Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Hoạt động có mục đích Khám phá một số nguyên vật liệu thiên nhiên; Trò chơi vận động Thi đội nào nhanh hơn (đong nước), cắp cua - Lê Thị Hậu

I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi tên một số nguyên vật liệu thiên nhiên: sỏi, cát, cành khô, quả khô, lá khô
- Biết đặc điểm đặc trưng và công dụng của các nguyên vật liệu thiên nhiên: cát nhỏ mịn, sỏi nhẵn cứng, cành- lá- quả khô do đã già rụng và phơi khô lâu ngày, cát sỏi có thể dùng để xây nhà cửa, đường đi; cành- lá- quả khô có thể dùng làm đồ chơi…
- Trẻ biết nguyên vật liệu thiên nhiên có thể dùng để sáng tạo ra các trò chơitheo ý thích.
- Trẻ biết chơi trò chơi
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng tri giác bằng nhiều giác quan để tìm hiểu về các nguyên vật liệuthieen nhiên: quan sát, sờ bề mặt, tạo ra âm thanh( gõ), áp sỏi vào da…
- Trẻ có kỹ năng phối hợp màu sắc với nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm tạo hình( tô màu) theo ý thích.
- Trẻ có kỹ năng vận động linh hoạt bàn tay, ngón tay để sắp xếp các nguyên vâtl liệu thiên nhiên thành sản phẩm tạo hình theo ý thích.
docx 4 trang Thiên Hoa 24/02/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Hoạt động có mục đích Khám phá một số nguyên vật liệu thiên nhiên; Trò chơi vận động Thi đội nào nhanh hơn (đong nước), cắp cua - Lê Thị Hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_de_tai_hoat_dong_co_muc_dich_kham_p.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Hoạt động có mục đích Khám phá một số nguyên vật liệu thiên nhiên; Trò chơi vận động Thi đội nào nhanh hơn (đong nước), cắp cua - Lê Thị Hậu

  1. GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐCM Đ: Khám phá một số nguyên vật liệu thiên nhiên Trò chơi vận động: Thi đội nào nhanh hơn( đong nước); cắp cua. Đối tượng: trẻ 4- 5 tuổi Số trẻ: 20 trẻ Thời gian: 40 phút Người dạy: Lê Thị Hậu Trường mầm non Tích Sơn I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết và gọi tên một số nguyên vật liệu thiên nhiên: sỏi, cát, cành khô, quả khô, lá khô - Biết đặc điểm đặc trưng và công dụng của các nguyên vật liệu thiên nhiên: cát nhỏ mịn, sỏi nhẵn cứng, cành- lá- quả khô do đã già rụng và phơi khô lâu ngày, cát sỏi có thể dùng để xây nhà cửa, đường đi; cành- lá- quả khô có thể dùng làm đồ chơi - Trẻ biết nguyên vật liệu thiên nhiên có thể dùng để sáng tạo ra các trò chơitheo ý thích. - Trẻ biết chơi trò chơi 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng tri giác bằng nhiều giác quan để tìm hiểu về các nguyên vật liệuthieen nhiên: quan sát, sờ bề mặt, tạo ra âm thanh( gõ), áp sỏi vào da - Trẻ có kỹ năng phối hợp màu sắc với nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm tạo hình( tô màu) theo ý thích. - Trẻ có kỹ năng vận động linh hoạt bàn tay, ngón tay để sắp xếp các nguyên vâtl liệu thiên nhiên thành sản phẩm tạo hình theo ý thích. 3. Thái độ: - Trẻ tự tin nói được điều mình thích, không thích, những điều trẻ có thể làm được. - Trẻ vui vẻ, hứng thú tham gia vào hoạt động, chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích. - Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô - Địa điểm: Ngoài sân trường
  2. - Qủa khô + À! Còn con con lấy được gì?( quả khô ạ) + Qủa khô này có màu gì? ( màu nâu) + Con thấy quả khô này trông như thế nào?( giống bong hoa) + Với quả khô này con sẽ làm gì?( con sẽ tô màu làm bong hoa) + Con thích tô cánh hoa màu gì? nhụy hoa con tô màu gì? + Cô thấy ý tưởng của các con rất là hay đấy. + Khi chơi với những nguyên vật liệu này các con cần chú ý điều gì? + GD: Khi chơi với những nguyên vật liệu này các con không được tranh giàng đồ chơi của bạn, với cành cây khi chơi các con không được chọc vào mắt nhau, không dùng để đánh bạn, lá và quả khô các con có thể sử dụng để chơi và khi chơi xong các con nhớ nhặt bỏ vào thùng rác để sân trường chúng mình luôn sạch đẹp nhé! + Bây giờ cô mời các con cùng chơi với những đồ chơi mà các con lấy được nhé! * Cát và sỏi: Cô Tâm - Cát + Con lấy được gì?( cát) + Các con thấy cát có ở đâu?( biển, song) + Cát dùng để làm gì? 9 xây nhà, xây trường, để chơi ) + Con thích chơi gì với cát? ( in hình, vẽ trên cát ) - Sỏi + Các con lấy được gì? ( sỏi) + Nó có đặc điểm gì?( nhẵn, màu trắng ) + Khi cầm sỏi trên tay con thấy thế nào?( mát tay) + Các con có biết khi 2 viên sỏi gõ vào nhau điều gì sẽ xảy ra?( phát ra âm thanh, tiếng kêu) + Bây giờ các con cùng gõ xem điều gì sẽ xảy ra nhé. + Các con sẽ chơi trò chơi gì với những viên sỏi này? (chơi ô ăn quan, cắp cua, xếp số ) + Các con có biết cát và sỏi dùng để làm gì không? ( xây nhà, xây trường, để chơi ) + Vậy khi chơi với những nguyên vật liệu này các con phải chú ý điều gì? + GD: khi chơi với cát và sỏi các con phải biết giữ gìn bản thân khi chơi tránh để cát rơi vào mắt, đặc biệt chú ý không được dùng sỏi ném nhau sẽ rất đau và nguy hiểm. + Bây giờ cô mời các con cùng chơi với những đồ chơi mà các con lấy được nhé! - Cô bao quát gợi mở nội dung chơi cho trẻ, khuyến khích trẻ sang tạo chơi cùng bạn. - Cô khen ngợi, động viên trẻ về sản phẩm tạo ra.