Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Đất nước. Quê hương. Bác Hồ kính yêu - Chủ đề nhánh 2: Quê hương Sóc Trăng - Năm học 2016-2017
I .Mục Tiêu:
- Trẻ biết về một số đặc điểm của quê hương Sóc Trăng và một số nét về cảnh vật , con người , các món ăn đặc trưng của địa phương. Biết chơi trò chơi thành thạo
- Rèn cho trẻ có kĩ năng quan sát, trả lời tròn câu. phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Trẻ mạnh dạn hồn nhiên tham gia tích cực vào hoạt động học tập biết yêu quê hương đất nước. Giáo dục cháu biết yêu quê hương góp phần xây dựng bảo vệ tổ quốc, biết yêu thương đoàn kết dân tộc…
* Lồng ghép chuyên đề: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
II. Chuẩn bị :
- Chuẩn bị:Một số hình ảnh về Hồ Nước Ngọt, Chùa Dơi, chùa cơ sở sản xuất bánh pía chén kiểu,
- Giấy A4, bút sáp màu, Máy hát, máy tính
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Đất nước. Quê hương. Bác Hồ kính yêu - Chủ đề nhánh 2: Quê hương Sóc Trăng - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_dat_nuoc_que_huong_bac_ho_kinh.doc
Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Đất nước. Quê hương. Bác Hồ kính yêu - Chủ đề nhánh 2: Quê hương Sóc Trăng - Năm học 2016-2017
- KẾ HOẠCH TUẦN 2 CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC – QUÊ HƯƠNG – BÁC HỒ KÍNH YÊU CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: QUÊ HƯƠNG SÓC TRĂNG Thực hiện 1 tuần (Từ ngày 24/4 đến 28/4/2017) Tuần/thứ Tuần 2 Thời Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu điểm 24/4 25/4 26/4 27/4 28/4 Đón trẻ, - Cô đón trẻ nhắc nhỡ trẻ cất đồ dùng đồ, đồ chơi đúng nơi quy định. Trò TDS,ĐD chuyện về quê hương Sóc Trăng - Cho trẻ chơi ở các góc - Thể dục sáng: - Điểm danh TD sáng I.MỤC TIÊU: - Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ -Trẻ tập đều đúng các động tác của BTPTC. Hình thành thói quen luyện tập thể dục cho trẻ. -Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi tập. II.CHUẨN BỊ: - Sân tập sạch sẽ thoáng mát - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Khởi động: - Từ 3 hàng dọc cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn chân đi bình thường đi bằng gót chân đi bình thường chạy chậm, nhanh dần 3 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động: Tập kết hợp với bài hát “nhớ giong hát Bác Hồ - Động tác hô hấp( thổi nơ bay, không nhạc ) - Động tác tay( 2L x 4N ): Hai tay đánh chéo nhau, về trước và ra sau. + Nhịp 1: đưa tay trái ra trước, và tay phải ra sau + Nhịp 2: đưa tay phải ra trước, và tay trái ra sau + Nhịp 3: Giơ 2 tay lên cao ngang vai. + Nhịp 4: Hai xuống theo người. + Lần 2: thực hiện như lần1 - Động tác bụng( 2L x 4N ): Đứng quay người sang bên. + Nhịp 1: bước sang trái, tay đưa ra trước. + Nhịp 2: quay sang trái. + Nhịp 1: tay đua ra trước. + Nhịp 2: về TTCB. + Lần 2: thực hiện như lần1
- * Hoạt động 1: Cho cháu hát bài: “Quê hương tươi đẹp”. - Các bạn vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về điều gì? (cháu trả lời) - Quê hương của các bạn ở đâu? (cháu trả lời) - Tình cảm của các bạn dành cho quê hương mình ra sao? (cháu trả lời) - Các bạn có yêu quê hương mình không? - Yêu quê hương của mình thì các con phải cố gắn học thật giỏi để sau này lớn lên mình sẽ làm những việc có ích cho xã hội, để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp nha! * Hoạt động 2: Thỏa thuận - Các con xem hôm nay cô chuẩn