Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề 6: Thế giới động vật - Tuần 22: Động vật sống dưới nước - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Trường Thủy

* Nội dung:
- Bé chơi đóng vai: Cô giáo, bán hàng, bác sĩ.
- Bé chơi xây dựng: Xây dựng trang trại nuôi tôm, cá.
- Bé vui học: Làm bài tập vở toán, chơi lô tô, cắt dán tranh làm sách các con vật dưới nước.
- Bé làm hoạ sĩ: Vẽ, tô màu, xé, cắt dán về một số con vật sống dưới nước.
- Bé với thiên nhiên: Tưới cây, lau lá, gieo hạt,in hình trên cát.
* Mục tiêu:
- Biết cảm ơn, xin lỗi.
- Nói và đặt tên cho sản phẩm.
- Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.
- Trẻ sử dụng các loại câu đơn, ghép.
- Tìm cách để giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực.
- Bé thể hiện được vai cô giáo, người bán hàng, bác sĩ. Biết mạnh dạn trao đổi ý kiến của mình với bạn.
- Trẻ biết đóng vai chú công nhân sử dụng các nguyên vật liệu để xây dựng trang trại nuôi tôm, cá, không tranh giành đồ chơi của nhau.
- Trẻ biết giở sách từ trái sang phải, làm vở toán theo hướng dẫn của cô, biết chơi lô tô về một sô động vật sống dưới nước.
- Trẻ biết chọn màu phù hợp để vẽ và tô màu một số động vật sống dưới nước.
- Trẻ biết dùng khăn chăm sóc, biết tưới nước cho cây, gieo hạt. In hình các con vật trên cát.
* Chuẩn bị:
- Bé chơi đóng vai: Đồ chơi bán hàng, các đồ chơi cô giáo, đồ dùng bác sĩ.
- Bé chơi xây dựng: Gạch xây dựng, cây xanh, thảm cỏ, hoa, các con vật như: tôm, cá, cua...
- Bé vui học: Truyện tranh, sách báo, vở toán, giấy A4, keo, kéo...
- Bé làm hoạ sĩ: Giấy A4, tranh vẽ, các đồ dùng dụng cụ, bút màu, khăn lau.
- Bé với thiên nhiên: Cây xanh, khăn lau, nước, bình tưới cây, cát...
* Tiến hành:
1. Thỏa thuận trước lúc chơi.
- Cô giới thiệu nội dung các góc chơi: cô cho trẻ thỏa thuận vai chơi với nhau.
2.Quá trình chơi:
- Cho trẻ về các góc và lấy đồ chơi để chơi
- Cô bao quát, gợi mở, hướng dẫn cho trẻ chơi.
- Hướng cho trẻ thể hiện đúng vai chơi mà mình đã chọn.
- Xử lý tình huống chơi.
doc 18 trang Thiên Hoa 19/03/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề 6: Thế giới động vật - Tuần 22: Động vật sống dưới nước - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Trường Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_6_the_gioi_dong_vat_tuan_22.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề 6: Thế giới động vật - Tuần 22: Động vật sống dưới nước - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Trường Thủy

  1. Tuần 22: “ Động vật sống dưới nước” Thời gian: Từ ngày 13/2- 17/02/2023 * KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: Nội Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 dung - Tự cất đồ dùng cá nhân gọn gàng - Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn Đón trẻ - Biết thực hiện theo đúng quy tắc ứng xử - Sử dụng một số từ chào hỏi đối với người lạ trong sân trường. - Trẻ biết lắng nghe và trao đổi với người đối thoại: Trò + Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với hoàn cảnh chuyện +Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2-3 hành động sáng - Mở chủ đề: Động vật sống dưới nước. * Mục tiêu: Trẻ biết thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo bản nhạc/bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp. * Tiến hành: - Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh sau đó đội hình chuyển thành 3 hàng ngang khoảng Thể dục cách đều nhau (Trên nền nhạc “Chim vành khuyên") sáng - Trọng động: Thực hiện các động tác trên nền nhạc “Rửa mặt như mèo" + Hô hấp: Hít vào, thở ra. + Tay: Đưa tay