Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: Một số loại hoa-quả - Đề tài: Trò chơi chữ cái h, k - Trường Mầm non Yên Lạc

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết nhận biết và phát âm đúng chữ cái h, k qua các trò chơi; phân biệt được
các chữ cái h, k thông qua đặc điểm, cấu tạo của chữ.
- Biết chơi trò chơi đúng luật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phát âm và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và phối hợp với
bạn, nhóm bạn trong các trò chơi với chữ cái.
3. Giáo dục:
- Thông qua giờ học giáo dục trẻ đoàn kết tham gia vào trò chơi cùng các bạn.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô
- Giáo án điện tử, máy tính.
2. Đồ dùng của trẻ
- Rổ có chứa chữ cái h, k đủ cho số trẻ.
- Các thẻ chữ cái h, k
- 3 tờ tranh có cây chữ cái h, k, các bông hoa có các chữ cái khác nhau.
- 3 tranh có hình ảnh các loại hoa, tên các loại hoa và chữ cái h, k.
- Hồ dán; Bảng, đường hẹp để trẻ chơi trò chơi
pdf 6 trang Thiên Hoa 24/02/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: Một số loại hoa-quả - Đề tài: Trò chơi chữ cái h, k - Trường Mầm non Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mam_non_lop_choi_linh_vuc_phat_trien_ngon_ngu_chu_de.pdf

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: Một số loại hoa-quả - Đề tài: Trò chơi chữ cái h, k - Trường Mầm non Yên Lạc

