Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh 2: Bé tìm hiểu về nước - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Hoa Phượng

1. Kiến thức:
- Nhận biết một số nguồn nước, đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước
- Biết một số ích lợi, tác dụng của nước đối với cuộc sống, con người, cây cối, loài vật và sự cần thiết của nước. Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và vì sao cần phải giữ gìn nguồn nước sạch, không làm bẩn nguồn nước sạch và tiết kiệm nước.
- So sánh dung tích của 3 đối tượng.
- Biết tô chữ cái p,q.
- Biết tên chuyện tên, tên nhân vật trong chuyện và thể hiện được giọng điệu nhân vật trong chuyện: Hồ nước và mây
- Biết sử dụng các kỹ năng xé dán để xé dán mây
2. Kỹ năng:
- Thực hiện các thao tác đong, đếm và so sánh dung tích 3 đối tượng.
- Rèn kỹ năng tô viết chữ cái p,q
- Rèn kỷ năng xé, dán, bố cục, luật xa gần...
- Rèn kỷ năng kể chuyện diễn cảm, kỷ năng thể hiện giọng điệu nhân vật.
- Tham gia các trò chơi: Đóng vai người bán nước trái cây, xây dựng công viên nước, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Kéo co, rồng rắn lên mây, ô ăn quan.
- Rèn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Rèn một số kỹ năng lao động đơn giản: Dọn đồ dùng đồ chơi, bưng bàn ghế.
3. Thái độ:
Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỹ luật khi tham gia các hoạt động.
Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch và không làm bẩn nguồn nước sạch

doc 13 trang Thiên Hoa 18/03/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh 2: Bé tìm hiểu về nước - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Hoa Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nhanh_2_be_tim_hieu_ve_nuoc_na.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh 2: Bé tìm hiểu về nước - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Hoa Phượng

  1. TUẦN 28: CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: Bé tìm hiểu về nước Từ ngày 20/3 đến 24/03/2023 MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhận biết một số nguồn nước, đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước - Biết một số ích lợi, tác dụng của nước đối với cuộc sống, con người, cây cối, loài vật và sự cần thiết của nước. Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và vì sao cần phải giữ gìn nguồn nước sạch, không làm bẩn nguồn nước sạch và tiết kiệm nước. - So sánh dung tích của 3 đối tượng. - Biết tô chữ cái p,q. - Biết tên chuyện tên, tên nhân vật trong chuyện và thể hiện được giọng điệu nhân vật trong chuyện: Hồ nước và mây - Biết sử dụng các kỹ năng xé dán để xé dán mây 2. Kỹ năng: - Thực hiện các thao tác đong, đếm và so sánh dung tích 3 đối tượng. - Rèn kỹ năng tô viết chữ cái p,q - Rèn kỷ năng xé, dán, bố cục, luật xa gần - Rèn kỷ năng kể chuyện diễn cảm, kỷ năng thể hiện giọng điệu nhân vật. - Tham gia các trò chơi: Đóng vai người bán nước trái cây, xây dựng công viên nước, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Kéo co, rồng rắn lên mây, ô ăn quan. - Rèn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Rèn một số kỹ năng lao động đơn giản: Dọn đồ dùng đồ chơi, bưng bàn ghế. