Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân của bé - Chủ đề nhánh 4: Các bộ phận cơ thể - Phát triển vận động: Đi trên ván kê dốc; Làm quen với toán: So sánh dung tích của 3 đối tượng - Năm học 2020-2021

I. Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng:
 Đón trẻ - trò chuyện :
Trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động của trẻ và phòng bệnh theo mùa.
 Điểm danh: Cô gọi tên từng trẻ để kiểm tra sĩ số của lớp.
 Thể dục sáng: Theo hướng dẫn của cô
II. Hoạt động học:
PTVĐ: ĐI TRÊN VÁN KÊ DỐC
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ có kĩ năng giữ thăng bằng khi đi trên ván kê dốc
2. Chuẩn bị:
- 2 ván kê dốc
- 2 rổ túi cát
- Nhạc .
3. Tiến hành :
Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài: “ Cháu vẽ ông mặt trời”
- Trò chuyện:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Hôm nay các con thấy thời tiết thế nào?
+ Trời nắng các con phải thế nào?
- Giáo dục trẻ biết mặc áo quần thoáng mát, đội mũ, đeo khẩu trang khi ra đường.
- Muốn cơ thể khỏe mạnh, các con phải làm gì?
Hoạt động 1 : Khởi động :
- Cho trẻ đi, chạy theo vòng tròn với các kiểu chân: Đi bằng mũi chân, đi bình thường, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh…theo nhạc.
docx 5 trang Thiên Hoa 28/02/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân của bé - Chủ đề nhánh 4: Các bộ phận cơ thể - Phát triển vận động: Đi trên ván kê dốc; Làm quen với toán: So sánh dung tích của 3 đối tượng - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_ban_than_cua_be_chu_de_nhanh_4.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân của bé - Chủ đề nhánh 4: Các bộ phận cơ thể - Phát triển vận động: Đi trên ván kê dốc; Làm quen với toán: So sánh dung tích của 3 đối tượng - Năm học 2020-2021

  1. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ 2 ngày 19/10/2020 I. Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng: ▪ Đón trẻ - trò chuyện : Trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động của trẻ và phòng bệnh theo mùa. ▪ Điểm danh: Cô gọi tên từng trẻ để kiểm tra sĩ số của lớp. ▪ Thể dục sáng: Theo hướng dẫn của cô II. Hoạt động học: PTVĐ: ĐI TRÊN VÁN KÊ DỐC 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ có kĩ năng giữ thăng bằng khi đi trên ván kê dốc 2. Chuẩn bị: - 2 ván kê dốc - 2 rổ túi cát - Nhạc . 3. Tiến hành : Ổn định tổ chức - Cho trẻ hát bài: “ Cháu vẽ ông mặt trời” - Trò chuyện: + Các con vừa hát bài gì? + Hôm nay các con thấy thời tiết thế nào? + Trời nắng các con phải thế nào? - Giáo dục trẻ biết mặc áo quần thoáng mát, đội mũ, đeo khẩu trang khi ra đường. - Muốn cơ thể khỏe mạnh, các con phải làm gì? Hoạt động 1 : Khởi động : - Cho trẻ đi, chạy theo vòng tròn với các kiểu chân: Đi bằng mũi chân, đi bình thường, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh theo nhạc. Hoạt động 2 : Trọng động : * BTPT chung: - Hô hấp: Thổi bóng. - ĐTTay: Hai tay đưa ra ngang, lòng bàn tay ngửa, đưa tau ra trước mặt.( 2 lần 8 nhịp) - ĐT Chân: Ngồi khuỵu gối. ( 3 lần 8 nhịp) - ĐT Bụng: Hai tay đưa lên cao, cúi gập người xuống. .( 2 lần 8 nhịp) - ĐT Chân: Ngồi khuỵu gối. .( 2 lần 8 nhịp) - ĐT Bật: Tách chân, gộp chân. .( 2 lần 8 nhịp) *. Vận động cơ bản : “Đi trên ván kê dốc.” - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. - Cô làm mẫu lần 2 và phân tích : Cô đứng ở đầu thấp, hai tay dang ngang để giữ thăng bằng, bước lên tấm ván và đi dần lên đến đầu cao thì dừng lại. Sau đó quay người và đi xuống. - Mời trẻ lên thực hiện cùng cô - Trẻ thực hiện: Cô cho cả lớp thực hiện, cô theo dõi, động viên trẻ.
