Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 1: Quê hương, đất nước, Bác Hồ - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Xuân Phương

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức.

- Trẻ biết dùng sức nhún chân bật qua vật cản không chạm vào vật.

- Trẻ nhớ tên vận động cơ bản và biết chơi trò chơi.

2. Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng bật. Phát triển cơ chân cho trẻ.

3. Thái độ.

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và bạn.Mạnh dạn, tự tin tập luyện.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của cô:

- Sân tập sạch sẽ bằng phằng, xắc xô, nhạc bài hát: “Yêu Hà Nội, Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”.

2. Chuẩn bị của trẻ:

- 2 vật cản màu xanh cao 10cm; 2 vật cản màu đỏ cao 15cm. 4 cái rổ to, 15-20 quả bóng.

III. TIẾN HÀNH

1. Ôn định tổ chức:

- Cô và trẻ đi thăm lăng Bác.

2. Nội dung HĐ1: Khởi động:

- Cô mở nhạc bài hát “Cùng đi đều” cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân: Đi thường-> mũi bàn chân-> đi thường-> gót chân-> đi thường-> chạy chậm-> chạy nhanh-> chạy chậm-> đi thường trở về 3 hàng ngang.

HĐ2: Trọng động

- BTPTC: Trẻ tập các động tác kết hợp với bài hát “Yêu Hà Nội”

- Tay: Đánh xoay tròn 2 vai

pdf 11 trang Thiên Hoa 15/03/2024 320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 1: Quê hương, đất nước, Bác Hồ - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Xuân Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_nhanh_1_que_huong_dat_nuoc_b.pdf

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 1: Quê hương, đất nước, Bác Hồ - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Xuân Phương