lên cao, ra trước, sang hai bên (4Lx4N) + Bụng lườn: Đứng một chân đưa lên trước, khuỵu gối (4Lx4N) + Chân: Nhún chân (4Lx4N) + Bật tách chân- khép chân (4Lx4N) - Hồi tĩnh: Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng trên nền nhạc "Chim mẹ, chim con". PTTC KPXH PTNN PTTM PTTM Chuyền bóng Tìm hiểu Thơ: Tôm Xé dán đàn Dạy hát: Hoạt qua đầu qua con cá chép. Càng chăm cá (ĐT) Chú ếch động chân. con học chỉ (Nguyễn Viết Bình) TCVĐ: TCVĐ: TCVĐ: TCVĐ: TCVĐ: - Tung bóng - Rồng rắn - Tung bóng - Rồng rắn - Rồng rắn Hoạt lên cao và bắt lên mây. lên cao và bắt lên mây. lên mây. động bóng bằng bóng bằng ngoài hai tay. hai tay. trời HĐCCĐ: HĐCCĐ: HĐCCĐ: HĐCCĐ: HĐCCĐ: TC một số LQ thơ: Quan sát vườn LQ bài hát: Vẽ động
  2. - Cô giới thiệu nội dung các góc chơi: cô cho trẻ thỏa thuận vai chơi với nhau. 2.Quá trình chơi: - Cho trẻ về các góc và lấy đồ chơi để chơi - Cô bao quát, gợi mở, hướng dẫn cho trẻ chơi. - Hướng cho trẻ thể hiện đúng vai chơi mà mình đã chọn. - Xử lý tình huống chơi. 3. Nhận xét sau khi chơi: - Cô nhận xét từng góc chơi. - Cho trẻ tham quan góc chơi nổi bật, có sản phẩm mới. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định. Nhận xét giờ chơi, tuyên dương, cắm hoa bé ngoan. - Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Trẻ biết tự cởi và mặc quần áo khi cần thiết (đi vệ sinh, ướt, bẩn ). Vệ sinh - Ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước. - Biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở. - Ăn đa dạng các loại thức ăn. - Chủ động trong một số hoạt động. Ăn - Nhận biết một số thực phẩm thông thường, giá trị DD của một số thực phẩm. - Chủ động trong một sô hoạt động: trẻ ngủ đúng giờ, không làm ồn khi Ngủ ngủ. - Nghe nhạc dân ca. TC mới: Tập xé dán Ôn thơ: Tôm Toán: Tách - BD văn Hoạt “Rồng rắn lên đàn cá. Càng chăm gộp trong nghệ. động mây” chỉ phạm vi 4 - Nêu chiều thành 2 phần gương cuối tuần - Cô cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chải tóc gọn gàng. Trả trẻ - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cá nhân của trẻ trước khi về. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Nội dung Mục tiêu PP Hình thức tổ chức Thứ 2 - Trẻ thực hiện yêu I. Chuẩn bị: Ngày 13/2/2023 cầu của bài học. Trẻ - Địa điểm: Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát PTTC: biết dùng sức của - Vạch kẽ , nhạc. Chuyền bóng đôi tay để ném trúng - Đĩa nhạc về chủ đề. qua đầu , qua đích. Khi ném phải II. Tiến hành: chân biết ước lượng để * Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú ném chính xác vào - Để cơ thể khỏe mạnh thì các con thường
  3. - Chúng mình vừa thực hiện vận động gi? c. TCVĐ: kéo co * Chuẩn bị: Một sợi dây thừng dài 6m + Vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội + Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc + Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. .- Cô tổ chức trẻ chơi 2-3 lần. *Hồi tĩnh: - cho trẻ đi nhẹ nhàng Hoạt động 3: Kết thúc - Kết thúc: nhận xét tuyên dương cho trẻ cắm hoa bé ngoan. Hoạt động I. Chuẩn bị: ngoài trời: - Tranh ảnh về một số con vật sống dưới nước. TCVĐ: - Trẻ nắm được cách - Phấn, giấy, chong chóng cho trẻ chơi tự do. - Tung bóng lên chơi, luật chơi, II. Tiến hành: cao và bắt bóng hứng thú tham gia - Cho trẻ ra sân, cô tập trung trẻ lại giao nhiệm bằng hai tay. trò chơi vụ, dặn dò trẻ HĐCCĐ: - Trẻ biết tên gọi, 1.TCVĐ: Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng Trò chuyện về đặc điểm nổi bật của hai tay. một số con vật một số con vật sống - Cô giới thiệu tên trò chơi sống dưới dưới nước. - Nêu cách chơi, luật chơi nước. - Giáo dục trẻ biết - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần mỗi trò chơi. chăm sóc các con - Cô chú ý bao quát hướng dẫn trẻ. vật. 2. HĐCCĐ: Trò chuyện về một số con vật CTD: Chơi - Trẻ biết chơi với sống dưới nước. với đồ chơi đồ chơi, không tranh Cho trẻ ngồi xung quanh hát bài hát “Cá vàng ngoài trời. giành đồ chơi. bơi” + Các con vừa hát bài hát nói về con gì? - Cô cho trẻ xem tranh về một số con vật sống dưới nước: - Lần lượt quan sát các loại con vật sống dưới nước (con cá, tôm, cua )
