Phương pháp dạy và giáo án dạy trẻ Mầm non Lớp Chồi - Chương trình cả năm

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết giới thiệu họ và tên mình, bạn. Biết được hình dáng, màu da, phân biệt được giới tính, địa chỉ, ngày sinh nhật và biết so sánh điểm giống và khác nhau về mình và bạn.

2. Kĩ năng

- Trẻ biết rõ đặc điểm, giới tính của mình.

3. Giáo dục

- Cháu biết yêu thương, đoàn kết lẫn nhau, biết chia sẻ, trò chuyện vui vẻ cùng nhau trong các giờ chơi.

II. CHUẨN BỊ

- Hình bạn trai, bạn gái (trên máy).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

* Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu

- Cho trẻ chơi: Dung dăng dung dẻ.

- Lớp hát: Trường chúng cháu là trường mầm non.

- Hôm nay cô thấy lớp mình đi học thật đông đủ. Bây giờ cô muốn các con tự giới thiệu về mình và sở thích của mình nào?

- Cô gợi ý cho cháu trả lời: Tên cháu là gì? Ở đâu? Sở thích của cháu là gỉ? Ngày sinh nhật của cháu?

* Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm

- Cho trẻ đến máy quan sát và đàm thoại về tranh trong máy.

Cho cháu tự nhận xét về bé và bạn giống và khác nhau như thế nào?

+ Thế cháu có thích đến ngày sinh nhật của mình không?

+ Vậy cháu có cảm nghĩ gì về ngày sinh nhật của mình?

+ Ngày sinh nhật là ngày các con được ra đời, mỗi năm các con sẽ được thêm 1 tuổi.

+ Thế năm nay các con được bao nhiêu tuổi rồi nào?

+ Trong tháng này có rất nhiều bạn sinh nhật. Bây giờ cả lớp mình hãy hát chúc mừng sinh nhật bạn nào.

docx 86 trang Hồng Thịnh 16/02/2023 8420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp dạy và giáo án dạy trẻ Mầm non Lớp Chồi - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxphuong_phap_day_va_giao_an_day_tre_mam_non_lop_choi_chuong_t.docx

Nội dung text: Phương pháp dạy và giáo án dạy trẻ Mầm non Lớp Chồi - Chương trình cả năm

