Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh 4: Bé sử dụng đồ dùng có điện như thế nào?

I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết thực hiện đúng các động tác của BTPTC, các vận động phát triển toàn diện .
- Trẻ Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ
- Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi tập.
II.CHUẨN BỊ:
- Trống lắc.
- Sân tập sạch sẽ thoáng mát
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Từ 3 hàng dọc cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn chân  đi bình thường  đi bằng gót chân  đi bình thường  3 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động: BTPTC
 - Động tác 1: “Thổi nơ bay”
- TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay cầm nơ thả xuôi.
- Thực hiện: Trẻ đưa nơ ra phía trước và thổi mạnh để “nơ bay xa”.
ngửi hoa
- Động tác tay (2l X 2n): Tay dang ngang gập khuỷu vai
+ Nhịp 1: Hai tay dang ngang.
+ Nhịp 2: Hai tay gập khuỷu tay lên vai.
+ Lần 2: Giống lần 1
- Động tác bụng(2l X 2n): Đứng cúi về trước.
+ Nhịp 1: Hai tay đưa thẳng lên cao, hai chân ngang vai.
+ Nhịp 2: Cúi người tay chạm mũi bàn chân
+ Lần 2: giống lần 1
- Động tác chân (2l X 2n): Đứng, khụy gối.
+ Nhịp 1: Đứng thẳng, hai bàn chân song song sát cạnh nhau, tay chống hông.
+ Nhịp 2: Nhún xuống, đầu gối khuỵu.
+ Giống lần 1
- Động tác bật(2l X 2n): Bật tại chổ.
Hai tay chống hông bật liên tục 3 lần.
3. Hồi tĩnh
doc 27 trang Thiên Hoa 19/02/2024 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh 4: Bé sử dụng đồ dùng có điện như thế nào?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_gia_dinh_chu_de_nhanh_4_be_su.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh 4: Bé sử dụng đồ dùng có điện như thế nào?

  1. Chủ đề: GIA ĐÌNH Chủ đề nhánh : Bé sử dụng đồ dùng có điện như thế nào? Thời gian thực hiện: 1 tuần ( Từ ngày (5/12-9/12/2016) Tuần/thứ Tuần 4 Thời điểm Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ, - Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề gia đình TD sáng I. MỤC TIÊU: - Cháu biết thực hiện đúng các động tác của BTPTC, các vận động phát triển toàn diện . - Trẻ Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ - Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi tập. II.CHUẨN BỊ: - Trống lắc. - Sân tập sạch sẽ thoáng mát - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Khởi động: - Từ 3 hàng dọc cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn chân đi bình thường đi bằng gót chân đi bình thường 3 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động: BTPTC  - Động tác 1: “Thổi nơ bay” - TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay cầm nơ thả xuôi. - Thực hiện: Trẻ đưa nơ ra phía trước và thổi mạnh để “nơ bay xa”. ngửi hoa - Động tác tay (2l X 2n): Tay dang ngang gập khuỷu vai + Nhịp 1: Hai tay dang ngang. + Nhịp 2: Hai tay gập khuỷu tay lên vai. + Lần 2: Giống lần 1 - Động tác bụng(2l X 2n): Đứng cúi về trước. + Nhịp 1: Hai tay đưa thẳng lên cao, hai chân ngang vai. + Nhịp 2: Cúi người tay chạm mũi bàn chân + Lần 2: giống lần 1 - Động tác chân (2l X 2n): Đứng, khụy gối. + Nhịp 1: Đứng thẳng, hai bàn chân song song sát cạnh nhau, tay chống hông. + Nhịp 2: Nhún xuống, đầu gối khuỵu. + Giống lần 1 - Động tác bật(2l X 2n): Bật tại chổ. Hai tay chống hông bật liên tục 3 lần. 3. Hồi tĩnh Cho trẻ đi vun tay quanh sân tập 1- 2 vòng. * Điểm danh – khám tay – vệ sinh. HOẠT PTNT PTTC PTNT PTNN PTTM - 1 -