  1. Thứ hai, ngày 01 tháng 05 năm 2023 Tên hoạt động học: VĐCB: Bật qua vật cản cao 10-15cm TCVĐ: Chuyền bóng về rổ Thuộc lĩnh vực: Phát triển thể chất I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức. - Trẻ biết dùng sức nhún chân bật qua vật cản không chạm vào vật. - Trẻ nhớ tên vận động cơ bản và biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng bật. Phát triển cơ chân cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và bạn.Mạnh dạn, tự tin tập luyện. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của cô: - Sân tập sạch sẽ bằng phằng, xắc xô, nhạc bài hát: “Yêu Hà Nội, Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”. 2. Chuẩn bị của trẻ: - 2 vật cản màu xanh cao 10cm; 2 vật cản màu đỏ cao 15cm. 4 cái rổ to, 15-20 quả bóng. III. TIẾN HÀNH 1. Ôn định tổ chức: - Cô và trẻ đi thăm lăng Bác. 2. Nội dung HĐ1: Khởi động: - Cô mở nhạc bài hát “Cùng đi đều” cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân: Đi thường-> mũi bàn chân-> đi thường-> gót chân-> đi thường-> chạy chậm-> chạy nhanh-> chạy chậm-> đi thường trở về 3 hàng ngang. HĐ2: Trọng động - BTPTC: Trẻ tập các động tác kết hợp với bài hát “Yêu Hà Nội” - Tay: Đánh xoay tròn 2 vai
  2. Thứ ba, ngày 02 tháng 05 năm 2023 Tên hoạt động học: Khám phá các buổi trong ngày Thuộc lĩnh vực: Phát triển nhận thức I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ biết xác định và gọi đúng tên các buổi trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối. - Trẻ biết thứ tự thời gian trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ đích cho trẻ. Rèn kỹ năng xác định thứ tự các buổi trong ngày. 3. Thái độ: Trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động cùng cô cùng bạn. II. CHUẨN BỊ. 1. ĐD của cô: Máy tính có Slide hình ảnh mặt trời và cảnh thiên nhiên, sinh hoạt các buổi trong ngày. Slide hình ảnh hoạt động các buổi trong ngày. Bài hát: Gà gáy le te, đi học về, TDS, giờ ăn đến rồi, chúc bé ngủ ngon, nắng sớm 2. Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô các buổi trong ngày, tranh lô tô các hoạt động diễn ra trong các buổi III. TIẾN HÀNH. 1 .Ổn định tổ chức: Lắng nghe lắng nghe - Nghe xem cô đố gì nhé.Cô đọc câu đố: “Mọc ở phương Đông - Tỏa ánh nắng hồng - Long lanh sương sớm” Là gì? - Vậy các cháu có biết ông mặt trời mọc vào buổi nào không? (Buổi sáng). Cô gọi 2-3 trẻ trả lời. - Mặt trời mọc vào buổi sáng vậy lặn vào buổi nào? Một ngày có mấy buổi? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 2. Nội dung. HĐ1: Dạy trẻ phân biệt các buổi trong ngày: Cô cho trẻ quan sát slide hình ảnh cảnh mặt tròi mọc và cảnh thiên nhiên buổi sáng, đàm thoại: Bức tranh về buổi nào trong ngày? (buổi sáng). Vì sao cháu biết đây là buổi sáng? (ánh nắng mặt trời vừa mọc lên sau ngọn tre, chiếu ánh nắng vào những hạt sương làm cho hạt sương long lanh) + Buổi sáng, các cháu thức dậy lúc mấy giờ? Các cháu làm gì vào mỗi buổi sáng? Đến trường các con tham gia vào những hoạt động nào vào buổi sáng? ( tập thể dục, học và chơi). Cô giới thiệu cho trẻ buổi sáng bắt đầu từ 6h đến 10h - Cô mở slide hình ảnh Mặt trời buổi trưa và hỏi trẻ: Đây là bức tranh về buổi nào? Buổi trưa thì bầu trời như thế nào? (nắng chói chang). Khi ra đường vào buổi trưa thì chúng ta phải làm gì? (đội mũ nón, che ô). Buổi trưa các cháu ở lớp làm gì? (Ăn, ngủ trưa). Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ và giới thiệu buổi trưa thời gian bắt đầu từ khoảng 10h đến 12h.
