Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển tình cảm kĩ năng xã hội - Chủ đề nhánh: Thế giới thực vật - Hoạt động học: Kỹ năng phòng chống điện giật

I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
– Trẻ biết được những việc không được làm để tránh bị điện giật, tác hại của điện giật, sơ cứu khi thấy người bị điện giật phù hợp với khả năng của bản thân.
* Kĩ năng:
– Rèn cho trẻ kĩ năng phòng tránh bị điện giật, sơ cứu khi thấy người bị điện giật phù hợp với khả năng của bản thân, phân biệt được hành vi đúng- sai, tốt- xấu của người khác khi sử dụng điện.
* Thái độ:
– Giáo dục trẻ luôn có ý thức tự bảo vệ mình mọi lúc mọi nơi, có ý thức phòng tránh nguy hiểm điện.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô:
Giáo án điện tử. Máy vi tính, 2 rỗ, 2 bảng quay.
- Bài hát: cái quạt máy.
- Đồ dùng của trẻ:
– Một số hình ảnh, video người bị điện giật
– Một số đồ dùng cho trẻ chơi trò chơi.
II. Tiến hành:
*Trải nghiệm thực tế:
docx 4 trang Thiên Hoa 05/03/2024 100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển tình cảm kĩ năng xã hội - Chủ đề nhánh: Thế giới thực vật - Hoạt động học: Kỹ năng phòng chống điện giật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_linh_vuc_phat_trien_tinh_cam_ki_nan.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển tình cảm kĩ năng xã hội - Chủ đề nhánh: Thế giới thực vật - Hoạt động học: Kỹ năng phòng chống điện giật

  1. GIÁO ÁN Chủ đề nhánh: Thế giới thực vật Lĩnh vực:Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội Hoạt động học: Kỹ năng phòng chống điện giật Độ tuổi: 4 - 5 tuổi Ngày dạy: I. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: – Trẻ biết được những việc không được làm để tránh bị điện giật, tác hại của điện giật, sơ cứu khi thấy người bị điện giật phù hợp với khả năng của bản thân. * Kĩ năng: – Rèn cho trẻ kĩ năng phòng tránh bị điện giật, sơ cứu khi thấy người bị điện giật phù hợp với khả năng của bản thân, phân biệt được hành vi đúng- sai, tốt- xấu của người khác khi sử dụng điện. * Thái độ: – Giáo dục trẻ luôn có ý thức tự bảo vệ mình mọi lúc mọi nơi, có ý thức phòng tránh nguy hiểm điện. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Giáo án điện tử. Máy vi tính, 2 rỗ, 2 bảng quay. - Bài hát: cái quạt máy. - Đồ dùng của trẻ: – Một số hình ảnh, video người bị điện giật – Một số đồ dùng cho trẻ chơi trò chơi. II. Tiến hành: *Trải nghiệm thực tế: 1
  2. Cô tóm ý: Như vậy khi sử dụng điện muốn không bị điện giật tuyệt đối không được nghịch dây điện, không được chạm vào công tắc điện, bật tắt đèn khi tay bị ướt, không tùy ý nghịch ổ cắm, không được chọc tay hay bất cứ vật gì vào ổcắm, làm như vậy dễ bị điện giật, không xem điện thoại khi đang sạc pin, không lại gần dòng điện hở, không chạm tay vào người bị điện giật vì điện có khả năng truyền từ người này sang người khác. Vừa rồi các con đã được tìm hiểu những cách để phòng chống điện giật vì vậy các con cố gắng để không bị điện giật nhé *Trẻ rút kinh nghiệm cho bản thân: Thông qua thực hành. - Về đội hình 3 tổ. - Cho mỗi tổ 1 tranh tình huống điện giật, nguy hiểm điện và yêu cầu trẻ thảo luận sẽ làm gì trong tình huống đó. Tranh 1: Người bị điện giật có dây điện trên người. Tranh 2: Em bé dang nghịch dây điện, thò tay vào ổ điện. Tranh 3: Vừa sạc điện vừa xem điện thoại. - Các tổ sẽ trình bài bức tranh tình huống của đội mình và cách giải quyết tình huống đó. Cô tóm lại. - Cô hỏi trẻ: Khi con gặp người bị điện giật thì con làm thế nào? - Giáo dục: Chúng mình còn nhỏ tuyệt đối không tự ý sử dụng những thiết bị bằng điện nó không phải là đồ chơi, đừng chơi với nó. Bất cứ khi sử dụng những thiết bị liên quan đến điện các con đều phải nhờ bố mẹ hoặc người lớn giúp đỡ, khi nhìn thấy người bị điện giật cần nhanh chóng kêu cứu nhờ người lớn giúp đỡ, dùng cành cây khô tách dây điện ra khỏi người bị điện giật, gọi cấp cứu để đưa người bệnh đến bệnh viện cứu chữa. * Trẻ vận dụng kinh nghiệm vào trò chơi: - Nãy giờ các đội đã cùng tham gia thảo luận về các tình huống nguy hiểm điện, 3