bị cho các con những góc chơi nào nè? *Góc xây dựng: Xây khu vui chơi - Muốn xây dựng được ta cần những ai? - Công việc của mỗi người làm gì? - Khi xây sẽ xây gì trước, xây gì sau? - Khi xây xong các bạn trang trí gì? *Góc bán hàng: Cửa hàng bán thức uống - Người bán phải làm gì khi có khách đến? - Còn người mua muốn mua hàng phải làm gì? - Khi mua hàng xong phải làm gì và nói gì? *Góc gia đình: Cha mẹ đưa con đi chơi - Ở góc này cần những ai? - Công việc của mỗi người như thế nào? - Con đối với ba mẹ như thế nào? - Còn ba mẹ chăm sóc con ra sao? - Khi đi chơi thì các con đi bằng gì? - Khi ngòi trên xe thì phải như thế nào? *Góc âm nhạc: Hát về chủ đề quê hương đất nước Bác Hồ kính yêu - Cô có chuẩn bị rất nhiều dụng cụ âm nhạc để các bạn biểu diễn những bài hát về chủ đề quê hương đấtnước Bác Hồ kính yêu. - MC làm công việc gì? - Khi lên biểu diễn ca sĩ sẽ làm sao? - Còn khán giả thì làm gì? * Góc TH: con sẽ tô màu như thế nào? - con sẽ tô màu gì? Ngồi tô như thế nào? .Hoạt động 2:thỏa thuận trước khi chơi - Cô trò chuyện thỏa thuận trước khi chơi, cô hỏi trẻ lớp có những góc chơi nào sau đó cô hỏi trẻ thích chơi ở góc nào + Cô hỏi trẻ các góc chơi sẽ chơi gì và xây dựng gì ? Giáo dục trẻ trong khi chơi không tranh giành đồ chơi, biết cất dọn đồ chơi khi chơi xong.
- - Chuẩn bị:Một số hình ảnh về Hồ Nước Ngọt, Chùa Dơi, chùa cơ sở sản xuất bánh pía chén kiểu, - Giấy A4, bút sáp màu, Máy hát, máy tính III. Tổ chức hoạt động: tt Cấu trúc Hoạt động cô và trẻ 1 Hoạt động - Cô cùng trẻ hát bài “ Quê hương tươi đẹp ” 1: Ổn - Các con vừa hát bài hát gì ? định - Bài hát nói lên điều gì ? - Bạn nào còn nhớ mình là người ở ấp nào? - Xã nào? Huyện nào? Tỉnh nào? - (cho trẻ nhắc lại) - Hôm nay cô và các con chúng ta cùng tìm hiểu về Sóc Trăng quê hương của chúng ta nhé các con. 2 Hoạt động *Nhận biết về cảnh vật , con người và một số công trình xây dựng 2: quan của Sóc Trăng sát đàm -Ở quê hương Sóc Trăng của chúng ta có những khu vui chơi thoại về nào ? quê hương - Cô cho trẻ kể theo hiểu biết của trẻ Sóc - Cô cho trẻ xem hình ảnh về Hồ nước ngọt và 1 số trò chơi nơi TRăng đó - Ngoài Hồ nước ngọt ra con còn biết đia điểm tham quan du lịch nào nữa? - (chùa dơi, chùa chén kiểu ) - Chùa Dơi còn gọi là chùa Mã Tộc, - Quê hương Sóc Trăng chúng ta có những món ăn nào đặc trưng nào nữa? (bún mắm, bánh pía, lạp xưởng ) - Cho trẻ quan sát một số hình ảnh về các cơ sở sản xuất bánh pía, lạp xưởng - Ngoài ra con còn biết những nơi nổi tiếng nào của tĩnh Sóc Trăng nữa ? - Sóc trăng có những dân tộc nào sinh sống con có biết không? - Cô giới thiệu về hình ảnh ba dân tộc Kinh, Hoa, Khơme - Con thấy người Kinh ăn mặc như thế nào? (người Hoa, Khơme)? - Cho trẻ xem các hoạt động của 3 dân tộc. - Ngày Kinh – người Việt có những lễ hội nào? Vào tháng nào trong năm? (tết nguyên đán, 1,2,3 tháng 1, tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5, tết trung thu tháng 15 tháng 8) - Cô giới thiêu cho trẻ biết vào ngày tết Đoan Ngọ ở quê hương Kế sách có lễ hội sông nước miệt vườn diễn ra hàng năm ở cồn Mỹ Phước )