  2. - Cho trẻ kể các góc chơi, chơi như thế nào? À ở góc học đóng vai cc sẽ làm sinh nhật của mẹ nhé, cc đi chợ mua các loại thịt cá rau củ, để nấu những món ăn thật ngon , mua bánh kem, trái cây, quà để tổ chức sinh nhật cho mẹ nhé. + Còn góc xây dựng thì cc dùng khối gỗ xây các kiểu nhà khác nhau, xây hàng rào, ghế đá, để tặng cho bà của mình nhé, cc nhớ xây thêm khu vườn để cho bà trồng rau nhé + Thế góc thư viện cc sẽ làm gì? Cc sẽ xem sách về các bài thơ câu chuyện, hay xem ảnh các gia đình của các bnạ trong lớp xem gia đình của bnạ và của mình có những ai? + Ở góc tạo hình cc sẽ tô màu những người thân trong gia đình, hay có thể nặn quà để tặng người thân, cc nhớ tô đều, nặn cho lán nhé.Hay các con có thể dùng hồ để dán ảnh để tạo thành album gia đình + Góc âm nhạc cc sẽ thay đổi trang phục và 1 bạn sẽ làm cô giáo để làm mc giới thiệu chương trình và bài hát. Các con biết chúng ta đang học về chủ đề gì ? - Thế lớp ta có mấy góc chơi ? kế tên xem nào ? - Hôm nay con muốn chơi ở góc nào ? - Vào góc con sẽ chơi những gì ? khi chơi con nhớ rủ bạn cùng chơi nhé ! không giành đồ chơi với bạn. - Ai thích chơi góc xây dựng ( tạo hình, phân vai ) - Hôm nay các bạn sẽ xây dựng gì ? Xây như thế nào ? Trước khi chơi các con phải làm gì ? ( phân vai chơi ) - Bạn nào muốn chơi ở góc nào thì về góc chơi nhé ! * Giáo dục : Trong khi chơi các con phải như thế nào ? - Chơi cùng nhau, không tranh giành, không quăn ném đồ chơi. - Lấy cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định *Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ chơi Trẻ tự về góc chơi theo ý thích của trẻ, cô bao quát , giúp đỡ trẻ khi cần thiết Khi trẻ không biết chơi, cô đóng vi chơi cùng trẻ. Trẻ đã chán, cô gợi ý cho trẻ chuyển sang nhóm khác kiên kết vói nhóm khác làm phong phú nội dung chơi của trẻ Cô chú ý đến 2 nhóm chơi chính * Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi : * Cô tập trung trẻ tham quan các góc. - Cô đến từng góc chơi nhận xét các nhóm chơi. - Cô tập trung trẻ quan sát góc xây dựng. - Các bác xây dựng hôm nay xây được gì ? - Cô mời một trẻ ở góc xây dựng giới thiệu công trình của mình. - Cô nhận xét giáo dục từng góc chơi. - Cho trẻ về góc thu dọn đồ chơi. Kết thúc, nhận xét, HĐ chiều - Tập một số Tập một số Tập một số Tập một số Tập một số động tác sau động tác động tác sau động tác sau động tác sau - 3 -
