Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 7 - Chủ đề nhánh 3: Bé cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Lan Anh - Trường Mầm non Hoa Phượng

1.  Kiến thức:

- Trẻ hiểu thêm cơ thể mình cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh.

- Trẻ biết thực hiện vận động: Bò thấp chui qua cổng.

- Trẻ biết tô màu vòng đeo cổ.

- Trẻ biết chia nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ

- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ: Giữa vòng gió thơm.

 - Trẻ biết Hát + VĐ: Nào cùng tập thể dục.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện sự khéo léo và phản ứng nhanh nhạy của trẻ.

- Rèn kỹ năng biết chia nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ

- Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay trước và sau khi ăn, thói quen tự phục vụ bản thân.

- Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh, ghi nhớ, phân tích, tổng hợp.

- Trẻ biết hát và vận động nhịp bài hát “ Nào cùng tập thể dục” một cách nhịp nhàng. Hưởng ứng với bài nghe hát.

 - Rèn cho trẻ kỹ năng tô màu, chọn màu sắc phù hợp..

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn hết suất của mình để cơ thể khoẻ mạnh.

- Giáo dục trẻ biết thu dọn đồ chơi gọn gàng.

doc 20 trang Hồng Thịnh 16/02/2023 5280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 7 - Chủ đề nhánh 3: Bé cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Lan Anh - Trường Mầm non Hoa Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_tuan_7_chu_de_nhanh_3_be_can_gi_de_l.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 7 - Chủ đề nhánh 3: Bé cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Lan Anh - Trường Mầm non Hoa Phượng

