Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 6 - Chủ đề nhánh 2: Cơ thể bé - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Lan Anh - Trường Mầm non Hoa Phượng

MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết mắt, tai là 1 trong những giác quan vô cùng quan trọng của cơ thể. Biết chăm sóc và bảo vệ tai, mắt.

- Trẻ biết so sánh, tạo nhóm trong phạm vi 3.

- Trẻ biết đi trên ghế băng đầu đậu túi cát .

- Trẻ hát và vận động nhịp nhàng theo lời bài hát: Cái mũi.

- Hiểu nội dung câu chuyện Ai đáng khen nhiều hơn, Tay phải tay trái

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng xếp tương ứng 1:1, kỹ năng so sánh nhiều hơn, ít hơn.

- Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích và ngôn ngữ cho trẻ.

- Rèn kỹ năng hát, kể chuyện diễn cảm.

- Rèn kỹ năng so sánh và ngôn ngữ toán cho trẻ.

- Rèn kỹ năng .

- Tham gia các trò chơi: Đóng vai mẹ con, khám bệnh, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng.

- Rèn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

- Rèn một số kỹ năng lao động đơn giản: Dọn đồ dùng đồ chơi, bưng bàn ghế.

3. Thái độ:

- Biết chăm sóc và bảo vệ cơ thể.

doc 14 trang Hồng Thịnh 16/02/2023 5300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 6 - Chủ đề nhánh 2: Cơ thể bé - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Lan Anh - Trường Mầm non Hoa Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_tuan_6_chu_de_nhanh_2_co_the_be_nam.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 6 - Chủ đề nhánh 2: Cơ thể bé - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Lan Anh - Trường Mầm non Hoa Phượng