  4. + Con cá chép đang làm gì ? + Cá chép sống ở đâu ? - Cho trẻ xem cá và hỏi trẻ ? + Cá có những bộ phận nào? (Đầu,mình,đuôi) + Đây là bộ phận gì của con cá ? + Miệng cá dùng để làm gì ? + Mắt cá dùng để làm gì ? + Vây cá dùng để làm gì ? + Đây là gì của con cá chép ? + Đuôi cá dùng để làm gì ? - Con cá chép ăn gì ? - Lợi ích của cá chép : + Cá có nhiều chất đạm rất tốt cho sức khỏe + Cá làm được nhiều món rất ngon + Các con có biết món nào làm từ cá không ? ( cá kho, cá chiên ) Ngoài con cá chép ra các con còn biết những loại cá nào nữa không ? * Cô giới thiệu về một vài loài cá, cá mè, cá rô phi, cá trê Cho trẻ quan sát và đọc => Giáo dục : Cá chép là loài động vật sống dưới nước rất có ích cho con người,cá không chỉ bắt bọ gậy làm sạch nguồn nước mà cá còn là thức ăn giàu chất đạm nên khi ăn các con phải ăn hết phần ăn của mình và chúng ta phải bảo vệ môi trường sống của cá ,không vứt rác xuống ao hồ của cá . * Đàm thoại mở rộng: - Cho trẻ kể tên các loại động vật khác sống ở dưới nước mà trẻ biết - Cô giới thiệu cho trẻ biết các con vật trên đều sống dưới nước và cung cấp cho cơ thể chúng ta lượng thực phẩm rất đa dạng giàu chất đạm giúp cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh, thông minh. * Trò chơi luyện tập: - TC1: Chọn tranh theo yêu cầu của cô - TC2: Thi xem tổ nào nhanh Cô giải thích luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần mỗi trò chơi. Hoạt động 3: Kết thúc - Củng cố : các con tìm hiểu về gì ? - Nhận xét tuyên dương: Cắm hoa bé ngoan.
  5. thành sản phẩm. - Cô mở nhạc cho trẻ nghe. *Bồi dưỡng trẻ yếu: Cô chủ động đến những trẻ yếu Hưng, Huy và gợi cho trẻ tạo được sản phẩm. 2. Vệ sinh - trả trẻ: - Cô cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chải tóc gọn gàng. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cá nhân của trẻ trước khi về. Đánh giá trẻ hằng ngày: Thứ 4 - Trẻ nhớ tên bài I. Chuẩn bị: 15/02/2023 thơ, tên tác giả, hiểu - Tranh PW minh hoạ bài thơ. Sa bàn, nhạc PTNN: nội dung bài thơ. - Ti vi, que chỉ Thơ : Tôm Trẻ đọc thuộc toàn II. Tiến hành: Càng chăm bộ bài thơ Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu bài: chỉ. - Rèn luyện kỹ năng - Cả lớp chơi trò chơi “Tôm- Cá - Cua”. ngắt, nghỉ, đọc thơ - Các con vừa chơi trò chơi nói về con gì? Thế diễn cảm. Tôm, cua, cá là các con vật sống ở đâu? ( 2-3 + Trẻ trả lời câu hỏi trẻ trả lời) trọn câu, phát triển - Có một bài thơ nói về một chú Tôm Càng bật ngôn ngữ cho trẻ. tung vui vẻ dưới nước rất thích đấy. Bây giờ cô - Giáo dục trẻ biết và các con cùng đến với bài thơ “Tôm Càng yêu quý bảo vệ các chăm chỉ ” của nhà thơ Nguyễn Viết Bình nhé. con vật Hoạt động 2: Nội dung + 90-92% trẻ ĐYC. a. Cô đọc thơ cho trẻ nghe: - Cô đọc lần 1: diễn cảm. lần 2: kết hợp tranh. b, Đàm thoại trích dẫn. - Cô vừa đọc xong bài thơ gì? Do ai sáng tác? Co mình như cánh cung Rồi bật tung trong nước Lặn ngụp xuống đáy sâu Lại bật lên mặt nước - Mở đầu bài thơ tác giả đã nói về hình dáng con tôm như thế nào ? - Con Tôm nó di chuyển trong nước bằng cách nào?