  3. Thứ tư, ngày 03 tháng 05 năm 2023 Tên hoạt động học: Nặn con rùa Thuộc lĩnh vực: Phát triên thẩm mĩ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết chia đất thành các phần: đầu, mai, chân, đuôi, biết làm dẻo đất, xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt rồi gắn các bộ phận lại với nhau để tạo thành con rùa. Biết đặt tên cho sản phẩm của mình. 2. Kỹ năng: - Rèn các kỹ năng nặn: làm dẻo, xoay tròn, lăn dọc, rèn sự khéo léo của đôi tay, phát triển sự sáng tạo cho trẻ. 3.Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Trẻ biết yêu quý, bảo vệ các con vật sống dưới nước. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Mẫu nặn con rùa 2. Đồ dùng của trẻ: - Đất nặn, bảng con, bàn ,ghế III. CÁCH TIẾN HÀNH: 1. Ổn định tổ chức – giới thiệu bài. - Cô đọc câu đố cho trẻ đoán tên con vật: “ Rì rà rì rà- Đội nhà đi chơi- Đến khi tối trời - Úp nhà nhằm ngủ” Là con gì? Con rùa sống ở đâu? Ngoài ra còn con gì sống ở dưới nước? Để bảo vệ tốt những động vật sống dưới nước thì chúng ta nên làm gì ? => Cô khái quát lại và giới thiệu bài dạy trẻ: Nặn con rùa 2. Nội dung. HĐ1: Quan sát mẫu và nặn mẫu - Cho trẻ quan sát mẫu nặn con và hỏi: Đây là con gì? Con rùa như thế nào? Con rùa màu gì? Đây là gì? (Đầu, mắt, mai, chân, đuôi rùa) - Dạy trẻ nặn con rùa: Lần 1 cô nặn mẫu và hướng dẫn cách nặn: - Lấy 1 mẫu đất sét màu vàng, làm dẻo đất, dùng bàn tay xoay tròn sau đó ấn bẹt để tạo thành mai rùa. Tiếp theo lấy 1 mẫu đất sét màu vàng cũng làm dẻo,lăn dọc, bẻ cong, ấn bẹt để làm đầu của con rùa. Sau đó lấy 1 mẫu đất nhỏ lăn dọc để làm
  4. Thứ năm, ngày 04 tháng 05 năm 2023 Tên hoạt động học: Tìm hiểu về lễ họi chọi trâu Đồ Sơn Thuộc lĩnh vực: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội I. MỤC ĐÍCH YÊU CÂU 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên lễ hội truyền thống của quê hương. Trẻ nắm được 1 số dấu hiệu đặc trưng của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. 2. Kỹ năng: - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong quá trình đàm thoại. 3. Thái độ: - Trẻ yêu quý, bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Bài hát “Mùa xuân của bé”, Các hình ảnh, bài giảng powerponit về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, tranh ghép về lễ hội, bảng thảm. 2. Đồ dùng của trẻ: - Trang phục trẻ gọn gàng, ghế đủ cho trẻ ngồi. III. TIẾN HÀNH. 1. Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài: - Cô cùng trẻ hát bài hát: Mùa xuân của bé + Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nhắc đến mùa nào trong năm? 2. Nội dung. HĐ1: Trò chuyện cùng bé - Các con có biết mùa xuân chúng ta thường được làm gì? - Mùa xuân còn là mùa của lễ hội nữa đấy các con ạ! Các con có muốn biết đó là những lễ hội gì không? => Cô giới thiệu bài: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. HĐ2: Tìm hiểu về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
  5. Thứ sáu, ngày 05 tháng 05 năm 2023 Tên hoạt động học: Dạy múa “Em mơ gặp Bác Hồ” Thuộc lĩnh vực: Phát triên thẩm mĩ I. MỤC ĐÍCH YÊU CÂU 1. Kiến thức: Trẻ biết kết hợp nhịp nhàng giữa hát và múa. Nhớ tên bài múa 2. Kỹ năng: Rèn các kỹ năng múa theo bài hát 3. Thái độ: Trẻ thích học múa, giáo dục trẻ kính yêu Bác Hồ II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: Nhạc không lời bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ, Bác Hồ - Người cho em tất cả” 2. Đồ dùng của trẻ: Mũ chóp kín, cái trống, xắc xô, phách tre III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức: Chơi “dấu tay – dấu tai” 2. Nội dung HĐ1: Trò chơi âm nhạc: Trò chơi “Tai ai tinh”. Cô nói tên trò chơi, cách chơi và cho trẻ chơi - Cô nêu cách chơi: Lần 1: Cô mời 1 trẻ lên đội mũ chóp kín, cô mời 1 trẻ ở dưới hát bài hát: “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”. Sau đó cho trẻ ở phía trên sẽ bỏ mũ chóp kín ra và đoán xem bạn nào vừa hát. Lần 2: Cô mời 1 trẻ lên đôi mũ chóp kín mời 2 trẻ ở dưới hát kết hợp gõ đệm, bạn phía trên sẽ bỏ mũ chóp kín ra và nói tên bài hát và dụng cụ gõ. Lần 3: Cô mời 3 bạn lên hát kết hợp gõ 2 dụng cụ khác nhau sau đó cô đố trẻ các bạn hát bài hát gì? Bài hát kết hợp dụng cụ gì? => Cô tổ chức cho trẻ chơi HĐ2: Dạy trẻ múa: Trẻ ôn bài hát 2 lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần trẻ hát - Cô thấy các cháu hát rất hay nhưng nếu kết hợp với các động tác nhảy múa thì càng hay hơn - Cô mở nhạc cho trẻ trải nghiệm - Hỏi một số trẻ cháu vừa biểu diễn như thế nào? - Cô chọn 3- 4 trẻ biểu diễn đẹp lên biểu diễn cho cả lớp xem - Các cháu thấy bạn biểu diễn như thế nào ? Cô giới thiệu bài múa “Em mơ gặp Bác Hồ”