- 1. Mục Tiêu: - Gợi cho trẻ chơi được các trò chơi thõa mãn nhu cầu vận động của trẻ - Trẻ biết chơi cùng nhau, biết cùng nhau phối hợp nhịp nhàng - Trẻ đoàn kết hứng thú tích cực tham gia vào các buổi hoạt động ngoài trời 2. Chuẩn bị - bóng - Sân bằng phẳng rộng rãi 3. Tổ chức hoạt động - Nhắc trẻ các yêu cầu khi ra sân Cô giới thiệu trò chơi: “kìm bay” + Cách chơi:: chia đối diện nhau. Mỗi lần cô cho 2 trẻ ở mỗi đội lên chơi. 2 Cháu ở mỗi đội phải kiềm quả bóng chạy nhanh đến vạch yêu cầu, không làm roi bóng, + Luật chơi: nếu đội nào làm bóng rơi thì thua cuộc. + Trò chơi “chặt cây dừa chừa cây đậu” Cô cho cháu nói lại luật chơi, cách chơi (sách TC trò chơi, bài hát, thơ ca, câu đố trang 59 ) + Cô tiến hành cho trẻ chơi - Chơi tự do : + Cô theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ. + Gần hết giờ cô tập trung trẻ lại cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng rồi điểm lại sĩ số rồi đi về lớp HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Xây hồ nước ngọt - Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng, - Góc âm nhạc: Hát các bài hát về quê hương - Góc nghệ thuật : Vẽ cảnh đẹp quê hương Vệ sinh – ăn –ngủ HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Tập một số động tác sau khi ngủ dậy. - sử dụng tô màu tranh - Cho trẻ tô hình lá cờ - Nhắc trẻ tư thế cầm bút, tô màu - Nhận xét tranh NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY – TRẢ TRẺ HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ ba 25/4/2017 ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG –ĐIỂM DANH CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC – QUÊ HƯƠNG – BÁC HỒ KÍNH YÊU NHÁNH 2: QUÊ HƯƠNG SÓC TRĂNG Lĩnh vực PTTC (TD) HOẠT ĐỘNG HỌC
- - Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh cô bắt đầu bước đường hẹp, chân và không đạp lên vạch và đầu giữ thăng bằng không làm rơi túi cát , sau cô tiếp tục đường hẹp đến đích và lấy túi cát để vào rổ và đi về cuối hàng đứng. - Mời 1 cháu lên thực hiện mẫu lại cô và cả lớp nhận xét - Trẻ thực hiện: Cho lần lượt 2 trẻ ở 2 hàng lên tập - Cô quan sát sửa sai cho cháu , động viên tuyên dương cháu * Trò chơi “ Thi nhặt bóng” Cô nêu luật chơi, cách chơi - Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được phép lấy 1 quả bóng, nếu lấy được bóng thì đem về bỏ vào rổ của đội mình, nếu ai lấy trước khi có hiệu lệnh của cô bị phạm luật. - Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội đứng thành 3 hàng dọc, cách hàng 3m cô để rổ đựng những quả bóng và trước hàng cô để sọt để trẻ nhặt bóng bỏ vào. + Khi cô nói bắt đầu thì trẻ ở đầu hàng của mỗi đội chạy nhanh lên nhặt 1 quả bóng đem về để vào rổ mình và về cuối hàng đứng. thực hiện đến khi nào hết bạn thì cô cho trẻ dừng lại. + Cô cùng trẻ đếm xem đội nào nhặt được nhiều quả bóng hơn. Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần c3 Hoạt động 3: Đi nhẹ nhàng vòng quanh hít thở sâu Hồi tĩnh HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Trò chuyện về các món ăn Sóc Trăng - Trò chơi: mít mật mít dai - Chơi tự do I. Mục tiêu: - Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của các đối tượng trò chuyện - Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Rèn phát triển vận động và ngôn ngữ cho trẻ qua trò chơi - Cháu ra sân có nề nếp, biết chơi đoàn kết, có kỷ luật II. Chuẩn bị: - Tạo tâm thế cho trẻ trước khi đi hoạt động ngoài trời. III. Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động 1:ổn định tổ chức: - Dặn dò trẻ trước khi ra sân,
