền cám ơn và hẹn lần sau đến mua nữa. + Còn góc xây dựng thì : Thợ chính làm gì? Thợ phụ làm gì? Các con dùng khối gỗ xây hàng rào vườn rau, cc dùng hoa cây kiểng trang trí xung quanh khu công viên mùa xuân? + Ở góc tạo hình cc sẽ trang trí, làm cây đào cây mai như thế nào? + Góc thiên nhiên : các con sẽ chăm sóc rau, con sẽ làm việc gì? Khi tưới cây con chú ý điều gì? ( tiết kiệm nước, không làm ướt quần áo ) Lau lá xong con làm gì? - Bạn nào muốn chơi ở góc ( ) nào? - Con sẽ làm gì? - Cô hỏi trẻ cách chơi và số lượng trẻ tham gia chơi. + Góc phân vai : con bán hàng rau, Con có khách đến nói chuyện như thế nào? Khách hàng nói năng làm sao? *Hoạt động 3: Quá trình chơi: - Cô cho trẻ chơi và vào góc chơi - Cô đến từng góc để hướng dẫn trẻ cách thể hiện vai chơi - Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát chung cả lớp , kịp thời sử lý tình huống và chú ý các góc chính - Cô giúp trẻ liên kết các góc chơi , gợi ý mở rộng nội dung chơi cho trẻ *Hoạt động 4: Nhận xét sau khi chơi : - Cô đến từng góc chơi nhận xét các nhóm chơi, nhắc trẻ cất dọn đồ chơi - Cùng tập trung lại góc chơi nào tạo ra nhiều sản phẩm đẹp để nhận xét và tham quan. - Cho trẻ tự nhận xét kết quả chơi, biết thoả thuận, vai chơi và chơi đoàn kết - Các bác xây dựng hôm nay xây được gì ? - Buổi chơi sau các bác dự định sẽ xây dựng gì nữa? - Cô nhận xét chung cả lớp - tuyên dương trẻ, gợi ý tưởng cho buổi chơi sau
- 5 2 * Hoạt Trò chuyện với trẻ về ngày tết cổ truyền: động 2 - Thế các con có biết tết đến vào tháng nào không? Trò - Đố các con 1 năm có bao nhiêu tháng ? chuyện về - Đúng rồi, 1 năm có 12 tháng! Cuối tháng 12 là những ngày tết cổ ngày chuẩn bị đón tết Nguyên Đán để bước sang 1 năm truyền mới. Tết nguyên đán chính là ngày tết cổ truyền của người Việt Nam mình đó con. - Tết Nguyên Đán năm nay là tết gì nào? - Ngày tết sắp đến con thấy thế nào ? - Vậy trước ngày tết ở nhà con đã chuẩn bị những gì để đón tết kể cho cô và các bạn nghe nào? - Con đã giúp cha mẹ những công việc gì để đón tết cổ truyền? - Cha mẹ đã sắm tết cho nhà mình những gì? - Để chuẩn bị đón tết thì nhà nào cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, trang trí đẹp và mua sắm đầy đủ các đồ dùng sinh hoạt trong nhà và sắm quần áo mới cho các con. ( cho cháu xen hình ảnh mọi người đi chợ mua sắm ) - Con thấy vào những ngày tết có những loại hoa gì ? - Hoa mai – hoa đào có ở miền nào ? - Con còn thấy hoa nào nữa? - Mỗi khi xuân về tết đến thì miền nam hoa mai nở rộ, còn miền Bắc thì có hoa đào đặt trưng cho ngày tết. Ngoài ra còn một số loài hoa khác: Hoa cúc, vạn thọ ( Cho cháu xem tranh ) - Hoa quả bánh mứt gì đặc trưng cho ngày tết ? - Mâm ngũ quả gồm có những loại quả gì ? - Cầu, dừa, đủ, xoài, sung: ý nguyện năm mới có tiền để sài, gia đình sung túc - Cho cháu xem hình ảnh một số loại bánh mứt ngày tết và mâm ngủ quả. - Vào dịp tết nhà nhà đều có bánh mứt, nước ngọt các con nhớ ăn uống vừa phải, không nên ăn quá nhiều dễ bị bệnh viêm họng nhé. - Con thấy ngày tết ông bà hay gói bánh gì? - Tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc ta vào ngày cuối của năm vào buổi tối mọi người cúng ông bà mình gọi là gì ? - Đêm giao thừa là năm củ hết, sang năm mới. - Vậy vào đêm giao thừa có hoạt động gì nổi bật ? - Đúng 0 giờ thì sẽ có hoạt động bắn pháo hoa để chào đón năm mới ( Xem tranh ) - Sang năm mới thì con được thêm gì ?
