Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ - Trường Mầm non Thắng Thủy

I.MỤC ĐÍCH YÊU CÂU

1. Kiến thức: Trẻ thuộc lời bài hát, hát nhịp nhàng cùng cô. Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ.

3. Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.

- Giáo dục trẻ khi đi trên đường phải đi về phía bên phải,đi trên vỉa hè, chấp hành và thực hiện tốt luật lệ giao thông

II.CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô: Nhạc không lời bài hát “Đường em đi, cô dạy bài học giao thông ”

2. Đồ dùng của trẻ: Vòng thể dục cho trẻ chơi trò chơi

III.TIẾN HÀNH

1.Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài

- Cô hỏi trẻ: Sáng nay ai đưa các cháu đi học? Đi bằng phương tiện gì? Đi phía bên tay nào?

- Khi đi ra đường thì đi đúng phần đường của mình đi bên phía tay phải. Khi đi bộ các cháu nhớ đi trên vỉa hè, không được nô đùa trên đường, đó là nội dung bài hát “Đường em đi” của nhạc sĩ Ngô Quốc Tính.

2.Nội dung :

HĐ1: Dạy trẻ hát bài “Đường em đi”

- Lần 1: Cô hát kết hợp cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ…

- Lần 2: Cô hát kết hợp với nhạc

- Dạy trẻ hát: Cả lớp hát 2 lần không nhạc. Cả lớp hát 2 lần có đệm nhạc. Từng tổ hát kết hợp với nhạc

pdf 11 trang Thiên Hoa 15/03/2024 300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ - Trường Mầm non Thắng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_phuong_tien_giao_thong_chu_d.pdf

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ - Trường Mầm non Thắng Thủy