  1. Phần 3 PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ GIÁO ÁN DẠY TRẺ LỚP MẪU GIÁO 4-5 TUỔI  I. NHÓM CHỦ ĐỀ TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ Đề tài: BÉ VÀ BẠN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết giới thiệu họ và tên mình, bạn. Biết được hình dáng, màu da, phân biệt được giới tính, địa chỉ, ngày sinh nhật và biết so sánh điểm giống và khác nhau về mình và bạn. 2. Kĩ năng - Trẻ biết rõ đặc điểm, giới tính của mình. 3. Giáo dục - Cháu biết yêu thương, đoàn kết lẫn nhau, biết chia sẻ, trò chuyện vui vẻ cùng nhau trong các giờ chơi. II. CHUẨN BỊ - Hình bạn trai, bạn gái (trên máy). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu - Cho trẻ chơi: Dung dăng dung dẻ. - Lớp hát: Trường chúng cháu là trường mầm non. - Hôm nay cô thấy lớp mình đi học thật đông đủ. Bây giờ cô muốn các con tự giới thiệu về mình và sở thích của mình nào? - Cô gợi ý cho cháu trả lời: Tên cháu là gì? Ở đâu? Sở thích của cháu là gỉ? Ngày
  2. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ nhận biết được tâm trạng của bạn thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, hành động. - Trẻ biết quan sát, phán đoán và dung từ để mô tả tâm trạng của bạn. Biết vẽ lại khuôn mặt bạn. - Trẻ biết quan tâm đến nhau, biết chia sẻ an ủi nhau khi buồn, biết cùng nhau vui chơi, yêu thương nhau, không chọc phá bạn. II. CHUẨN BỊ - 4 khung mica trong. - Cọ vẽ, màu nước, giấy A3 trắng, kéo, hồ. - Tập trẻ hát thuộc và minh họa bài Khuôn mặt cười. - Góc tâm trạng của bé ở trong góc chơi. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1 - Cho trẻ hát: Vòng tròn; có một cái tâm vừa hát vừa tạo thành vòng tròn lớn. - Cho trẻ quan sát nhau xem hôm nay mỗi bạn có đặc điểm gì giống và khác nhau (cô cho trẻ gắn lên ngực áo những hình tròn, vuông và màu khác nhau). + Trẻ chơi kết bạn có những hình giống nhau, kết bạn có màu trên hình giống nhau tùy ý. + Chơi lần 2: cô cho trẻ kết bạn theo tóc ngắn, tóc dài, bạn trai, bạn gái. + Cho trẻ ngồi cùng cô, hỏi trẻ hôm nay thứ mấy, có mấy ngày trong tuần, một tuần đi học mấy ngày. + Trò chuyện về tâm trạng của bé. * Hoạt động 2 - Cô và bé tự đi + Ca hát bài Khuôn mặt cười. * Hoạt động 3 - Cô cho bé bắt cặp, một bé thể hiện tâm trạng của mình qua nét mặt, cử chỉ để bạn còn lại đoán. - Cho bé nhận xét xem ai đoán đúng nhất. * Hoạt động 4 - Cho bé vẽ lại tâm trạng của bạn mình vừa thể hiện.
  3. * Hoạt động 3. Hoạt động tự chọn - Chơi với nước: Thả thuyền, giặt đồ cho búp bê và phơi. - Tạo hình: Cho trẻ vẽ trên giá. - Nhặt lá: Cháu nhặt lá vàng rơi và vẽ tự do trên lá. - Quan sát: Quan sát các gân lá qua kính lúp. - Nhảy dây: Trẻ đan dây thun và căng ra nhảy. CHỦ ĐỀ TRƯỜNG MẦM NON Đề tài: Những người bạn của tôi I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ nhận biết một vài đặc điểm của mình, của bạn: dáng vẻ bề ngoài, giới tính, sở thích, khả năng. - Phát triển thính giác. - Trẻ biết vui chơi hòa thuận với bạn bè, yêu thương và nhường nhịn bạn. - Phát triển khả năng cảm thụ thẩm mĩ. - Nhận biết mầu sắc và phát triển khả năng khám phá màu sắc trong quá trình pha màu vẽ tranh. - Biết cùng thảo luận và làm việc theo nhóm. II. CHUẨN BỊ - Băng ghi âm giọng nói của trẻ. - Giấy, màu nước, bút chì, bút màu sáp, giấy lau tay, khăn lau tay, khay pha màu. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Tôi và bạn của tôi Giáo viên chia trẻ thành 3 - 4 nhóm. Mỗi nhóm cùng ngồi thảo luận để giới thiệu về nhóm mình. - Người đại diện cho từng nhóm sẽ đứng lên giới thiệu với cả lớp về nhóm mình: Dáng vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích, khả năng. - Sau khi mỗi nhóm giới thiệu xong, cô ghi lại sở thích của các bạn, hướng dẫn trẻ tìm bạn có cùng sở thích hoặc cùng đặc điểm bên ngoài: Cao, gầy, mập, tóc dài hay tóc