- 7 * Tô màu tranh - Cho trẻ tô màu cho bức tranh về ngày tết . - Nhắc trẻ tư thế cầm bút, tô màu cho đều Kết thúc : Giáo dục trẻ biết ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, biết tiết kiệm không bỏ phí bánh kẹo, hoa quả và các thức ăn khác, không hái lộc đầu xuân ngắt lá, hoa bẻ cành, giữ vệ sinh nơi công cộng - Hát sắp đến tết rồi và ra sân chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Trò chơi: Ai nhanh hơn - Trò chơi : Cây cao cỏ thấp - Chơi tự do I. Mục tiêu: - Trẻ biết trả lời, chơi cùng cô. - Rèn phát triển vận động và ngôn ngữ cho trẻ qua trò chơi - Chơi trật tự, biết hoà đồng cùng bạn II. Chuẩn bị: -Vòng thể dục, vật dích dắc, sân sạch sẽ, các đồ chơi trong sân trường. III. Tổ chức hoạt động Trò chơi vận động: Ai nhanh hơn * Cách chơi: Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ). - Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ đứng đầu sẽ ngồi xổm đi dích dắc qua các chướng ngại vật. Sau đó trẻ chạy lấy vòng rồi chạy về xếp cuối hàng. * Luật chơi: Cháu phải ngồi xổm đi dích dắc mới được lấy vồng. - Cho cháu chơi 2-3 lần - Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ. Các con chơi có vui không? Bây giờ cô cho các con cùng chơi trò chơi thứ 2 có tên là “Cây cao cỏ thấp” Hoạt động 2: Trò chơi “Cây cao cỏ thấp” - Cách chơi: Cô hướng dẫn trẻ chơi: khi cô nói cây cao trẻ đứng thẳng, cô nói cỏ thấp tất cả trẻ ngồi xổm, - Luật chơi: ai làm sai bị phạt nhảy lò cò. - Trẻ chơi: cô bao quát giúp đỡ trẻ trong quá trình chơi. - Cho trẻ chơi 3-4 lần. - Cô hỏi: Vừa rồi các con chơi có vui không? * Hoạt động 3: Chơi tự do Chơi tự do với đồ chơi có sẳn ngoài trời HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc tạo hình: Trang trí cây mai, cây đào - Góc xây dựng: Xây công viên mùa xuân - Góc thiên nhiên: Cùng chăm sóc cây xanh.