  1. TUẦN 7 CHỦ ĐỀ NHÁNH 3 : Bé cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh ? Từ ngày 19/10 đến ngày 23/10/2020 MỤC TÊU 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu thêm cơ thể mình cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh. - Trẻ biết thực hiện vận động: Bò thấp chui qua cổng. - Trẻ biết tô màu vòng đeo cổ. - Trẻ biết chia nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ - Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ: Giữa vòng gió thơm. - Trẻ biết Hát + VĐ: Nào cùng tập thể dục. 2. Kỹ năng - Rèn luyện sự khéo léo và phản ứng nhanh nhạy của trẻ. - Rèn kỹ năng biết chia nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ - Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay trước và sau khi ăn, thói quen tự phục vụ bản thân. - Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh, ghi nhớ, phân tích, tổng hợp. - Trẻ biết hát và vận động nhịp bài hát “ Nào cùng tập thể dục” một cách nhịp nhàng. Hưởng ứng với bài nghe hát. - Rèn cho trẻ kỹ năng tô màu, chọn màu sắc phù hợp 3. Thái độ - Giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn hết suất của mình để cơ thể khoẻ mạnh. - Giáo dục trẻ biết thu dọn đồ chơi gọn gàng. CHUẨN BỊ - Đồ dùng của cô: + Đàn có bài hát “Hãy nhanh tay ”, “Thằng tý sún”. + Tranh ảnh các nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể. Tranh chơi trò chơi: Ai chọn đúng. +1 cái cổng (cao 60, rộng 60), 1 sợi dây kéo co. + Slide toán: 3 cái bát, 3 cái thìa, thẻ số 3. - Đồ dùng của trẻ: + §å dïng häc to¸n: Mỗi trẻ có 3 cái bát, 3 cái thìa, thẻ số 3. + 4 cái cổng ( cao 50cm, rộng 50cm) - Mỗi trẻ 1 vòng tập thể dục (kích thước: 30cm) + Mò chóp. - Đồ chơi ở các góc : + Xây dựng: Các loại khối, lắp ghép, cổng, cây xanh, hoa. + Phân vai: Đồ dùng của gia đình, lớp học. + Nghệ thuật: Các loại nhạc cụ, tranh ảnh, sách báo, nguyên vật liệu thiên nhiên. + Khoa häc: C¸c lo¹i tranh ¶nh vÒ hình ảnh bạn trai, bạn gái, các bộ phận trên cơ thể, các nhóm thực phẩm cần thiết cho bé. 1
  2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 - Trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp. Đón trẻ - Trò chuyện với trẻ về chủ đề “Bé cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh?” - Phân công trực nhật: Bưng bàn ghế, vệ sinh. - Hô hấp: Thổi nơ TDS - Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao (4L x 4N) - Bụng: Hai tay đưa lên cao gập thân tay chạm mũi chân(4L x 4N) - Chân: Hai tay chống hông, đá chân về phía trước (4L x 4N) - Bật nhảy: 2 tay chống hông bật tách chân, khép chân. BÐ cÇn g× - Thơ: Giữa - Tô màu - Bò thấp - Chia Hoạt ®Ó lín lªn vòng gió vòng đeo chui qua nhóm có 3 động học vµ khoÎ thơm (GĐ) cổ. cổng. đối tượng m¹nh. - Hát + VĐ: Hãy thành 2 nhanh tay. nhóm nhỏ.(GĐ) QS thời QS các cô cấp QS vườn QS cây Dạo chơi Hoạt tiết. dưỡng đang chế rau chuối động TC : Trời biến TP. TC: Mèo TC : Kéo ngoài trời nắng trời TC: Cướp cờ, đuổi chuột, co, lộn cầu mưa, gieo chi chi chành xỉa cá mè. vồng. hạt. chành. * HĐ 1: Trước khi chơi : Trò chuyện về chủ đề, cho trẻ đăng ký góc chơi và về góc chơi của mình * HĐ 2: Quá trình chơi Hoạt - Cô đi từng nhóm hướng dẫn thêm cho trẻ về hành động chơi, vai động góc chơi, mối quan hệ trong khi chơi. + Phân vai: Cô giáo, mẹ con, cô cấp dưỡng + Xây dựng: Xây công viên cây xanh, lắp ghép đồ dùng đồ chơi. +NT: Hát, múa, đọc thơ, vẽ, xé dán về các nhóm thực phẩm tốt cho sức khoẻ. + KH: thảo luận về các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. + Thư viện: Làm sách, xem sách tranh ảnh về chủ đề bản thân. + HT: Đếm đến 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng + Chơi các trò chơi dân gian * HĐ 3: Cô đi từng nhóm nhận xét, cho trẻ tập trung về nhóm mới NX. - Tc về nhu - Rèn kỹ - TC về nhóm -LQTC nước - Ca múa cầu dinh năng rửa thực phẩm chứa ngoài: tập thể Hoạt dưỡng hàng tay. nhiều vitamin C Khuôn mặt - Bình bầu động ngày của - HD KN - Ôn hát+ buồn cười bé ngoan. 3