  1. TUẦN 6 CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: CƠ THỂ BÉ Từ ngày 11/10 đến 15/10/2021 MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trẻ biết mắt, tai là 1 trong những giác quan vô cùng quan trọng của cơ thể. Biết chăm sóc và bảo vệ tai, mắt. - Trẻ biết so sánh, tạo nhóm trong phạm vi 3. - Trẻ biết đi trên ghế băng đầu đậu túi cát . - Trẻ hát và vận động nhịp nhàng theo lời bài hát: Cái mũi. - Hiểu nội dung câu chuyện Ai đáng khen nhiều hơn, Tay phải tay trái 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng xếp tương ứng 1:1, kỹ năng so sánh nhiều hơn, ít hơn. - Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích và ngôn ngữ cho trẻ. - Rèn kỹ năng hát, kể chuyện diễn cảm. - Rèn kỹ năng so sánh và ngôn ngữ toán cho trẻ. - Rèn kỹ năng . - Tham gia các trò chơi: Đóng vai mẹ con, khám bệnh, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng. - Rèn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Rèn một số kỹ năng lao động đơn giản: Dọn đồ dùng đồ chơi, bưng bàn ghế. 3. Thái độ: - Biết chăm sóc và bảo vệ cơ thể. CHUẨN BỊ * Đồ dùng của cô: - Tranh ảnh về đôi mắt, tai, cách chăm sóc và bảo vệ mắt, tai. - Nhạc có các bài hát: Đường và chân, Cái mũi, chúng mình cùng tập thể dục. - Bóng 10 túi cát. - Bảng chơi trò chơi với toán. - PP minh họa nội dung câu truyện . Tay trái tay phải,Ai đáng khen nhiều hơn * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ có 3 cái áo, 3 cái quần. Tranh chơi trò chơi. - PP minh họa nội dung bài thơ: Tay trái tay phải để trẻ chơi trò chơi. - Đồ chơi ở góc phân vai: soong, bát, thìa, rau củ quả - Đồ chơi ở góc xây dựng: Cầu trượt, bập bênh, hoa, gạch, đồ chơi lắp ghép, các bạn trai, gái - Đồ chơi ở góc học tập, thư viện: Các thẻ số, thẻ chữ cái, hột hạt, họa báo, tranh ảnh về cơ thể bé - Đồ chơi ở góc nghệ thuật: Giấy màu, hồ dán, màu sáp, màu nước, nhạc cô, cát màu. - Lô tô , sách, chuyện tranh về chủ đề bản thân. * Huy động phụ huynh: Phụ huynh hỗ trợ sách báo cũ, các võ chai nhựa.
  2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm 2021 HOẠT ĐỘNG HỌC: Đôi mắt, đôi tai của bé. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ giúp bé nhìn thấy mọi vật XQ và tai nghe các âm thanh. - Kỹ năng quan sát, nói mạch lạc, chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn bảo vệ đôi mắt, đôi tai. Ý thức học tập. 2. Chuẩn bị: - Powpoint về đôi mắt, đôi tai cách chăm sóc mắt, tai. - Tranh về đôi mắt, tai, cách chăm sóc mắt, tai, gương soi. Đàn có bài hát "Rửa mặt như mèo" 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài "Đôi mắt xinh" - Trò chuyện về đôi mắt, 2 tai. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn đôi mắt, 2 tai. Hoạt động 2: Trò chuyện về đôi mắt, đôi tai của bé. - Cho trẻ về ngồi thành 3 nhóm. + Nhóm 1: Quan sát tranh về đôi mắt, đôi tai. + Nhóm 2: Soi gương đôi mắt, 2 tai của mình. + Nhóm 3: Quan sát tranh cách chăm sóc bảo vệ mắt, tai. - Cho trẻ về ngồi thành 3 tổ và cùng đàm thoại: - Cô đọc câu đố về đôi mắt. Hỏi trẻ mắt có đặc điểm như thế nào? - Đôi mắt nằm dưới lông mày, phía trên 2 bên sống mũi. Đôi mắt của mỗi người có hình dáng khác nhau, có người mắt to, tròn. Có người mắt nhỏ, dài - Mắt có những bộ phận chính nào? ( Lông mày, lông mi, mi mắt, tròng mắt: Tròng trắng, tròng đen và con ngươi.) - Mắt dùng để làm gì? Mắt giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật ở xung quanh. - Đế đôi mắt ngày càng sáng, đẹp chúng ta phải làm gì? Rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn mặt, không ngồi học trong phòng thiếu ánh sáng, ăn uống đầy đủ chất giàu VTM A - Nếu có người bị mù, loà thì sẻ như thế nào? - Đôi mắt còn được gọi là cơ quan gì trong cơ thể? ( CQ thị giác ) - Các bệnh thưtêng gặp về mắt? Khi mắt bị bệnh chúng ta phải làm gì? - Cho trẻ đọc bài thơ: Đôi mắt. - Đọc câu đố: Lắng nghe tiếng mẹ tiếng cô/ Âm thanh tiếng động to nhỏ quanh mình. - Tai có đặc điểm như thế nào? Tai dùng để làm gì? Để đôi tai luôn được sạch sẻ chúng ta phải làm gì? Tai còn được gọi là cơ quan gì trong cơ thể? Tai giúp chúng ta nhận biết các loại âm thanh nào? Cách phòng tránh các bệnh về tai? Hoạt động 3: Chơi TC: Thi đội nào nhanh. - Cho 2 đội lên tìm và đánh dấu cho hành động đúng để chăm sóc và bảo vệ mắt. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát bầu trời. 1. Mục đích yêu cầu: - Nắm được đặc điểm rõ nét của thời tiết trong ngày.
  3. Thứ 3 ngày 12 tháng 10 năm 2021 HOẠT ĐỘNG HỌC: Truyện: Tay trái tay phải . 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên câu truyện, hiểu nội dung câu truyện: Biết được rằng tay nào cũng quan trọng như nhau, mỗi tay có một việc phù hợp . - Rèn luyện cho trẻ cách kể truyện diễn cảm, trả lời trọn câu. - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẻ. 2. Chuẩn bị: - PP minh họa nội dung câu truyện Tay phải tay trái. - Đàn có bài hát " Tay thơm tay ngoan ” - 3 bộ tranh chơi trò chơi 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Giới thiệu câu truyện Tay phải tay trái . - Cho trẻ hát " Tay thơm tay ngoan” - Trò chuyện về đôi tay. ( Bàn tay dùng để làm gì? Mỗi bàn tay có mấy ngón? Cháu làm gì để giữ gìn đôi bàn tay) - Giáo dục trẻ giữ gìn đôi tay sạch sẻ. - Giới thiệu Câu truyện: Tay phải tay trái . - Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe lần1 diễn cảm kết hợp điệu bộ . - Cô kể lần 2 kết hợp xem PP minh họa . - Đàm thoại: - Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? + Câu truyện