- 9 ngực, đưa lên cao. - Động tác bụng( 2 lần x 4 nhịp ): Đứng nghiêng người sang bên. - Động tác chân (2 lần x 4 nhịp ): Đứng, khuỵu gối. - Động tác bật 1(2 lần x 2 nhịp ): Bật tách chụm chân. * Vận động cơ bản: Cô làm mẫu lần 2 + giải thích: TTCB: : Đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau đặt túi cát ngang tầm mắt và ném túi cát về phía đích ném sao cho túi cát ném trúng vòng( đích), xong rồi nhặt túi cát và đi nhẹ nhàng vòng ra sau lưng bạn về chỗ - Cô gọi 1 lần nhóm 2 cháu lên thực hiện. - Mỗi cháu ném 2-3 lần - Cô quan sát và sữa sai. - Vừa rồi cô cho các con thự hiện vận động gì? - Cháu nhắc lại . * Trò chơi: Hái quả - Cách chơi: cô chia trẻ thành 2 nhóm, Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ làm chú gấu bò qua đường hẹp (bò bằng 2 tay, 2 chân) đến cây hái quả chạy về bỏ vào sọt đựng quả, về xếp cuối hàng chờ đến lượt sau. Khi trẻ trước bò hết đường hẹp, bắt đầu bật thì trẻ sau bắt đầu bò. - Luật chơi: Trẻ phải vận động liên tục theo dây chuyền không dừng lại đến bao giờ hái hết quả. - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần - Sau mỗi lần chơi cô bao quát, động viên nhắc nhở trẻ chơi đúng luật. - Sau mỗi lần chơi cô góp ý, rút kinh nghiệm 3 Hoạt động 3 - Cô cho cháu đi vung tay hít thở nhẹ nhàng. Hồi tĩnh HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát cây hoa mai - Trò chơi vận động: Kéo co - Chơi tự do I.Mục tiêu: - Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Trẻ biết tên gọi,đặc điểm của cây mai, có thân lá. Trẻ biết thân cây mai sần sùi, có nhiều cành, biết ích lợi của cây - Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Trẻ được vui chơi tự do thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ.Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. - Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp khi ra ngoài trời, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể. Giáo dục trẻ biết chăm sóc,tưới nước và bảo vệ cây: không ngắt cành, bẻ lá . II.Chuẩn bị:
- 11 - Góc tạo hình: Trang trí cây mai, cây đào - Góc xây dựng: Xây công viên mùa xuân - Góc thiên nhiên: Cùng chăm sóc cây xanh. -Góc phân vai: Gia đình “Mẹ con”, “Cửa hàng bán hoa” - Vệ sinh – ăn – ngủ HOẠT ĐỘNG CHIỀU Chủ đề: THỰC VẬT Nhánh: NGÀY TẾT QUÊ EM LĨNH VỰC PTNN (VH) HĐH Thơ: CHÙM QUẢ NGỌT Thời gian thực hiện: 20-25 phút I. Mục Tiêu: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung bài thơ Biết được ích lợi của các loại quả - Rèn trẻ đọc thơ diễn cảm, phát biểu to , rõ ràng, diễn đạt đủ câu, thể hiện sắc thái ngữ điệu khi đọc. Biết chơi trò chơi đúng cách, đúng luật - Trẻ thích ăn các loại quả để da dẻ hồng dẻ hồng hào, người khoẻ mạnh * Lồng ghép chuyên đề: Khám phá khoa học, kỹ năng sống. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài thơ “Chùm quả ngọt”. Mô hình vườn cây ăn quả, mô hình hai nhà kho(cô ghép các viên gạch nhựa thành 4 đường bao ) - Một số quả cam, quả táo cho trẻ chơi - Vẽ 2 đường dích dắc cho 2 đội chơi III. Tổ chức hoạt động: tt Cấu Trúc Hoạt động cô và trẻ 1 Hoạt động1 - Các con ơi hôm nay cô sẽ dẫn các con đến thăm vườn cây có ổn định - gt rất nhiều cây ăn quả, muốn biết vườn cây đó có những quả gì bây giờ cô con mình cùng đến thăm vườn cây ăn quả đó nhé ( cho trẻ đi hát bài quả gì) - Các con ơi đã đến vườn cây rồi bây giờ các con hãy chú ý quan sát xem vườn cây đó có những quả gì? - Đây là quả gì? - Quả khế có màu gì? Quả khế ăn chua hay ngọt? - Còn đây là cây gì? Quả cam có màu gì? - Quả cam có dạng hình gì? ăn cam chua hay ngọt? - Còn đây là quả gì? Quả na hình gì? - Các con đã được ăn na chưa? ăn na có ngọt, có thơm không? - Các con ạ trong vườn cây có rất nhiều cây ăn quả, có quả ăn thì rất chua, nhưng cũng có quả ăn lại rất ngọt, mỗi loại quả đều có mùi hương thơm, vị ngọt khác nhau và cô cũng có một bài thơ nói về quả. Sau đây cô mời các con lắng nghe cô đọc bài thơ nói về quả nhé. đó là bài thơ “Chùm quả ngọt” do tác giả “ Tạ Hữu Nguyên” sáng tác. Các con cùng lắng nghe cô