Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Dạy trẻ kỹ năng nhặt rau

Hoạt động 1: Quả gì mà ngon thế?

Mục đích: Giúp trẻ nhận biết một số loại quả quen thuộc có vị ngọt.

Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị bộ tranh dùng cho trẻ nhà trẻ về một số quả chín có vị ngọt.

Tiến hành: Giáo viên dán 2,3 tranh về các loại quả khác nhau lên bảng. Cho trẻ quan sát rồi đố trẻ nhận biết quả trong tranh. Sau đó, cô trò chuyện với trẻ về lợi ích của nó. Ví dụ như:

– Ai chỉ cho cô biết, quả chuối ở đâu?

– Đúng rồi, bạn An chỉ đúng quả chuối.

– Quả chuối để làm gì? (Để ăn, mùi vị rất thơm ngon, ngọt,…).

Nếu trẻ không biết thì cô gợi ý. Trong các giờ hoạt động khác, giáo viên có thể cho trẻ nhận biết các loại rau quả bằng vật thật và cho trẻ nếm. Tương tự, lần lượt cho trẻ nhận biết quần áo, đồ dùng ăn uống và tác dụng của chúng đối với sức khỏe.

 

doc 3 trang Hồng Thịnh 26/05/2023 36840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Dạy trẻ kỹ năng nhặt rau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_day_tre_ky_nang_nhat_rau.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Dạy trẻ kỹ năng nhặt rau

  1. Giáo án dạy trẻ kỹ năng nhặt rau Giáo án dạy trẻ kỹ năng nhặt rau “Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động phát triển khả năng sáng tạo, tăng khả năng lưu giữ những điều trẻ được thực hành trải nghiệm, khám phá, tính năng động và thích ứng của trẻ” Đồng thời thông qua hoạt động trải nghiệm, giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, lĩnh hội kiến thức, tìm giải pháp để giải quyết vấn đề, giúp phát triển năng lực cá nhân, tăng cường sự tự tin và giúp cho việc học trở nên thú vị hơn đối với trẻ. Từ lâu, hoạt động trải nghiệm đã được các cô giáo trường Mầm non thực hiện thường xuyên vào các giờ học, giờ chơi và mọi lúc mọi nơi, giúp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh, khả năng tự lập cao, thu nhận kiến thức một cách thực tế và thú vị nhất. Hôm nay, chúng mình cùng cô và trò lớp Mẫu giáo 3 tuổi tìm hiểu, khám phá về một số loại rau mà chúng mình vẫn hay được ăn hằng ngày, đó là rau muống, rau ngót, rau mồng tơi. Qua hoạt động trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm, tác dụng của rau muống đối với sức khỏe con người và trẻ cũng nhận biết được thao tác sơ chế rau muống,rau ngót, rau mồng tơi, để chế biến món ăn hàng ngày. Không những thế các bạn nhỏ còn được thực hành về cách nhặt rau như thế nào đấy. Nhặt rau là công việc quen thuộc hàng ngày mà các bé thường thấy bố mẹ ông bà hay anh chị thực hiện, nhưng có lẽ rất ít khi các con được trải nghiệm thực tế. Qua hoạt động này, bé sẽ rèn luyện kĩ năng vận động cơ tay ngón tay, khả năng quan sát và phân biệt phần rau ngon dùng để ăn,và phần rau vàng úa màu, hỏng, già,sâu ăn thì bỏ vào thùng rác cho gia súc gia cầm ăn, nếu không ăn được nữa có thể làm phân bón hữu cơ bón cây, kiến thức về rau ăn hàng ngày,lòng kiên trì khi làm việc. Đặc biệt là phát triển tình cảm gia đình, khi được trải nghiệm công việc hàng ngày cùng bà của mẹ từ đó thấu hiểu nỗi vất vả khi thực hiện chế biến 1 bữa ăn ngon. Từ đó hình thành thói quen trẻ khi về nhà trẻ có thể giúp bà, giúp mẹ những việc nhỏ khi nấu ăn, hình thành ở trẻ kỹ năng sống ngày từ nhỏ. Các bạn rất hứng thú tham gia cùng các cô đấy bố mẹ ạ. Tuy bàn tay bé nhỏ còn nhiều vụng về nhưng các bạn ấy vẫn thực hiện rất tốt hoạt động nhặt rau . Qua hoạt động các bạn nhỏ biết chia sẻ, biết giúp đỡ bố mẹ và làm những công việc phụ gia đình trong bữa ăn hàng ngày nữa đấy. Bố mẹ hãy cùng con trải nghiệm và hướng dẫn con tập làm ở nhà nhé! Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm một số hoạt động giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ từ 12 đến 24 tháng các bạn nhé! Kiến thức tham khảo về một số hoạt động giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ
  2. Tiến hành: Trước khi ăn, cô trò chuyện về món trẻ sắp ăn. – Đây là cháo. Cháo nấu với gì? (Cháo nấu với thịt và rau). – Cho trẻ tập phát âm theo cô một số từ thịt và rau. – Bây giờ các con đã đói chưa? Mình cùng ngồi xuống và ăn nhé! Nào các con ăn ngon để chóng lớn nhé!