  6. động. - Cô cho trẻ đi quanh vườn và quan sát, đàm thoại về cảnh vật, đồ dùng trong vườn cổ tích. - Giáo dục trẻ ngoan, vâng lời, chơi ngoan, không phá đồ chơi, không ngắt lá bẻ cành 3. Chơi tự do: - Cô cho trẻ chơi theo ý thích với các đồ chơi đã chuẩn bị. - Cô bao quát xử lý các tình huống. * Nhận xét giờ chơi, cắm hoa bé ngoan. Sinh hoạt I. Chuẩn bị: chiều - Trẻ nhớ tên bài - Tranh PW minh hoạ bài thơ 1. Ôn thơ: thơ, tên tác giả, hiểu - Khăn mặt cho trẻ vệ sinh. Thuyền lá và nội dung bài thơ. II. Tiến hành: những chú cá - Rèn luyện kỹ năng 1. Ôn thơ: Thuyền lá và những chú cá nhỏ con ngắt, nghỉ, đọc thơ Lúc sáng cô đã dạy các con nghe bài thơ gì? diễn cảm. Của nhà thơ nào? - Trẻ yêu quý bảo vệ Bây giờ chúng ta thi đua nhau đọc thơ thật hay các con vật và diễn cảm nhé - Cô đọc cho trẻ nghe 1 lần qua tranh - Cô vừa đọc xong bài thơ gì? Do ai sáng tác? 2. Vệ sinh, trả - Trẻ biết vệ sinh Dạy trẻ đọc thơ: trẻ: rửa tay lau mặt sạch sẽ trước khi về nhà. - Cả lớp đọc. Cô chú ý sữa sai cho trẻ. - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc. Cô chú ý sữa sai cho trẻ - Giáo dục trẻ: yêu quí chăm sóc các con vật nuôi. 2. Vệ sinh - trả trẻ: - Cô cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chải tóc gọn gàng. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cá nhân của trẻ trước khi về. Đánh giá trẻ hằng ngày: Thứ 5 - Trẻ biết sử dụng I. Chuẩn bị: 16/02/2023 các kỹ năng đã học - Tranh mẫu. Giấy A4, giấy màu, keo dán, khăn PTTM: để xé dán được đàn lau Xé dán đàn cá cá theo yêu cầu. - Giá trưng bày sản phẩm. (ĐT). - Rèn kỹ năng xé - Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi. bấm, xé dải Rèn - Đĩa nhạc có các bài hát về các con vật sống kỹ năng phết hồ và dưới nước.
  7. mây; Con - Trẻ nhớ tên bài - Cho trẻ ra sân, cô tập trung trẻ lại giao nhiệm muỗi. hát, tên tác giả. Trẻ vụ, dặn dò trẻ HĐCCĐ: hát đúng giai điệu 1.TCVĐ: Rồng rắn lên mây; Con muỗi. Làm quen bài cùng cô. - Cô giới thiệu tên trò chơi hát: Em đi câu - Trẻ biết chơi với - Nêu cách chơi, luật chơi cá. đồ chơi, không tranh - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần CTD: giành đồ chơi. - Cô chú ý bao quát hướng dẫn trẻ. Chơi với đồ 2. HĐCCĐ: Làm quen bài hát: Em đi câu cá. chơi tự tạo: - Cô giới thiệu lại tên bài hát, tên tác giả. Bóng, phấn, - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. giấy, xe ô tô - Cô bắt nhịp cho trẻ hát theo cô. - Cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - Giáo dục trẻ bảo vệ con vật có ích. - NX - TD trẻ. 3. Chơi tự do: - Cô cho trẻ chơi theo ý thích với các đồ chơi đã chuẩn bị. - Cô bao quát xử lý các tình huống. * Nhận xét giờ chơi, cắm hoa bé ngoan. Sinh hoạt I. Chuẩn bị: chiều -Trẻ biết tách - gộp - Mỗi trẻ có một rá đựng 4 bông hoa. 1. Toán: Tách nhóm đồ dùng đồ - Khăn lau mặt cho trẻ. gộp trong chơi có số lượng 4 II. Tiến hành: phạm vi 4 thành 2 phần bằng 1. Toán: Tách gộp trong phạm vi 4 thành 2 nhiều cách khác thành 2 phần. phần. nhau (1 - 3; 2 - 2; 3- - Cô giới thiệu nội dung hoạt động. 1) và biết gộp 2 nhóm đồ dùng đồ - Các con hãy hướng lên màn hình xem cô có chơi lại với nhau có tất cả bao nhiêu bông hoa hồng ? (cho trẻ đếm số lượng 4. Biết và chon thẻ số tương ứng). Từ 4 bông hoa hồng diễn đạt kết quả của cô tách thành 2 phân bằng cách sau: mình. - Cô tách về bên phải có 1 bông hoa hồng, bên - Trẻ hứng thú tham trái có 3 bông hoa hồng (cho trẻ đếm từng phần, gia hoạt động đặt thẻ số). - Gộp hai phần (1 bông hoa và 3 bông hoa) lại với nhau ta được tất cả mấy bông ? (trẻ đếm và đặt thẻ số). - Bây giờ các con hãy tách 4 bông hoa thành 2 phần theo ý thích, rồi đặt thẻ số tương ứng vào từng nhóm. - Trẻ tách, cô đến hỏi một số trẻ về cách tách của mình. - Cô kiểm tra và hỏi kết quả trẻ tách. (cô hỏi một vài trẻ cách tách giống bạn mà cô kiểm tra)