Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Đồ vật bằng nhựa - Năm học 2023-2024 - Đỗ Thị Thanh Loan

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức

Nhận biết các vật dụng mà mỗi người sử dụng trong nhà được làm bằng nhựa hay không phải nhựa.

Nêu được đặc điểm chung của nhựa, phân loại nhựa với đồ vật khác.

2. Kỹ năng

Xác định những chức năng sử dụng phổ biến của đồ nhựa trong gia đình.

Xác định những đồ nhựa nào thường được vứt đi sau khi dùng và những cách để giảm nhựa tại nhà.

3. Thái độ

Thể hiện mong muốn biết nhựa đến từ đâu và đi đến đâu. Trẻ hứng thú, tích cực phối hợp tham gia hoạt động nhóm.

II. CHUẨN BỊ

- Nhạc bài hát, video, chuẩn bị các trò chơi cho trẻ

- Rổ, đồ dùng bằng nhựa, lọ, thìa, cốc …

III. CÁCH TIẾN HÀNH * Ổn định tổ chức

Hoạt động 1: Bé với đồ chơi bằng nhựa

Cho trẻ đi chọn đồ dùng bằng nhựa xung quanh lớp về bỏ 2 nhóm trên nền nhạc vui nhộn (các đồ chơi lắp ghép, đồ dùng nấu ăn, chai nước khoáng, ly cốc, chén, muỗng bằng nhựa….)

Cho trẻ thảo luận đồ dùng vừa tìm được.

+ Các đồ vật có đặc điểm chung gì? (Chai nhựa, khối nhựa, ly nhựa đều làm bằng nhựa)

+ Cô giơ 3 đồ vật: ly nhựa quả nhựa, búp bê nhựa hỏi trẻ 3 đồ vật có đặc điểm chung làm bằng chất liệu gì? (đều làm bằng nhựa)

+ Cô ghi từ “nhựa” lên bảng hoặc máy tính, cho trẻ đọc từ “ Nhựa” 3-4 lần

pdf 3 trang Thiên Hoa 15/03/2024 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Đồ vật bằng nhựa - Năm học 2023-2024 - Đỗ Thị Thanh Loan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_ban_than_de_tai_do_vat_bang_nh.pdf

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Đồ vật bằng nhựa - Năm học 2023-2024 - Đỗ Thị Thanh Loan

  1. PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG TRƯỜNG MẦM NON HẢI PHÚ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN ĐỀ ‘NHỰA VÀ TÔI’’ Chủ đề: Bản thân Đề tài: Đồ vật bằng nhựa Độ tuổi: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Người thực hiện: Đổ Thị Thanh Loan Ngày dạy: 18/10/2023.
  2. + Chai nhựa dùng để đựng nước + Khối nhựa dùng làm đồ chơi + Hộp nhựa đựng thức ăn + Ly nhựa dùng để uống nước + Dép nhựa dùng để mang gữ chân sạch sẽ Những đồ vật không phải là nhựa dễ bị vỡ hơn so với đồ nhựa như: chai thủy tinh dễ vỡ hơn so với chai nhựa. - Cho trẻ kể tên các đồ dùng bằng nhựa của cá nhân ở gia đình Cô khái quát: Tất cả những đồ dùng trên đều làm bằng nhựa đều dùng phổ biến trong gia đình và lớp học, mỗi đồ vật có mỗi công dụng và tác dụng riêng, các loại nhựa sử dụng một lần khác như túi nhựa, gói nhựa, giấy gói nhựa, ống hút nhựa, hộp thức ăn bằng nhựa, đồ dùng bằng nhựa và chai nước bằng nhựa. Hoạt động 3: Nhựa và rác thải Cho trẻ xem đoạn Video nhựa với môi trường sống xung quanh bé, đời sống con người Cho trẻ nêu ý kiến về đoạn vi deo vừa xem Cô gợi ý hỏi trẻ: + Chuyện gì sẽ xảy ra nếu có quá nhiều người vứt bỏ nhựa + Các con có thể làm gì tại nhà và trong trường học để giúp giảm bớt các vấn đề với chất thải nhựa. Giáo dục: Có rất nhiều vấn đề phát sinh từ rác thải nhựa. Là những công dân có trách nhiệm, chúng ta phải giảm thiểu việc sử dụng các vật liệu làm bằng nhựa càng nhiều càng tốt, đặc biệt có các sản phẩm tương tự không phải bằng nhựa thân thiện hơn với môi trường. Hoạt động 4: Công dân nhí Cô hướng dẫn cách chơi: trong rổ có rất nhiều loại nhựa khác nhau nhiệm vụ các con chọn nhựa sử dụng một lần vào thùng rác.Chọn nhựa tái chế bỏ vào rổ ,xếp đồ chơi. Tổ chức cho trẻ chơi : Cô quan sát, hướng dẫn trẻ Kiểm tra kết quả, nhận xét tuyên dương * Kết thúc: Hát vận động “ Vũ điệu rữa tay” chuyển hoạt động. Giáo viên Đỗ Thị Thanh Loan