  3. số lượng, sau đó đổi thẻ cho nhau và chơi tiếp tục - Cho trẻ cầm đồ dùng và về ngồi theo tổ để trò chuyện 2 Hoạt động2 - Cô tập trung trẻ lại và trò chuyện cùng trẻ : An toàn - Con cầm đồ dùng gì trên tay vậy? khi sử - Đồ dùng này có tác dụng gì? - Sử dụng như thế nào? dụng điện, - Cô cho vài cháu kể ra tiết kiệm - Đố các bạn, những loại ĐD gia đình này có đặc điểm gì giống điện nhau ? ( gợi ý cho trẻ phát hiện bằng cách sử dụng : phải cắm điện mới sử dụng được ) + Những loại đồ dùng sử dụng điện có công dụng gì ? + Hãy kể tên các loại ĐD trong gia đình được sử dụng bằng điện? + Chức năng sử dụng của các đồ dùng con vừa kể như thế nào? ( khai thác kinh nghiệm cá nhân ) + Phải chú ý điều gì khi sử dụng các đồ dùng có điện ? ( cẩn thận, tiết kiệm điện) - Thế nào là tiết kiệm điện? ( không mở tivi khi không có ai xem, hoặc không bắt quạt bỏ không có người ) - Giáo dục trẻ cẩn thận với các đồ dùng sử dụng điện, không nghịch phá , không tự ý sử dụng khi người lớn không cho phép * Mở rộng: Ngoài những đồ dùng vừa kể trên con còn biết đồ dùng nào nữa? ( cháu kể) • Các con ơi, những đồ dùng trong gia đình mình đều là do cha mẹ mình bỏ tiền ra để mua, vì vậy các con sử dụng xong phải bảo quản cẩn thận, không làm rơi vỡ khi sử dụng phải biết tiết kiệm điện nữa nhé đồng thời phải giữ gìn cho kỹ nếu không sẽ làm vỡ hay bị hư thì không còn đồ để các con dùng nữa nhé! Cẩn thận với đồ dùng sắc nhọn rất nguy hiểm nhe các con, sử dụng xong phải vệ sinh bằng nước sạch và tiết kiệm nước khi sử dụng 3 Hoạt động 3 * Trò chơi: “Về đúng địa chỉ” Trò chơi - Cách chơi: Cô cho cháu cầm tranh lô tô đồ dùng trong gia đình, vừa đi vừa nghe nhạc, Khi tắt nhạc, con phải chạy nhanh về các góc chơi là những ngôi nhà có dán hình đồ dùng gia đình bằng điện và không bằng điện giống đồ dùng trẻ cầm. - Luật chơi: Cháu chỉ chạy khi tắt nhạc, và chạy về đúng nhà có đồ dùng giống đồ dùng tranh lô tô bé cầm nếu phạm luật bị phạt nhún giấm - Tiến hành chơi 2lần, co bao quát cháu chơi. - Nhận xét sau khi chơi, trò chơi thứ hai có tên là: * Trò chơi: Ráp hình - TC "Ráp hình": chia trẻ thành 3 nhóm nhỏ, mỗi nhóm ráp một loại ĐD khác nhau - Cách chơi: cô cho các nhóm ngồi theo vòng tròn hay hàng ngang, cho mỗi nhóm một số mảnh rời - 5 -
  4. * Hoạt động 2: TC gia đình ngăn nắp - luật chơi : trẻ tìm đúng loại đồ dùng theo yêu cầu của cô và biết xếp các đồ dùng gọn gàng ngăn nắp - Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm là 1 gia đình - Cô đưa ra yêu cầu: mỗi “ gia đình” chọn 1 lô tô một loại đồ dùng có cùng công dụng .VD: gia đình thứ nhất chọn loại đồ dùng để nấu bếp, gia đình thứ 2 chọn đồ dùng để ăn, khi cô hô” hai, ba” các gia đình phải giơ lô tô và nói tên các đồ dùng đã chọn * Hoạt động 3: Cho trẻ chơi tự do ở các đồ chơi xung quanh trường khi trẻ chơi, cô bao quát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.Cô cùng chơi với trẻ khi về lớp; gần hết giờ, cô tập chung trẻ lại, cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng điểm danh lại sĩ số và dắc trẻ về lớp HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc tạo hình: Cho trẻ tô màu các thành viên trong gia đình - Góc thư viện: Xem sách về một số đồ dùng, đồ chơi trong gia đình - Góc xây dựng: Xây nhà tặng bà, xây vườn rau -Góc phân vai: Gia đình “Mẹ con”, làm bánh tặng cha mẹ -Góc âm nhạc: Hát múa về chủ dề gia đình Hoạt động ăn trưa: + Trước khi ăn: Cho trẻ rửa tay trước khi ăn. Cô chuẩn bị khăn mặt, bát thìa, nước uống, bàn ghế cho trẻ. Chia thức