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỹ luật khi tham gia các hoạt động. Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch và không làm bẩn nguồn nước sạch CHUẨN BỊ * Đồ dùng của cô: - Sưu tầm tranh ảnh về các nguồn nước, video vòng tuần hoàn của nước - Tranh trò chơi chữ cái p,q - Đồ dùng học toán: Chai nước, phểu, ly, thau nước - Tranh mẫu tạo hình, nguyên vật liệu thiên nhiên. - Siled tranh chuyện: Hồ nước và mây - Tranh mẫu tạo hình: Xé dán mây * Đồ dùng của trẻ: + Đồ dùng học toán: 3 nhóm: Chai nước, phểu, ly, thau nước + Đồ chơi ở các góc: - Phân vai: + Bán hàng, bác sỉ, lớp học. - Xây dựng: Các loại khối, lắp ghép - Nghệ thuật: Các loại nhạc cô, tranh ảnh, sách báo, nguyên vật liệu thiên nhiên - Học tập: Các loại tranh về nước, các hành động đúng sai, thẻ chữ cái - Thư viện: Các loại sách, báo, kéo, hồ dán - Huy động phụ huynh: Sưu tầm các hộp bánh kẹo, tranh ảnh sách báo, lịch tờ, lịch tập, bìa cattong, chai nhựa
  2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 2 ngày 20 tháng 03 năm 2023 HOẠT ĐỘNG HỌC: Bé tìm hiểu về nước 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết một số đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước. Biết được một số lợi ích, tác dụng của nước đối với đời sống con người, thực vật, động vật - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ và sử dụng nguồn nước tiết kiệm. 2. Chuẩn bị: - Đĩa hình, tranh vẽ các hoạt động cần đến nước. - Nước(nước đá, nước nóng, nước lọc) - Cốc các loại với kiểu dáng, màu sắc khác nhau. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài: Cho tôi đi làm mưa với -Trò chuyện về nội dung bài hát. Hoạt động 2: Trò chuyện về vai trò của nước đối với con người. - Cô cho trẻ quan sát và thảo luận về nước. - Gọi 2-3 trẻ nhận xét về nước trong các cốc. - Nước có mùi gì không?( cho trẻ ngửi) - Hằng ngày cháu uống nước cháu thấy có vị gì? - Cô lắc cốc nước đá và hỏi trẻ: Đoán xem trong cốc có gì?Cho trẻ sờ tay vào thành cốc nước đá. Con cảm thấy thế nào? Tại sao nó lạnh?(nước cho vào ngăn làm đá của tủ lạnh nó sẽ đông thành đá) -Nước đá dùng để làm gì? - GD: không dùng nhiều sẽ bị viêm họng. - Cho trẻ sờ vào thành cốc nước nóng và hỏi trẻ: Con thấy thế nào? Tại sao nước lại nóng. - Cho trẻ đoán xem điều gì khi mở nắp cốc nước? (có những hạt nhỏ li ti đọng ở nắp) - Tại sao có những hạt nước nhỏ li ti?(Vì khi nước bốc hơi nó đọng lại những giọt nước li ti ở nắp ca).Khi trời lạnh, vào mùa đông thì ta dùng nước thì ta dùng nước nóng. - Nước nóng dùng để làm gì?(pha sữa, pha chè, pha nước tắm.) - GD trẻ khi dùng nước nóng không tự ý lấy phải nhờ người lớn giúp. - Cô khái quát: Nước có ở 3 thể loại: thể rắn- nước đá, thể láng (nước ăn, uống, tắm rửa hàng ngày) và thể hơi( khi nước được đun nóng lên). Dù ở thể nào nhưng cũng rất cần thiết đối với đời sống con người. * Cho trẻ chơi TC: Trời mưa - Trời mưa có ích lợi gì? Ngoài ra nước có ích lợi gì?( để tắm, giặt áo quần, nước cho cá sống, cho các PTGT đường thủy đi lại, cho cánh đồng tươi tốt ) * Cho trẻ xem về một số hình ảnh về vai trò của nước đối với con người. - Đây là hình ảnh gì? - Họ đang làm gì? - Nếu không có nước sẽ như thế nào? - Tương tự cho trẻ xem cảnh em bộ đang tắm, cảnh rửa rau, cảnh vo gạo nấu cơm
