Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề Phương tiện giao thông - Chủ đề nhánh Phương tiện giao thông đường thủy - Trường Mầm non Thắng Thủy

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ thuộc lời bài hát, hát to rõ ràng lời bài hát.

- Vỗ đệm nhịp nhàng theo tiết tấu phối hợp của bài hát

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng vỗ đệm theo tiết tấu của bài hát

- Rèn kĩ năng mạnh dạn tự tin khi biểu diễn.

3. Thái độ

- Trẻ vui vẻ, tự tin khi biểu diễn và chú ý lắng nghe cô hát.

II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô

- Nhạc bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố; Cô dạy bé bài học giao thông”

- 1 số dụng cụ âm nhạc.

2. Đồ dùng của trẻ

- Trang phục gọn gàng, ghế đủ cho trẻ. Mỗi trẻ 1 dụng cụ âm nhạc.

III. TIẾN HÀNH

1.Ổn định tổ chức – giới thiệu bài.

- Cô cho trẻ nghe một đoạn nhạc trong bài : “Em đi qua ngã tư đường phố”

pdf 10 trang Thiên Hoa 15/03/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề Phương tiện giao thông - Chủ đề nhánh Phương tiện giao thông đường thủy - Trường Mầm non Thắng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_phuong_tien_giao_thong_chu_d.pdf

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề Phương tiện giao thông - Chủ đề nhánh Phương tiện giao thông đường thủy - Trường Mầm non Thắng Thủy