  2. mực nước vừa đong bên ngoài chai nhựa. Tiếp tục như thế cô đong nước từng ly vào và đánh dấu mực nước cho đến khi nước trong chai đầy lên - Cô cho cả lớp đếm số vạch đã đánh dấu và gắn chữ số tương ứng. - Cô mời 1 trẻ lên thực hiện đong nước vào chai còn lại. ( cô sữa sai cho trẻ về thao tác đo dung tích) - Cho trẻ nhận xét về kết quả đo của 3 chai. - Cô khái quát: Như vậy tuy 3 chai không bằng nhau về chiều cao và hình dạng nhưng chúng đều có dung tích bằng nhau. ( Cho trẻ nhắc lại kết quả so sánh) * Đo dung tích của 3 đối tượng khác nhau về hình dạng và dung tích: - Cô đặt 3 cái chai khác, gợi ý cho trẻ quan sát về hình dạng của các chai đó và đoán xem dung tích của 3 cái chai này như thế nào. - Cô mời 1 trẻ lên thực hiện thao tác đo, đánh dấu mực nước, đếm và chọn thẻ số tương ứng. Cô hỏi trẻ so sánh về kết quả đo: + Nhìn bằng mắt thường, các con có thể so sánh dung tích của 3 chai này không? + Cô có thể dùng cái ly này để đong nước vào chai để đo dung tích của chúng được không? - Cho trẻ quan sát cô làm mẫu, phân tích cách đo: cô dùng 1 cái ly để đong nước vào chai, lần lượt cô đong nước vào chai thứ nhất. Khi đong vào được 1 ly, cô dùng bút vạch ngang + Số ly nước đong vào 3 cái chai như thế nào? + Số ly nước đong vào chai thứ nhất là mấy ? + Số ly nước đong vào chai thứ 2 là mấy ? + Số ly nước đong vào chai thứ 3 là mấy? + Vì sao lại có sự khác nhau này? - Cho trẻ nhận xét về dung tích trong 3 cái chai vừa đong. - Cô khái quát: 3 cái chai có hình dạng khác nhau và dung tích cũng khác nhau. * Đo dung tích bằng nhiều dụng cụ khác nhau: - Cô đặt 1 chai to lên bàn và 3 dụng cụ để đong. Cô đong nước lần lượt vào chai với 3 dụng cụ đong khác nhau. Sau đó cho trẻ quan sát, so sánh, nhận xét kết quả đo. - Cô đong nước vào 3 cái ly, đánh dấu mực nước và chọn thẻ chữ số tương ứng. Gợi ý trẻ nhận xét kết quả đo với mỗi dụng cụ đo: + Số ly nhỏ ( màu đỏ) đong vào chai là mấy? + Số ly vừa ( màu xanh) đong vài chai là mấy? + Số ly to ( màu vàng) đong vào chai thứ ba là mấy? + Các con có nhận xét gì về các dụng cụ đong nước này ? - Cô khái quát: Dụng cụ nào có số lần đong nhiều hơn thì dung tích nhỏ hơn, dụng cụ nào có số lần đong ít hơn thì dung tích lớn hơn. c. Luyện tập : - Cô chia trẻ thành 2 nhóm để đong nước vào chai và gắn thẻ chữ số tương ứng biểu thị kết quả đo: + Nhóm 1: Đo dung tích 3 đối tượng có hình dạng khác nhau – dung tích bằng nhau. + Nhóm 2: Đo dung tích bằng nhau, các dụng cụ khác nhau. - Cô bao quát, theo dõi thao tác đo của các nhóm.
  3. trong ngày của trẻ. IX. Đánh giá: Biện pháp: .