  1. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Trò chơi chữ cái h, k. Chủ đề: Một số loại hoa - quả I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trẻ biết nhận biết và phát âm đúng chữ cái h, k qua các trò chơi; phân biệt được các chữ cái h, k thông qua đặc điểm, cấu tạo của chữ. - Biết chơi trò chơi đúng luật. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phát âm và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. - Rèn trẻ kỹ năng quan sát, khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và phối hợp với bạn, nhóm bạn trong các trò chơi với chữ cái. 3. Giáo dục: - Thông qua giờ học giáo dục trẻ đoàn kết tham gia vào trò chơi cùng các bạn. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô - Giáo án điện tử, máy tính. 2. Đồ dùng của trẻ - Rổ có chứa chữ cái h, k đủ cho số trẻ. - Các thẻ chữ cái h, k - 3 tờ tranh có cây chữ cái h, k, các bông hoa có các chữ cái khác nhau. - 3 tranh có hình ảnh các loại hoa, tên các loại hoa và chữ cái h, k. - Hồ dán; Bảng, đường hẹp để trẻ chơi trò chơi III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Lắng nghe - Các con ngoan ơi. Hôm nay rất vinh dự cho lớp mình được đón các cô giáo ở trong trường về dự với lớp mình một tiết học. Chúng mình cùng nổ 1 tràng pháo tay để chào đón các cô nào. - Mở đầu buổi học hôm nay chúng mình cùng chơi giải - Trẻ giải câu đố. câu đố nhé. (Cô đọc câu đố về hoa hồng) Thân cành có nhiều gai Hương thơm tỏa sớm mia Trắng, hồng nhung nhiều loại 1
  2. gì giống và khác nhau? h, k => Cô khẳng định lại: Chữ h và chữ k giống nhau đều có - Nghe cô khẳng định 1 nét sổ thẳng, khác nhau chữ h có nét móc xuôi, còn chữ k có một nét xiên phải và 1 nét xiên trái. - Ngoài chữ h, k in thường chúng mình vừa chơi trò chơi, - Trẻ trả lời các con biết các kiểu chữ nào nữa? => Cô chốt và cho trẻ quan sát chữ cái h, k in hoa và viết - Trẻ nghe và quan thường. sát * Trò chơi 2: Nhanh chân tìm chữ. - Sau đây chúng mình sẽ đến với trò chơi thứ 2 là trò chơi - Lắng nghe “Nhanh chân tìm chữ”. Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi + Cách chơi: Ở dưới sàn nhà có dán các chữ cái, cô cũng - Trẻ chơi trò chơi tặng các con mỗi bạn 1 thẻ chữ cái h, k mà các con đeo ở theo yêu cầu cổ, chúng mình hát và vận động theo nhạc bài hát “ Ra chơi vườn hoa”, khi cô có hiệu lệnh “Tìm chữ tìm chữ” thì mỗi bạn phải tìm và đứng cạnh 1 chữ cái h hoặc k giống với chữ cái ở thẻ các con đang đeo.(Cho chơi lần 1) - Lần 2: Cho trẻ đổi thẻ chữ cái cho nhau và chơi tiếp, khi chơi hát vận động bài “Ra chơi vườn hoa” khi nghe thấy hiệu lệnh tìm chữ các con sẽ quan sát chữ cái ở thẻ của mình đang đeo rồi tìm đứng đúng chữ cái như trên thẻ của các con. + Luật chơi: Nếu bạn nào đứng không đúng hoặc không tìm được vị trí chữ cái như thẻ của mình thì bạn đó phải nhảy lò cò 1 vòng. - Sau mỗi lần chơi cô hỏi cá nhân 1, đến 2 trẻ đang đứng ở vị trí chữ cái gì, có đúng với cái trên thẻ mình đang đeo không, cho các bạn quan sát giúp, cô cho những bạn có chữ cái giống bạn cô vừa hỏi cùng phát âm - Cô động viên khích lệ trẻ sau mỗi lần chơi song. * Trò chơi 3: Cây nào hoa ấy Và ngay sau đây chúng ta cùng đến với trò chơi thứ 3 - Lắng nghe mang tên “Cây nào hoa ấy” - Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 đội, cô đã chuẩn bị cho mỗi đội 1 bức tranh vẽ 2 cây có chữ cái h, k và các bông hoa với nhiều chữ cái khác nhau trong đó có chữ cái h, k, nhiệm vụ của các đội là phải chọn những bông hoa chữ h dán vào cây có chữ h, những bông hoa chữ k dán vào cây chữ k. Kết thúc trò chơi đội nào tìm, dán được 3
  3. - Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ đọc thuộc và diễn cảm bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ - Biết cách chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột” 2. Kỹ năng - Thể hiện kỹ năng đọc diễn cảm, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, kĩ năng ghi nhớ có chủ đích - Rèn kỹ năng nhanh nhạy qua trò chơi 3. Thái độ . - Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc các loại hoa II. Chuẩn bị: - Vị trí sân trường thoáng mát có chỗ cho trẻ ngồi III. Tổ chức hoạt động: - Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng đi xuống sân trường, chọn khu vực sân trường thoáng, mát có chỗ cho trẻ ngồi 1. Hoạt động có mục đích: Đọc thơ “Hoa kết trái” - Cô và trẻ hát bài “Màu hoa” - Hỏi trẻ vừa hát bài gì? - Trong bài hát nhắc đến những loại hoa màu gì? - Ngoài những màu hoa trong bài hát chúng mình còn nhìn thấy hoa có màu gì nữa? - Cô chốt: Trong thiên nhiên có rất nhiều các loại hoa với nhiều màu sắc và công dụng khác nhau, hoa thì được trồng để trang trí nhà cửa cho đẹp, hoa có thể làm thuốc, và có những loại hoa kết thành trái đấy. Thấy được vẻ đẹp của những loài hoa kết thành trái nhà thơ Thu Hà đã sáng tác một bài thơ rất hay các con có biết đó là bài thơ gì không? - Cô chốt và giới thiệu bài thơ “Hoa kết trái” của nhà thơ Thu Hà - Bây giờ chúng mình cùng đọc thật hay bài thơ nhé. (Cho trẻ đọc lần 1) - Các con vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? - Các con cùng đọc lại bài thơ này hay hơn 1 lần nữa nhé. - Cô giảng giải nội dung bài thơ: Các con ạ, bài thơ nói về các loại hoa, mỗi loại hoa đều có đặc điểm khác nhau: hoa cà tim tím, hoa mướp vàng vàng Thông qua bài thơ, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của mỗi loại hoa, đồng thời cũng nhắc nhở tới các bạn nhỏ không nên hái hoa tươi, bởi vì hoa yêu mọi người nên hoa sẽ kết thành trái ngon, quả ngọt để cho chúng ta thưởng thức đấy. 5