ăn ra từng bát. + Trong khi ăn : Cô động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết hợp giáo dục dinh dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống. + Sau khi ăn : Hướng dẫn trẻ tự thu dọn bàn ghế, xếp bát thìa vào nơi quy định, uống nước, tự lau miệng, lau tay sau khi ăn. Hoạt động ngủ trưa + Trước khi ngủ: Cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ tự lấy gối nệm cho trẻ ngủ theo tổ + Trong khi ngủ: Cô chú ý theo dõi trẻ ngủ, đảm bảo cho trẻ ngủ đúng tư thế. + Sau khi ngủ dậy: Cô cho trẻ dậy dần dần. Hướng dần trẻ tự dọn chỗ ngủ vừa sức với trẻ. nhắc trẻ đi vệ sinh. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Tập một số động tác sau khi ngủ dậy. - Rèn kỹ năng nặn ấm trà - Cho cháu xúm xích - Con hãy kể tên 1 số đồ dùng để uống trong gia đình ? - Cô cho xem ấm trà cô đã nặn - Hôm nay cô sẽ cho các con nặn cái ấm trà nhé - Nhắc nhở trẻ cách nhào đất, lăn dọc - Cho cháu thực hiện - Nhận xét sau khi thực hiện. NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ Thứ ba, ngày 6 tháng 12 năm 2016 HOẠT ĐỘNG NGÀY ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG –ĐIỂM DANH - 7 -
  5. hướng dích dắc” bạn nào có thể thực hiện lại vận động - Cô mời 1-2 trẻ thực hiện trườn theo hướng dích dắc. - Cô nhận xét và phân tích, sửa sai kĩ năng động tác cho trẻ. - Cô nhắc lại cách thực hiện cho chính xác * TTCB: Cô nằm trước vạch chuẩn của con đường dích dắc hai tay chống xuống sàn. - Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh của cô, con bắt đầu trườn theo đường dích dắc, 3-4 vật dích dắc. Khi trườn con phối hợp tay nọ chân kia và con chú ý quan sát phía trước không chạm vào vật dích dắc. Xong rồi con đứng lên đi nhẹ nhàng vòng về cuối hàng để bạn lên thực hiện. * Trẻ thực hiện: - Cho trẻ thực hiện lần lượt. Mỗi lần 2 cháu thực hiện - Cô theo dõi trẻ thực hiện vận động, chú ý sửa sai cho trẻ. - Nhắc trẻ không chạm vào vật dích dắc - Cô nhận xét, khen ngợi, động viên trẻ. Bây giờ cô cho các con chơi trò chơi: * TCVĐ: “Chạy tiếp cờ” Luật chơi: Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế. Cách chơi:Cho trẻ làm 2 nhóm bằng nhau. Trẻ xếp thành hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng 2m. khi cô hô: “hai, ba”, trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyển cờ cho bạn thứ 2 và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ 2 phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ 3. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. -Cô quan sát nhận xét. -Các con vừa chơi gì? 3 Hoạt động 3 -Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 phút. giúp cơ thể trở về trạng thái Hồi tĩnh bình thường. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Trò chuyện về bếp ăn. - Trò chơi: Đi chợ mua thực phẩm - Đọc đồng dao dệt vải - Chơi tự do I/ Mục Tiêu: - Cháu biết chơi trò chơi, hứng thú trong khi chơi, biết được công việc của các thành viên trong gia đình. - Rèn luyện cháu trả lời câu hỏi mạch lạc, tròn câu. Rèn sức mạnh cho trẻ, giáo dục tinh thần tập thể và tính kỷ luật - Giáo dục cháu chơi đoàn kết với các bạn. II. Chuẩn bị - 9 -