  3. - Bột màu, sỏi, quả bóng, lá cây 3. Tiến hành: Nội dung1 : Giải câu đố về các nước,hiện tượng tự nhiên Hoạt động 1: - Cô đọc câu đố: Nước: Lúc là mây trắng nhẹ trôi, lúc là bông tuyết rơi rơi trắng trời, lúc thì là hạt mưa rơi, lúc là đá rắn lúc chơi dong dài Hạt mưa: Hạt gì sinh ở trên mây, khi rơi xuống đất cỏ cây mát lành Mưa rào: Chỉ gặp nhau vào mùa hè, ào ào át cả tiếng ve cuối trời Hoạt động 2 - Cho trẻ đọc thuộc lời câu đố và giải câu đố Nội dung2: TC: vật chìm nổi, tan và không tan trong nước Hoạt động 1: Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi: Ở trong rổ của mỗi đội có rất nhiều đồ dùng, các chất bột, vật rắn nhiệm vụ của các đội tìm những vật tan trong nước, vật nổi, vật chìm bỏ vào vị trớ đánh dấu. Đội nào nhanh đúng đội đó chiến thắng, kết quả nào sai thì không được tính. Hoạt động 2: Cho trẻ chơi sau từng lần chơi trẻ tự kiểm tra kết quả của đội mình Thứ 3 ngày 21 tháng 3 năm 2023 HOẠT ĐỘNG HỌC: So sánh dung tích của 3 đối tượng 1. Mục đích yêu cầu : - Biết dung tích của 3 đối tượng : Hình dạng khác nhau nhưng dung tích bằng nhau, hình dạng và dung tích khác nhau. - Rèn kỷ năng đo lường, quan sát, đếm, diễn đạt thuật ngữ toán : ít nhất, nhiều hơn, nhiều nhất, các trò chơi. - Giáo dục ý thức tổ chức kỹ luật 2. Chuẩn bị : Mỗi nhóm 3 chai có hình dạng khác nhau nhưng dung tích bằng nhau,3 chai có hình dạng và dung tích khác nhau, 9 cái ly , 9 cái phễu, 3 chậu nước có pha màu, thẻ số 3. Tiến hành Cho trẻ hát : Cho tôi đi làm mưa với Trò chuyện với trẻ về sự hình thành nước, giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước Hoạt động 1: * Ôn so sánh 3 đối tượng có hình dạng khác nhau nhưng dung tích bằng nhau - Cho 3 nhóm cùng sử dụng 1đơn vị đo(ly) giống nhau, đong nước vào 3 chai có hình dạng khác nhau nhưng có dung tích bằng nhau khi trẻ đong nước xong thì đeo thẻ số chỉ số lần đong vào cổ chai - Cho trẻ nhận xét về hình dạng của chai, số lượng nước đong được trong chai: 3 chai có hình dạng như thế nào? Vậy để đo lượng nước ở trong chai thì dùng cái gì để đo Mỗi chai cần mấy ly nước đổ vào thì đầy, cho trẻ đọc kết quả đo lượng nước ở các chai KQ: 3 chai có hình dạng khác nhau nhưng đựng được lượng nước bằng nhau Hoạt động 2 : * So sánh 3 đối tượng có hình dạng và dung tích khác nhau
  4. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). - Cho trẻ chơi 2-3 lần/ 1 TC Hoạt động 3: Cho trẻ chơi với ô tô, vẽ, nhảy dây, ô ăn quan, thẻ chuyền Cô bao quát lớp và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Rèn kỹ năng rửa mặt. - Làm vở chữ cái 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết rửa mặt theo đúng quy trình. Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh, biết tiết kiệm nước - Trẻ biết thực hiện theo đúng yêu cầu trong vì chữ cái p, q 2. Chuẩn bị : - Khăn mặt có ký hiệu của trẻ - Tranh hướng dẫn LQCC 3. Tiến hành: Nội dung 1: Rèn kỹ năng rửa mặt. Hoạt động1: - Cho trẻ nêu quy trình rửa mặt. Nếu trẻ trả lời chưa đúng thì cô bổ sung Trải khăn ra hai lòng bàn tay. Tay phải lau mắt phải, tay trái lau mắt trái( lau từ đầu mắt ra đuôi mắt). Lần khăn lau miệng, sau đó gấp đôi khăn xoay ngang ( lau trán,má,cằm,cổ). Lật khăn lau gáy. Hoạt động 2: - Cho trẻ thực hành. Cô chú ý hướng dẫn thêm cho trẻ chưa thực hiện được. Nội dung 2: Làm vở chữ cái: Hoạt động1: - Cô treo tranh hướng dẫn cho trẻ đọc từ ở dưới tranh, yêu cầu trẻ tìm và gạch chân chữ cái p,q có trong từ ở dưới tranh. Hoạt động2: - Cho trẻ thực hiện, cô hướng dẫn thêm cho trẻ yếu. Thứ 4 ngày 22 tháng 3 năm 2023 HOẠT ĐỘNG HỌC: Tập tô chữ cái p, q 1. Mục đích yêu cầu : - Trẻ nhận biết chữ cái p,q có trong từ qua trò chơi. - Rèn kỹ năng tô chữ cái, tư thế ngồi, cách cầm bút, rèn kỹ năng nhanh nhẹn chơi trò chơi - Giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông, ý thức kỷ luật, tính kiên trì 2. Chuẩn bị: -Đồ dùng: Tranh hướng dẫn tô chữ p-q, tranh để chơi trò chơi. - Chữ cái p,q bằng xốp 3. Tiến hành : Hoạt động 1: Tập tô chữ p - Chia lớp thành 3 độ cho trẻ chơi trò chơi: gạch chân chữ cái p có trong bài thơ “ ếch dưới ao” - Hướng dẫn tô chữ p: tô nét thẳng đứng từ trên xuống dưới theo chiều mủi tên, trùng khít với nét chấm mờ sau đó tô nét cong tròn khép kín theo chiều mủi tên
  5. 2.Chuẩn bị: - PP chuyện: Hồ nước và mây - Vở toán 3.Tiến hành: Nội dung 1: Làm vở toán Hoạt động 1: - Cô hướng dẫn cho trẻ vẽ thêm các đối tượng để phù hợp với yêu cầu của bài Hoạt động2: - Cho trẻ thực hiện cô đi đến từng trẻ quan sát và cho trẻ trả lời. Nội dung 2: LQ chuyện: Hồ nước và mây Hoạt động 1: - Cô giới thiệu chuyện - Cô kể cho trẻ nghe 2 lần. lần 2 kết hợp slide minh họa - Trò chuyện với trẻ về nội dung chuyện: + trong truyện có những nhân vật nào? + Hồ nước đó nói gì với chị mây? + Chị mây đó trả lời với hồ nước ra sao? - Giáo dục trẻ biết được sự hình thành của nước và qua đó giáo dục trẻ biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Hoạt động 2: - Cho trẻ kể chuyện cùng cô - Cô khuyến khích trẻ kể lại lời thoại của các nhân vật Thứ 5 ngày 23 tháng 3 năm 2023 HOẠT ĐỘNG HỌC : Xé dán mây 1. Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết dùng các kỹ năng xé bấm, xé vòng cung để tạo thành những đám mây -Rèn kĩ năng xé bấm, kỹ năng phết hồ, bố cục, sắp xếp -Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình. 2. Chuẩn bị: Tranh mẫu tạo hình xé dán mây 3. Tiến hành: Hoạt động 1 : Quan sát mẫu Hát: Mưa bóng mây - Trò chuyện sự hình thành của mưa - Cho trẻ xem tranh và đàm thoại về tranh gợi ý: kỷ năng xé dán, bố cục +Tranh xé dán gì? + Mây có dạng gì? + Sử dụng kỹ năng xé gì? + Bố cục tranh như thế nào? Hoạt động 2: Cô làm mẫu - Cô xé mẫu cho trẻ xem: cô chọn giấy màu xanh, dùng hai ngón tay trỏ và ngón tay cái xé bấm hình vòng cung để tạo thành những đám mây, sau đó cô sắp xếp cho cân đối giữa tờ giấy và phết hồ vào mặt sau đám mây và dán vào tờ giấy. - Hỏi ý định của trẻ: Con sẽ xé dán mây như thế nào? Con dùng kỹ năng gì để xé? Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Cô mở nhạc cho trẻ thực hiện