- 1: - Các con vừa hát bài gì? - Quê hương của con có tên là gì? (Sóc Trăng) - Thế các con có biết trước đây quê hương Sóc Trăng của mình như thế nào không? - Sau khi chiến tranh kết thúc người dân của Sóc trăng phải chịu hi sinh mất mát và xây dựng lại quê hương bằng sức lao động của mình, đa số sống bằng nghề nông, ngày nay nhờ vào việc nuôi tôm mà có nhiều gia đình trở nên giàu có, chúng ta phải biết yêu quê hương tự hào là người dân Sóc Trăng - Cô mở vài hình ảnh về Sóc Trăng cho trẻ xem. - Cô cũng có 1 bài thơ nói về cảnh làng quê rất êm đẹp đó là bài thơ “Làng em buổi sang” – ST Nguyễn Đức Hậu, hôm nay cô sẽ dạy các con nhé! 2 Hoạt động - Cô đọc bài thơ “Làng em buổi sáng ” cho cháu nghe. 2 : Truyền - Lần 1: Đọc thật diễn cảm kết hợp động tác minh hoạ thụ tác - Nội dung: bài thơ này nói về cảnh làng quê buổi sáng, cây cối phẩm chim cá thức dậy và tạo nên cảnh đẹp bình dị. - Lần 2: cô đọc kết hợp cho trẻ xem hình ảnh. • Giảng thơ : “Tiếng chim hót Cùng tỏa hương.” - Khổ thơ này nói về cảnh ở trong vườn, Khi có tiếng chim hót làm cho vườn vui vẻ hẵn lên và hoa quả trong vườn cũng tỏa mùi hương thơm. - * Xôn xao: nôn nao, náo nức, trạng thái vui ( Trẻ nhắc) “ Tiếng chim hót ” - Hai câu thơ nói lên khi có tiếng chim hót ở bờ ao thì làm cho ao rung rinh nước và cá bơi tung tăng * Tung tăng: nói lên sự vui vẻ hớn hở chuyển động của các chú cá (Trẻ nhắc) •Đàm thoại - Các bạn vừa nghe cô đọc bài thơ gì? - Trong bài thơ có con vật gì? ( Chim, cá) - Bạn nào cho cô biết “khi chim hót trong vườn thì có chuyện gì xảy ra? - Câu thơ nào nói lên điều đó ? - Khi chim hót ở bờ ao thì có chuyện gì xảy ra?
- định gây - Bài hát nói về điều gì? hứng thú: - Thủ đô của nước Việt Nam ở đâu? Hà Nội có gì đẹp? - Các con có yêu đất nước mình không? - Yêu đất nước mình thì các con phải làm gì? - À đúng rồi yêu đất nước mình thì các con phải chăm ngoan, học thật giỏi vâng lời Bác Hồ dạy, để sau này lớn lên làm những việc có ích cho xã hội, giúp cho quê hương mình ngày càng giàu đẹp như Bác Hồ có nói “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không chính là nhờ vào một phần công học tập của các cháu”! - Giờ thì chú ý cô nhé 2 Hoạt động - Gió thổi gió thổi ( thổi gì) 2: - Thổi bay rổ ra phía trước mặt con Xác định - Các con ơi trong rổ con có gì? phía trước - Dạ tô và muỗng ( cái muỗng còn gọi là cái thìa nữa đấy) phía sau - Cô đàm thoại: Cái tô và cái muỗng dung để làm gì? của bản - Muốn khỏe mạnh thì phải làm sao? ( ăn uống đủ chất ) thân - Bác hồ đã nói: - “ Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan” - Vậy thì phải ăn giỏi hết suất ăn của mình nhé các con - Hằng ngày cô giáo dùng tô và muỗng này để bới cơm cho các cháu ăn, Khi ăn các con nhớ cầm tô cẩn thận không được làm rớt tô và phải ăn hết phần để cô khen nhé. - Cô và trẻ cùng kiểm tra: bây giờ cô cùng các con chơi trò chơi với cái tô và cái muỗng này nhé, Trò chơi “dấu cô” nhé. - Cô mời trẻ cầm tô để phía trước và muỗng ra phía sau - Các con nhìn thấy cái tô không? - Những đồ dùng mà con nhìn thấy là ở phía trước con - Mời tổ, cá nhân nhắc lại câu trả lời. - Cái muỗng con không nhìn thấy nên cô nói cái muỗng đặt ở phía sau lưng con - Cô mời vài cá nhân đứng lên nhắc lại . - Cô mời 1 trẻ lên bảng quay lưng lại với bạn: - Con có nhìn thấy bạn không? - Vì các bạn ở sau lưng của con nên cô nói các bạn ở phía sau con, con nhìn thấy được gì ? ( các bảng quay 2 mặt) - Cố nhấn mạnh để trẻ nhớ: - Con nhìn thấy được cái bảng nên cái bảng ở phía trước con. - Phía trước là trước mặt tính từ tầm mắt hướng thẳng về trước. - Phía sau là sau lưng ( phần không nhìn thấy được) - Cho trẻ nhắc lại