  4. Hoạt động 1: Bốn màu bé yêu - Cho trẻ chơi trò chơi Bốn mùa - Cô có một bài hát rất hay nói về vườn trường mùa thu. Đó là bài hát Vườn trường mùa thu của nhạc sĩ Cao Minh Khanh. Cô mời các con cùng nghe nhé. Hoạt động 2: Vườn trường mùa thu - Lần 1: Hát + đàn. - Đàm thoại: Bài hát này nói về những gì? Trong vườn trường có gì? - Muốn có hoa tươi để cùng nhau múa hát, để cùng với chim vui đùa thì chúng ta phải làm gì? - Lần 2: Hát + đàn. Hoạt động 3 - Cô vỗ tay theo tiết tấu chậm. Cho trẻ cảm nhận và vỗ theo. - Sau mỗi lần trẻ hát, vỗ tay, cô chú ý sửa sai cho trẻ. Hoạt động 4: Trống cơm xinh xinh - Các con vỗ và hát rất hay, đều. Để thưởng cho các con cô sẽ hát tặng các con nghe bài Trống cơm của dân ca quan họ Bắc Ninh. - Lần 1: Hát + đàn. - Lần 2: Hát + múa + mở đàn. - Hỏi trẻ tên bài vừa được nghe. Kết thúc CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON THÂN YÊU Đề tài: Lớp của bé Lớp: MG 4-5 tuổi I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ thuộc và vận động theo giai điệu bài hát: Bé đi mẫu giáo. - Ôn đếm đến 4, nhận biết số lượng 4, chữ số 4. - Trẻ biết được bạn trai, bạn gái trong lớp, số tổ trong lớp, các ký hiệu màu sắc của các tổ và ký hiệu của bản thân trẻ. - Rèn luyện vận động, ôn kỹ năng chạy theo đường díc - dắc.
  5. II. NHÓM CHỦ ĐỀ BẢN THÂN BÉ RÈN LUYỆN THÂN THỂ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Hứng thú tham gia vận động, chú ý thực hiện đúng các thao tác vận động. - Luyện kỹ năng bật xa: Dùng sức chân kết hợp lăn tay tạo ra đà để nhún bật mạnh người ra xa về trước và chạm đất đồng thời bằng hai chân nhẹ nhàng. - Nắm vững cách chơi và hành động chơi của trò chơi vận động Tung bóng. - Hoàn thiện hệ cơ vận động, phát triển các tố chất vận động, rèn cảm giác thăng bằng trong vận động. - Giáo dục trẻ ý thức vận động để rèn luyện thân thể. II. CHUẨN BỊ - Vẽ sẵn hai vạch mức cách nhau 35cm (2 hàng vạch mức đối diện nhau cho 2 trẻ luyện tập). - Bóng nhựa nhỏ cho trẻ chơi tung bóng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: - Trò chơi Tín hiệu: cho trẻ di chuyển theo vòng tròn, thực hiện theo hiệu lệnh trống lắc của cô. + Trống lắc vỗ từng tiếng theo nhịp: Đi giậm chân. + Trống lắc liên tục: Chạy chậm. + Trống lắc nhanh dần: Chạy nhanh. - Dừng lại để tập bài tập phát triển chung. + Tay 4: Hai tay đưa ra trước, đưa ra sau (6n x 4l). + Chân 3: Đứng cúi người về phía trước, tay chạm đất (4n x 4l). + Bụng 3: Đứng cúi người về phía trước, tay chạm đất (4n x 4l). + Bật tiến về trước theo hiệu lệnh của cô. + Bật tiến cho trẻ di chuyển về hai hàng ngang đối diện nhau trước hai hàng vạch mức kẻ sẵn. Hoạt động 2
  6. - Rèn luyện kỹ năng học hát của trẻ. Rèn luyện kỹ năng nghe hát, kỹ năng phán đoán và ghi nhớ của trẻ. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ thích hát, thích chơi các trò chơi âm nhạc. II. CHUẨN BỊ * Đồ dùng của cô - Đàn Oócgan. - Hai nốt nhạc (nốt nhạc xanh và 1 nốt nhạc đỏ). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Cho trẻ đi từ ngoài vào Giới thiệu bài hát: Bài hát (đường và chân là đôi bạn thân, chân đi chơi chân đi học, đường ngang dọc đường dẫn tới nơi, chân nhớ đường cất bước đi, đường yêu chân in dấu lại, đường và chân là đôi bạn thân) để ca ngợi đôi bạn thân này và đây cũng chính là nội dung của bài hát mà giờ học hôm nay cô cùng các con học thuộc đấy. Chúng mình có muốn nghe không? - Cô hát cho trẻ nghe bài hát Đường và chân Hoạt động 2: Dạy trẻ hát - Lần thứ nhất cô dạy trẻ móc xích từng câu một. (Trước khi vào hát cô nhắc trẻ khi nào cô đánh nhịp bằng một tay thì cô hát: Khi nào cô đánh nhịp bằng hai tay thì các con hát). + Cô dạy câu 1: “Đường và chân là đôi bạn thân” + Câu 2: “Chân đi chơi chân đi học” + Câu 3: “Đường ngang dọc đường dẫn tới nơi” + Câu 4: “Chân nhớ đường cất bước đi” + Câu 5: “Đường yêu chân in dấu lại” + Câu 6: “Đường và chân là đôi bạn thân”. - Lần thứ hai cô cho trẻ hát luôn từ đầu đến hết bài hát. - Lần thứ ba cô cho trẻ hát từ đầu đến câu “Đường ngang dọc đường dẫn tới nơi” thì cô dừng lại để sửa sai cho trẻ bằng cách cô đàn cho trẻ nghe nhạc và sửa theo nhạc. Sau đó hát tiếp đến hết bài. - Lần thứ tư cô cho trẻ hát đến câu “Chân nhớ đường cất bước đi” thì cô lại dừng lại để sửa (vì câu này chữ “đường” ở nốt pha khó hát hơn). (Cô lại đàn nhạc để trẻ nghe nhạc và bắt vào câu hát cho đúng cao độ). Sau đó lại
  7. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Kể chuyện: Cây bút chì Đàm thoại: Chuyện gì đã xảy ra với cây bút chì? Bút chì đã nói gì với chuột? Đầu tiên bút chì vẽ hình gì? Sau đó bút chì vẽ hình gì? Bút chì vẽ những hình gì nữa? Cuối cùng bút chì vẽ gì nữa? Bút chì vẽ bao nhiêu hình tròn, bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình vuông? Tại sao chuột sợ hãi bỏ chạy. Hoạt động 2: Đồ vật có hình dạng gì? Cho trẻ xem tranh một số đồ vật trong gia đình và cho trẻ nói: Chúng có dạng hình gì? Trò chơi: Về đúng ga nào! Ở 4 góc lớp có 4 biển hình: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật. Trẻ xếp thành vòng tròn, cùng hát bài và đi theo vòng tròn, khi cô hô: Tàu lửa về ga, các bạn sẽ chạy tới các rổ để xung quanh lớp, chọn một tấm hình có đồ dùng gia đình, sau đó chạy về hình hình học tương ứng. Hoạt động 3: Chọn ô cho đúng Trẻ ngồi theo nhóm, mỗi trẻ được phát một tờ giấy A4, bên trái là các chữ số: 3, 4, 5, bên phải là các ô có chứa các đồ vật trong gia đình. Trẻ đếm số đồ vật trong mỗi ô và nối ô với số lượng tương ứng. Kết thúc: Nhận xét giờ học. Đề tài: Bé chơi cùng hộp sữa I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Tạo mọi điều kiện, cơ hội giúp bé hoạt động tích cực với lon sữa. - Khai thác tối đa các chức năng sáng tạo của lon sữa để ứng dụng vào các hoạt động. - Thông qua các hoạt động với lon sữa giúp trẻ phát triển năng lực: + Năng lực thể chất qua các hoạt động xếp, lăn, chạy theo nhặt lon sữa lăn, bước,
  8. - Các hoạt động phát triển nhận thức. + Phân loại hộp sữa theo màu (Chơi chạy về đúng nhà hộp sữa theo nắp màu xanh, đỏ, vàng). + Đóng mở nắp hộp Tự tìm đồ dùng bỏ vào và đóng lại (hạt, nút, đồ chơi, ) Lắc Lắng nghe âm thanh phát ra từ vật bé để vào. - Các hoạt động phát triển ngôn ngữ và tình cảm xã hội. + Làm dụng cụ âm nhạc: Lắc hộp sữa có hạt phát ra âm thanh, làm trống gõ, làm trống đeo vào cổ. (Nào bạn ơi! Lại đây chơi, xem chúng ta đua nhau chơi trống. Tùng cắc tùng, tùng cắc tùng, tùng cắc tùng, cắc tùng tùng tùng) + Trang trí hộp sữa làm dụng cụ âm nhạc: Dán chấm tròn trang trí, khảm bằng đất nặn, vẽ trang trí, in dấu màu nước. Đục lỗ sẵn Cho trẻ nhìn vào hộp sữa và phát hiện có cái lỗ Nhìn qua cái lỗ Để lon sữa lên miệng nói Cô dùng sợi dây nối 2 lon sữa với nhau Gợi ý bé chơi làm cái điện thoại, trò chuyện qua điện thoại với nhau. Dùng lon sữa chơi khuấy sữa cho búp bê uống, trò chuyện cùng búp bê Đề tài: Chơi với đất sét I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Khám phá về đất sét khô thì cứng dễ vỡ, còn đất sét thì ướt mềm dính. Đất sét ướt khi nung nóng lên thì sẽ khô cứng lại. - Trẻ biết chơi với đất sét và tạo ra các con vật, đồ dùng mà trẻ thích. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh đôi tay. - Phát triển óc quan sát, khả năng tư duy. - Phát triển sự khéo léo của đôi tay, óc thẩm mĩ. - Giáo dục trẻ biết bảo quản và giữ gìn các đồ dùng. II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Cậu bé và đất sét Cho trẻ khám phá và gọi tên đất nặn, đất sét khô, bột. Cô kể chuyện: Cậu bé đất sét Hoạt động 2: Điều kì diệu từ đất sét