  1. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC NHÁNH II “ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ” Thứ hai, ngày 21 tháng 3 năm 2022 Tên hoạt động học: Dạy VTTTTPH: “Em đi qua ngã tư đường phố” TCAN: Ai đoán giỏi Nghe hát: Đèn xanh đèn đỏ Thuộc lĩnh vực: Phát triên thẩm mĩ I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ thuộc lời bài hát, hát to rõ ràng lời bài hát. - Vỗ đệm nhịp nhàng theo tiết tấu phối hợp của bài hát 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng vỗ đệm theo tiết tấu của bài hát - Rèn kĩ năng mạnh dạn tự tin khi biểu diễn. 3. Thái độ - Trẻ vui vẻ, tự tin khi biểu diễn và chú ý lắng nghe cô hát. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Nhạc bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố; Cô dạy bé bài học giao thông” - 1 số dụng cụ âm nhạc. 2. Đồ dùng của trẻ - Trang phục gọn gàng, ghế đủ cho trẻ. Mỗi trẻ 1 dụng cụ âm nhạc. III. TIẾN HÀNH 1.Ổn định tổ chức – giới thiệu bài. - Cô cho trẻ nghe một đoạn nhạc trong bài : “Em đi qua ngã tư đường phố”
  2. Thứ ba, ngày 22 tháng 3 năm 2022 Tên hoạt động học: Bật xa 35-40 cm Thuộc lĩnh vực: Phát triên thể chất I. MỤC ĐÍCH YÊU CÂU 1. Kiến thức: Trẻ biết nhún chân bật xa về phía trước, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân. Trẻ nhớ tên vận động và biết chơi trò chơi 2. Kỹ năng: Luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn chân, kỹ năng định hướng về phía trước khi bật xa, phát triển cơ chân cho trẻ. Rèn sự khéo léo và khả năng giữ thăng bằng khi thực hiện vận động. 3. Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Mạnh dạn, tự tin tập luyện. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của cô: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng, 2 vạch chuẩn có khoảng cách 35-40 cm. Quả bóng, nhạc bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” 2. Chuẩn bị của trẻ: Dây thừng để chơi trò chơi III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài - Cô và trẻ đi thăm bến cảng 2. Nội dung. HĐ1: Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu theo đội hình vòng tròn: Đi thường, đi kiễng gót, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi khom, chạy chậm, chạy nhanh theo hiệu lệnh của cô rồi về đội hình 3 hàng ngang HĐ2: Trọng động. Cô tập bài tập phát triển chung cùng với bóng 2 lần, tập kết hợp với bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” - Tay: Đánh xoay tròn 2 vai. Chân: Đứng 1 chân đưa lên trước, khuỵu gối. Bụng: Ngồi quay người sang 2 bên. Bật: Bật về phía trước. Tập động tác nhấn mạnh: động tác tay
  3. Thứ tư, ngày 23 tháng 3 năm 2022 Tên hoạt động học: Nhận biết phân biệt hình vuông- hình chữ nhật Thuộc lĩnh vực: Phát triên nhận thức I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ phân biệt được hình vuông với hình chữ nhật. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét, so sánh, phân biệt, phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ. Kĩ năng lấy và cất đồ dùng đồ chơi. 3. Thái độ: Trẻ tích cực hoạt động cùng cô và bạn. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô: 1 ngôi nhà ký hiệu (hình vuông, hình chữ nhật). 2. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có hình ( vuông, chữ nhật). 8 que tính ( 6 que tính dài bằng nhau, 2 que ngắn bằng nhau). Tờ giấy hình chữ nhật. III.Tiến hành 1. Ổn định tổ chức – giới thiệu bài: Cô và trẻ hát bài “ Bạn ơi có biết” 2. Nội dung HĐ1: Ôn nhận biết và gọi tên hình - Cho trẻ chơi trò chơi: Đố bé hình gì? - Cho trẻ quan sát hình vuông và hỏi trẻ: Đây là hình gì? Hình vuông có đặc điểm gì? => Cô khái quát lại: Hình vuông đều có 4 cạnh bằng nhau và không lăn được. - Cho trẻ quan sát hình chữ nhật và hỏi trẻ: Đây là hình gì? Hình chữ nhật có đặc điểm gì? => Cô khái quát lại: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau và không lăn được. - Cho trẻ lấy đồ dùng về chỗ ngỗi. Trẻ chọn và gọi tên hình vuông, hình chữ nhật. HĐ2: Dạy trẻ PB hình vuông với hình chữ nhật. - Trẻ trẻ nhặt hình vuông. Trẻ đếm số cạnh hình vuông.
  4. Thứ năm, ngày 24 tháng 03 năm 2022 Tên hoạt động học: Kể chuyện cho trẻ nghe: Qua đường Thuộc lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên câu chuyện, nhớ tên nhân vật, nắm được nội dung 2. Kĩ năng - Thông qua câu chuyện rèn cho trẻ kỹ năng trả lời câu hỏi đày đủ, rõ ràng. Rèn cho trẻ phát âm chuẩn 3. Thái độ - Trẻ có nề nếp hứng thú tham gia các hoạt động II. CHUÂN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Tranh minh hoạ câu chuyện . Mũ rối nhân vật. Bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” 2. Đồ dùng của trẻ - Lớp học thoáng, đảm bảo an toàn 3. Tiến hành 1. Ổn định tổ chức - Vừa rồi các con hát bài hát gì? - Trong bài hát các bạn nhỏ đang làm gì? - Gặp đèn đỏ thì các con phải làm gì? - Thế khi thấy đèn xanh thì sao? - Có một câu chuyện kể về hai chị em thỏ khi qua đường chẳng chịu nhìn các tín hiệu đèn màu, không biết điều gì sẽ xảy ra với hai chị em thỏ ? Các con hãy ngồi ngoan và nghe cô kể. 2. Nội dung * HĐ1: Cô kể chuyện - Cô kể lần 1
  5. Thứ sáu, ngày 25 tháng 3 năm 2022 Tên hoạt động học: Vẽ thuyền trên biển Thuộc lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ biết cách vẽ các nét: Ngang, xiên, lượn cong các hình ghép lại với nhau thành chiếc thuyền, biết cách trình bày bố cục tranh cho hợp lý, biết cách phối hợp màu sắc biết vẽ sáng tạo thêm các chi tiết phụ như: sóng biển , ông mặt trời 2. Kĩ năng: Rèn tư thế ngồi, cách cầm bút vẽ. Trẻ biết sắp xếp trình bày bố cụcbức tranh, sáng tạo và đẹp 3. Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô: Tranh mẫu của cô. 2 . Đồ dùng của cháu: Giấy A4, bút sáp màu. Bàn, ghế. Giá treo sản phẩm. III. Tiến hành 1. Ổn định tổ chức: Cô và trẻ hát bài: “Em đi chơi thuyền”. Các con vừa hát bài hát gì? Thuyền là PTGT đường gì? Ngoài thuyền ra ở đường thuỷ có những loại phương tiện gì nữa? => Cô giới thiệu: Vẽ thuyền trên biển 2. Nội dung * HĐ1: Quan sát và đàm thoại * Tranh thuyền buồm: Các con nhìn xem cô có tranh gì đây? Thế bạn nào có nhận xét về bức tranh? Ai có nhận xét gì khác nữa nào? Cô đã dùng kỹ năng gì để tạo thành bức tranh? Bố cục bức tranh như thế nào? Cô vẽ thân thuyền ra sao? + Cánh buồm giống hình gì? Con thấy các thuyền có gì khác nhau? Thuyền ở gần cô vẽ như thế nào? Còn thuyền ở xa thì vẽ ra sao? Để bức tranh thêm đẹp cô vẽ thêm các chi tiếp phụ thêm gì đây nữa? Thuyền buồm dùng để làm gì? => Thuyền buồm là PTGT đường thủy, người dân miền biển thường dùng để đi biển và đánh bắt các loại cá và hải sản xa bờ. * Tranh thuyền thúng: Ai có nhận xét gì về bức tranh của cô nào? Thuyền thúng có dạng gì? Bố cục của bức tranh như thế nào? Cô dùng kỹ năng gì để tạo thành bức tranh? Khi vẽ thuyền thúng cô vẽ như thế nào? Để bức tranh thêm đẹp cô vẽ thêm các chi tiếp phụ thêm gì đây nữa?