Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội - Đề tài: Bé phân loại rác - Năm học 2023-2024 - Ngô Thị Minh Thanh

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết được một số rác thải có trong môi trường như: rác vô cơ, rác hữu cơ và rác tái chế.
- Trẻ biết được tác hại của rác thải, biết phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định.
- Trẻ biết sử dụng một số loại rác tái chế để làm đồ dùng đồ chơi.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi to rõ ràng, kỹ năng nói trọn câu.
- Rèn thói quen phân loại rác khi bỏ rác vào thùng rác.
- Rèn kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chờ đến lượt, rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay.
3. Giáo dục
- Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết giữ gìn bảo vệ môi trường.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Xắc xô, que chỉ, nhạc bài hát “ không xả rác, rửa tay, phân loai rác đi nào” .
- Slide phân loại rác. Video tác hại của rác thải đối với môi trường.
2. Đồ dùng của trẻ
- Bàn cho trẻ ngồi.
- Các loại rác khác nhau: vỏ chuối, vỏ cam quýt, ống hút, vỏ sữa, thạch dừa, bìa các tông, cốc giấy, lá cây, nắp chai….
- 3 thùng rác
+ Thùng rác màu xanh chứa rác hữu cơ
+ Thùng màu vàng ( Tái chế)
+ Thùng rác màu đỏ ( Vô cơ)
docx 4 trang Thiên Hoa 15/03/2024 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội - Đề tài: Bé phân loại rác - Năm học 2023-2024 - Ngô Thị Minh Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_linh_vuc_phat_trien_tinh_cam_va_ky.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội - Đề tài: Bé phân loại rác - Năm học 2023-2024 - Ngô Thị Minh Thanh

  1. PHÒNG GD & ĐT HẢI LĂNG TRƯỜNG MẦM NON HẢI THÀNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI Đề tài: Bé phân loại rác Độ tuổi: 4-5 tuổi Giáo viên: Ngô Thị Minh Thanh Thời gian: 25-30 phút Ngày thực hiện: /11/2023 Năm học: 2023-2024
  2. + Các loại rác như vỏ trái cây, bỏ vào rổ màu xanh + Vỏ sữa, ống hút giấy cốc nhựa bỏ vào rổ màu vàng + Túi ni lông vỏ bánh kẹo bỏ vào rổ màu đỏ. - Cô hỏi trẻ về những loại rác mình nhặt được, + Con đã nhặt được loại rác gì? Bỏ vào rổ màu gì - Cô giới thiệu về các loại rác cơ bản, hướng dẫn trẻ phân loại các loại rác và bỏ đúng thùng rác quy định. - Rác hữu cơ (dễ phân hủy): Rau củ quả bỏ vào thùng rác màu xanh - Rác vô cơ (khó phân hủy): mảnh thủy tinh, túi nilon, sành sứ bỏ vào thùng rác màu đỏ - Rác tái chế (Chế tạo lại): Bìa cát tông, vỏ sữa, chai lọ nhựa bỏ vào thùng rác màu vàng. - Nếu như chúng ta không bỏ rác đúng theo quy định thì điều gì sẽ xảy ra đối với môi trường? - Cho trẻ xem video về tác hại cả rác thải đối với môi trường. Đàm thoại: + Các con đã nhìn thấy gì trong đoạn video vừa rồi ? + Tác hại của rác thải với môi trường + Tác hại của rác thải thải đối với sinh vật? + Tác hại của rác thải đối với con người? - Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? - Cô khái quát kết hợp giáo dục trẻ. * Hoạt động 3: Trò chơi: Phân loại rác để bảo vệ môi trường - Cách chơi: Cô chuẩn bị một rổ rác chưa được phân loại và ba thùng đựng rác màu xanh (rác hữu cơ). Màu đỏ ( rác vô cơ) màu vàng (rác tái chế) chia trẻ thành 3 đội đứng sau vạch xuất phát, bạn đầu hàng chạy lên tìm nhòm rác của đôi mình bỏ vào thùng rác quy định, sau đó chạy về đập vào tay bạn đầu hàng tiếp theo và về đứng cuối hàng, cứ tiếp tục như vậy đến hết thời gian. Thời gian chơi là một bản nhạc. - Luật chơi:. Một lần chơi chỉ được nhặt một loại rác. Đội nào phân loại đúng và nhiều rác hơn thì chiến thắng. - Tổ chức cho trẻ chơi 1 lần. - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi. - Cô cho trẻ phân loại số rác còn lại bỏ vào thùng rác. * Hoạt động 4: Bé khéo tay