  3. - Hàng ngày, bé cần được chăm sóc vệ sinh, sức khoẻ như thế nào?( tắm rửa bằng nước sạch, quần áo và trang phục sạch sẽ, phù hợp thời tiết, được học tập, vui chơi trong không khí trong lành) - Cô giới thiệu với trẻ bé cần được uống và tiêm các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của chương trình tiêm chủng quốc gia. - Nhờ vậy mà có thể tránh được những bệnh gì?( Bại liệt, viêm não nhật bản, uốn ván ) - Hàng năm, bé được khám sức khoẻ mấy lần?để làm gì? - Cô và trẻ cùng hát và vận động bài: Nào cùng tập thể dục. Chuyển đội hình. + Ngoài ra bé cần được vui chơi, sinh hoạt và học tập phù hợp lứa tuổi. - Hàng ngày, bé cần được ăn, ngủ, vệ sinh như thế nào? - Cô giải thích muốn có một cơ thể khoẻ mạnh, lớn nhanh ngoài ăn uống hợp lý, đảm bảo chất dinh dưỡng thì còn phải có một chế độ học tập, vui chơi phù hợp. + Bé biết ơn những người chăm sóc và nuôi, dạy bé lớn khôn. - Hàng ngày ai chăm sóc, nuôi, dạy bé lớn khôn? - Cho trẻ kể một vài công việc mà ba, mẹ đã làm để chăm sóc nuôi dạy bé khôn lớn? - Cho trẻ kể một vài công việc mà các cô giáo đã làm để chăm sóc, nuôi dạy các cháu? - Giáo dục trẻ ngoan, ăn hết suất, ngủ đủ giấc, tập ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ, thường xuyên vận động, rèn luyện sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Hoạt động 3: Trò chơi. - Cô cho trẻ chơi trò chơi: Gạch chân những hành đúng để cơ thể phát triển khoẻ mạnh, lớn nhanh. - Cô chia trẻ thành 2 đội. - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi. - Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát thời tiết. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết quan sát thời tiết và nhận xét về thời tiết trong ngày. - Trẻ biết ý nghĩa, tầm quan trọng của thời tiết đối với cơ thể con người, con vật và thiên nhiên. - Trẻ được hít thở không khí trong lành và chơi các trò chơi mới. - Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo đảm sức khỏe. 2. Chuẩn bị: - Dây, phấn, bóng, ô tô, giấy - Mũ thỏ 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát thời tiết. - Cô dẫn trẻ ra sân, cho trẻ nêu nhận xét về thời tiết. 5
  4. Hoạt động 1: Cô trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của việc ăn uống đối với cơ thể con người. - Đàm thoại : Mỗi ngày các cháu cần được ăn bữa chính , bữa phụ vào lúc nào ? - Chúng ta thường ăn gì trong bữa chính ? - Bữa ăn phụ thường có món ăn gì ? - Các bữa ăn trong ngày phải đảm bảo yêu cầu gì ? + Trò chuyện về tác dụng của các chất dinh dưỡng đối với sức khoẻ trẻ . - Cho trẻ xem tranh các nhóm thực phẩm tốt cho cơ thể. - Ngoài ra để cơ thể khoẻ mạnh, phát triển còn cần gì nữa ? ( uống đủ nước, sử dụng thực phẩm an toàn, vệ sinh trong ăn uống) Hoạt động 2: Nhận xét và tuyên dương trẻ. ĐÁNH GIÁ: Thứ 3 ngày 19 tháng 10 năm 2021 HOẠT ĐỘNG HỌC: Thơ : Giữa vòng gió thơm ( Tác giả: Quang Huy) 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ đọc thuộc thơ và đọc diễn cảm, cảm nhận được âm điệu êm dịu của bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ - Thể hiện được tình cảm khi đọc thơ. Kỹ năng đọc thơ diễn cảm. - Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc, kính trọng người thân trong gia đình. 2. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ nội dung bài thơ . - Tranh chơi TC: Gắn tranh theo trình tự nội dung bài thơ. 3.Tiến hành: Hoạt động 1: Giới thiệu tên bài thơ- Đọc thơ cho trẻ nghe. Cô cho trẻ hát bài : Cháu yêu bà. - Trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình. - Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng, chăm sóc những người thân trong gia đình. - Cô giới thiệu tên bài thơ tên tác giả( Quang Huy) - Lần 1: Đọc diễn cảm - Lần 2: Đọc thơ kết hợp tranh minh họa. - đàm thọai, trích dẫn, giảng giải: - Tên bài thơ, tên tác giả? - Trong bài thơ có những ai? - Em bé đã nói gì với bạn gà, bạn vịt? Thể hiện qua câu thơ nào? - Khi bà bị ốm em bé đã làm gì để chăm sóc bà? 7