có những nhân vật chính nào? + Tay phải đó làm những công việc gì? + Tay phải mắng tay trái, tay trái buồn và tự hứa như thế nào? + Tay phải phải làm những việc gì một mình khi không có tay trái giúp? + Bạn giấy đó núi với tay phải như thế nào? + Tay phải có nhận lỗi không và nói với tay trái như thế nào? + Cuối cùng tay phải nói như thế nào? - Các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều quan trọng? - Để giữ gìn đôi tay thì chỳng ta phải làm gì? - Chỳng ta phải làm gì để cơ thể luôn khỏe mạnh để bảo vệ các bộ phận cơ thể? Hoạt động 2: - Dạy trẻ kể truyện . - Lần 1 trẻ kể chuyện cùng cô 1 lần . - Lần 2. cô là người dẩn truyện các tổ thể hiện giọng điệu nhân vật . Hoạt động 3: Trò chơi “Ghép tranh theo truyện” - Cô giới thiệu ttên trò chơi, cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: cô chia lớp làm 3 đội, mỗi đội sẽ có những tấm hình kể theo câu truyện, cô yêu cầu mỗi đội sắp xếp các hỡnh ảnh đó theo tên tự câu truyện từ đầu đến cuối. + Luật chơi: Đội nào dán đúng, nhanh thì đội đó sẽ dành chiến thắng. * Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần sau mỗi lần chơi cô nhận xét tuyên dương . HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Trò chuyện về bản thân trẻ. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ giới thiệu về tên, tuổi, giới tính, sở thích của mình cho cô và các bạn biết.
  4. ĐÁNH GIÁ: Thứ 4 ngày 13 tháng 10 năm 2021 HOẠT ĐỘNG HỌC: Đếm đến 3, nhận biết các nhóm có 3 đối tượng. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết các nhóm có 3 đối tượng, nhận biết số 3. - Rèn kỹ năng xếp, đếm, so sánh, kỹ năng chơi trò chơi. - Sử dụng đúng thuật ngữ toán học. - Giáo dục trẻ ngoan, có ý thức học tập. 2. Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô : 3 cái bát, 3 cái thìa. - Mỗi trẻ có 3 cái bát, 3 cái thìa, thẻ số từ 1 đến 3 - Các nhóm đồ dùng có số lượng 2 - 3. - Tranh chơi trò chơi. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Ôn số lượng trong phạm vi 2. - Cho trẻ đếm số đồ dùng có số lượng là 2. Hoạt động 2: Đếm đến 3, nhận biết các nhóm có 3 đối tượng, nhận biết số 3. - Cho trẻ hát bài “ Hãy nhanh tay” và lấy rổ đồ chơi về 3 tổ. - Cô yêu cầu trẻ xếp tất cả số thìa ra thành một hàng ngang từ trái sang phải. - Xếp tương ứng dưới 1 cái thìa là 1 cái bát sao cho số bát ít hơn số thìa là 1. - Cho trẻ đếm số bát và số thìa. Ai có nhận xét gì về số bát và số thìa? ( không bằng nhau) - Muốn 2 nhóm bằng nhau và đều bằng 3 ta phải làm gì? - Cho trẻ thêm 1 cái bát và đếm kiểm tra lại. - Để chỉ 3 cái bát hoặc 3 cái thìa ta dùng thẻ số mấy? - Cô giới thiệu số 3, đọc mẫu rồi cho trẻ đọc theo. Yêu cầu trẻ tìm thẻ số đặt vào. - Cho trẻ bớt và cất dần số bát sau đó đếm và gắn số. - Đếm số thìa, đọc số 3 và cất dần số thìa bắt đầu từ số cao nhất. - Hỏi trẻ hàng ngày thấy số 3 ở đâu? Số liền kề trước và sau số 3. Hoạt động 3: Trò chơi: Chung sức. - Chia trẻ thành 2 đội, 1 bạn lên gắn thẻ số, 1 bạn lên gắn đồ dùng trong gia đình - Tổ chức cho trẻ chơi, kiểm tra kết quả. - Nhận xét và tuyên dương trẻ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: TC về cái mũi xinh của bé. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết mũi là 1 trong 5 giác quan của con người. Mũi giúp con người ngửi, hít thở không khí. - Trẻ được chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ mũi. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Chai nước màu, vòng để ném cổ chai, khăn bịt mắt, bóng, sỏi
  5. Thứ 5 ngày 14 tháng10 năm 2021 HOẠT ĐỘNG HỌC: Chuyện: Ai đáng khen nhiều hơn. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên câu chuyện, các nhân vật trong truyện, thuộc chuyện và hiểu nội dung chuyện: Biết vâng lời bố mẹ, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh. - Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 2. Chuẩn bị: - Hình ảnh POWERPOINT minh hoạ câu chuyện. - Tranh chơi trò chơi 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Giới thiệu câu chuyện - kể chuyện cho trẻ nghe. - Cô giới thiệu tên câu chuyện. - Cô kể chuyện 2 lần + Lần 1: kể diễn cảm + Lần 2: Kể diễn cảm kết hợp hình ảnh ở máy - Đàm thoại: - Cô vừa kể chuyện gì? - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Thỏ mẹ bảo hai anh em thỏ làm gì? - Thỏ em kể với thỏ mẹ như thế nào về Sóc và Nhím? - Các con thử đoán xem vì sao thỏ anh về muộn? - Nếu con là thỏ em thì con sẽ làm gì? - Qua câu chuyện này thì các con học tập thỏ anh điều gì? ( Biết quan tâm, giúp đỡ mọi người, giúp đỡ bố mẹ và nhường nhịn em nhỏ) - Giáo dục trẻ: Qua câu chuyện này giáo dục trẻ biết yêu thương gia đình mình và biết giúp đỡ mọi người. - Cho cả lớp chơi trò chơi “ con thỏ” về chỗ ngồi. Hoạt động 2: Dạy trẻ kể chuyện - Cho trẻ kể chuyện cùng với cô - Cô kể lời dẫn chuyện, trẻ kể lời thoại (Chú ý sửa sai và giúp đỡ trẻ khi cần) - Nhắc nhở trẻ thể hiện giọng điệu nhân vật. Hoạt động 3: Trò chơi - Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh. - Chia trẻ thành 3 đội thảo luận tranh sau đó thi đua lên gắn những hình ảnh có trong câu chuyện Ai đáng khen nhiều hơn - Kiểm tra kết quả HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : Trò chuyện về bàn tay của bé. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết mỗi người có 2 bàn tay. 2 bàn tay giúp chúng ta làm việc. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ hoa. 2. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức: Ngoài sân trường - Đồ dùng: Ô tô, phấn, sỏi, dây