  5. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Rèn kỹ năng rửa tay. -VĐTN: Hãy nhanh tay Nghe hát: Thằng Tý Sún TCAN: Ai đoán giỏi I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát , tên tác giả - Biết múa nhịp nhàng theo lời bài hát “Hãy nhanh tay”của nhạc sĩ Hoàng Long - Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Anh tý sún” nhạc và lời: Nhạc sĩ Hùng Lân - Trẻ nắm vững cách chơi, luật chơi của trò chơi âm nhạc: Hát theo hình vẽ. 2. Kỷ năng: - Trẻ hát múa nhịp nhàng theo lời bài hát " Hãy nhanh tay". - Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc. Trẻ hứng thú lắng nghe, hưởng ứng theo bài hát khi nghe cô hát. - Trẻ chơi trò chơi thành thạo. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ ý thức tự phục vụ bản thân, vệ sinh cơ thể sạch sẽ. - Giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc, hứng thú say mê khi hoạt động âm nhạc. II. CHUẨN BỊ : - Địa điểm: Lớp học * Đồ dùng của cô: - Nhạc bài hát: Hãy nhanh tay, Anh tý sún, nhạc chơi trò chơi. - Mũ chóp * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ có 2 cái nơ đeo tay. III. TIẾN HÀNH: Nội dung1: VĐTN: Hãy nhanh tay Nghe hát: Thằng Tý Sún TCAN: Ai đoán giỏi Hoạt động 1: Hát + VĐTN“ Hãy nhanh tay” - Cô mở nhạc bài “Hãy nhanh tay” cho trẻ lắng nghe giai điệu bài hát và hỏi trẻ tên bài hát, nhạc và lời ( Cả lớp vừa nghe giai điệu bài hát “Hãy nhanh tay” sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Long) - Cho cả lớp hát tập thể 2 lần hát theo đàn. + Hỏi trẻ tên bài hát, giai điệu bài hát - Để bài hát hay hơn sinh động hơn chúng ta có thể hát múa theo lời bài hát 1 cách nhịp nhàng. * Động tác 1: “ Nước này, thuốc này đánh răng ngay” Lần lượt 2 tay đưa ra phía trước và làm động tác đánh răng. * Động tác 2: “Nhanh nào nhanh nào hãy nhanh tay” Hai tay đưa ra trước xòe tay, chân đưa ra phía trước kiểng gót. 9
  6. - Bước 3: Rửa sạch cổ tay, mu bàn tay. - Bước 4: Rửa kẻ ngón tay. - Bước 5: Rửa sạch đầu ngón tay. - Bước 6: Rửa lại dưới vòi nước cho hết xà phòng, lấy khăn lau khô. Hoạt động 2: Cho trẻ thực hiện. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ, nhắc trẻ không làm vung vãi nước. - Trong quá trình trẻ thực hiện cô giáo dục và nhắc nhở trẻ trước và sau khi ăn xong phải rửa tay, sau khi đi vệ sinh, giáo dục cho trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân. ĐÁNH GIÁ: Thứ 4 ngày 20 tháng 10 năm 2021 HOẠT ĐỘNG HỌC: Tô màu vòng đeo cổ 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết sử dụng bút màu để tô màu vòng đeo cổ theo quy tắc ( xanh – vàng – đỏ) - Trẻ biết ngồi đúng tư thế, cầm bút bằng tay phải, chọn màu đẹp, phù hợp để tô màu đều, đẹp, không lem ra ngoài. - Giáo dục trẻ yêu quí và giữ gìn sản phẩm làm ra, GD trẻ ý thức tổ chức kỷ luật, ngoan, vâng lời cô. 2. Chuẩn bị: - Tranh vẽ vòng đeo cổ đã tô màu hoàn chỉnh. - Đàn nhạc bài hát: Nào chúng ta cùng tập thể dục. 3. Tiến hành: Hoạt động 1 : Quan sát tranh gợi ý. - Cô treo tranh gợi ý: Vòng đeo cổ đã tô màu hoàn chỉnh - Trò chuyện, nhận xét về bức tranh : Tranh vẽ gì? Vòng đeo cổ này như thế nào? những hạt có dạng hình gì? có màu gì? tô màu như thế nào? Thứ tự cách xếp màu theo quy tắc gì? - Hỏi ý định của trẻ: Con ngồi như thế nào? Cầm bút bằng tay nào? tô như thế nào? Tô màu gì? Hoạt động 2: Trẻ thực hiện - Cô mở nhạc cho trẻ thực hiện - Cô đến từng bàn hướng dẫn, động viên khuyến khích trẻ tô màu, nhắc nhở trẻ chọn màu sắc phù hợp, khi tô không lem ra ngoài, sắp xếp theo quy tắc 1 : 1: 1 hợp lý. Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm. - Gần hết giờ cô đến từng bàn nhận xét tranh và cho trẻ đưa tranh lên trưng bày trên giá trưng bày và xem chung. 11