  1. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC NHÁNH I “ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ” Thứ hai, ngày 15 tháng 3 năm 2021 Tên hoạt động học: Dạy hát “Đường em đi” Thuộc lĩnh vực: Phát triên thẩm mĩ I.MỤC ĐÍCH YÊU CÂU 1. Kiến thức: Trẻ thuộc lời bài hát, hát nhịp nhàng cùng cô. Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ. 3. Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. - Giáo dục trẻ khi đi trên đường phải đi về phía bên phải,đi trên vỉa hè, chấp hành và thực hiện tốt luật lệ giao thông II.CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: Nhạc không lời bài hát “Đường em đi, cô dạy bài học giao thông ” 2. Đồ dùng của trẻ: Vòng thể dục cho trẻ chơi trò chơi III.TIẾN HÀNH 1.Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài - Cô hỏi trẻ: Sáng nay ai đưa các cháu đi học? Đi bằng phương tiện gì? Đi phía bên tay nào? - Khi đi ra đường thì đi đúng phần đường của mình đi bên phía tay phải. Khi đi bộ các cháu nhớ đi trên vỉa hè, không được nô đùa trên đường, đó là nội dung bài hát “Đường em đi” của nhạc sĩ Ngô Quốc Tính. 2.Nội dung : HĐ1: Dạy trẻ hát bài “Đường em đi” - Lần 1: Cô hát kết hợp cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ - Lần 2: Cô hát kết hợp với nhạc - Dạy trẻ hát: Cả lớp hát 2 lần không nhạc. Cả lớp hát 2 lần có đệm nhạc. Từng tổ hát kết hợp với nhạc
  2. Thứ ba, ngày 16 tháng 3 năm 2021 Tên hoạt động học: Đập bóng xuống sàn và bắt bóng Thuộc lĩnh vực: Phát triên thể chất I.MỤC ĐÍCH YÊU CÂU 1. Kiến thức: Trẻ biết đập bóng xuống sàn và bắt bóng. Trẻ nhớ tên vận động và biết chơi trò chơi 2. Kỹ năng: Rèn phát triển cơ tay vai. Rèn sự khéo léo khi thực hiện vận động 3. Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Mạnh dạn, tự tin tập luyện. II.CHUẨN BỊ 1.Chuẩn bị của cô: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. Quả bóng, nhạc bài hát “Bạn ơi có biết” 2.Chuẩn bị của trẻ: Mỗi trẻ 1 quả bóng. Dù để chơi trò chơi III.TIẾN HÀNH 1.Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài - Cô đố trẻ: Để cơ thể chúng ta luôn luôn khỏe mạnh thì chúng ta cần phải làm gì ? ( Ăn uống). Ngoài ăn uống ra thì cần làm gì nữa? (Tập luyện thể dục). Đúng rồi để cơ thể luôn khỏe mạnh thì chúng ta phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và thường xuyên tập luyện thể dục. Bây giờ cô cháu mình cùng tập thể dục nhé. 2. Nội dung. HĐ1: Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu theo đội hình vòng tròn: Đi thường, đi kiễng gót, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi khom, chạy chậm, chạy nhanh theo hiệu lệnh của cô rồi về đội hình 3 hàng ngang HĐ2 : Trọng động. Cô tập bài tập phát triển chung cùng với bóng 2 lần, tập kết hợp với bài hát “Bạn ơi có biết” - Tay: Đánh xoay tròn 2 vai. Chân: Đứng 1 chân đưa lên trước, khuỵu gối. Bụng: Ngồi quay người sang 2 bên. Bật: Bật về phía trước. Tập động tác nhấn mạnh: động tác tay - Cô cho trẻ chơi với những quả bóng ( lăn, chuyền, tung, đập ). Hỏi trẻ : Cháu vừa làm gì? - Cô cho 2 trẻ đập bóng tốt lên thực hiện. Cho trẻ nhận xét bạn tập.
  3. Thứ tư, ngày 17 tháng 3 năm 2021 Tên hoạt động học: Trò chuyện về phương tiện giao thông đường bộ Thuộc lĩnh vực: Phát triên nhận thức I.MỤC ĐÍCH YÊU CÂU 1. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng, cách sử dụng một số phương tiện giao thông đường bộ 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, nhận xét có chủ định cho trẻ 3. Thái độ: Giáo dục trẻ ngồi trên xe an toàn, có ý thức giữ gìn các phương tiện giao thông. II. CHUẨN BỊ . 1.Chuẩn bị của cô: Vi tính hình ảnh xe ô tô, xe máy, xe đạp 2.Chuẩn bị của trẻ: Mỗi trẻ một rổ tranh lô tô phương tiện giao thông : xe máy, ôtô. Một vô lăng III.TIẾN HÀNH. 1.Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài: Cho trẻ hát bài “Bạn ơi có biết”.Cháu vừa hát bài hát gì? Bài hát đã nhắc đến những PTGT nào? Những PTGT nào được gọi là PTGT đường bộ? Cô cùng các cháu tìm hiểu về một số PTGT đường bộ 2. Nội dung. Hoạt động 1: Trò chuyện phương tiện giao thông đường bộ. * Xe đạp: Cô đố trẻ “Xe gì 2 bánh- đạp chạy bon bon- chuông kêu kính coong- đứng yên thì đổ” Đó là xe gì? - Cho trẻ xem hình ảnh xe đạp: Đây là xe gì? Xe đạp như thế nào? Dùng để làm gì? Làm thế nào để xe đạp có thể đi được? Xe đạp chạy nhanh hay chậm? Tại sao xe đạp lại chạy chậm? Xe đạp thuộc phương tiện giao thông đường gì? + Cô khái quát: Xe đạp là PTGT đường Bộ, có bánh xe, tay lái, ghi đông, yên xe, bàn đạp Muốn xe chạy được thì phải dùng sức người để đạp, xe đạp để chở người và chở hàng hóa * Xe máy: Cho trẻ đoán câu đố: Xe hai bánh- Chạy bon bon- Máy nổ giòn- Kêu bình bịch. (Là xe gì)? Cho trẻ quan sát hình ảnh xe máy. Đây là xe gì? Xe máy có những bộ phận nào? Xe máy chạy ở đâu? Là PTGT đường gì? Xe máy để làm
  4. Thứ năm, ngày 18 tháng 03 năm 2021 Tên hoạt động học: Dạy trẻ đọc bài vè “Vè xe cộ” Thuộc lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ thuộc và đọc đúng vần điệu theo nhịp của bài vè, trẻ hiểu nội dung. Trẻ nhớ tên bài vè. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3. Thái độ: Trẻ vui tươi phấn khởi khi đọc bài vè. Biết chấp hành và thực hiện đúng luật an toàn giao thông II.CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của cô: Nhạc bài hát “ Bạn ơi có biết", vi tính hình ảnh bài “Vè xe cộ” 2. Chuẩn bị của trẻ: Mũ các loại phương tiện “ xe máy, ô tô, thuyền, tàu hỏa, máy bay” tranh minh họa, mõ dừa, thanh la, xắc xô III.TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài - Cô cùng trẻ hát và vận động bài "Bạn ơi có biết". - Hỏi trẻ: Các cháu vừa hát bài gì? Trong bài hát nói về các phương tiện giao thông nào? => Để biết xem nơi hoạt động của các phương tiện giao thông đó như thế nào hôm nay cô sẽ dạy chúng mình học bài vè "Vè xe cộ". Cô giới thiệu bài vè "Vè xe cộ" 2. Nội dung HĐ1: Dạy trẻ đọc bài vè “Vè xe cộ” - Lần 1: Cô đọc cho trẻ nghe kết hợp cử chỉ ánh mắt, điệu bộ. Lần 2: Cô đọc kết hợp hình ảnh trên vi tính - Khi đọc bài vè mà kết hợp với đạo cụ thì bài vè còn hay hơn nhiều. Lần 3: Cô đọc kết hợp với xắc xô HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài vè “Vè xe cộ” * Đàm thoại: Cô vừa đọc bài gì? Trong bài vè xe cộ phương tiện nào xuất hiện đầu tiên?
  5. Thứ sáu, ngày 19 tháng 3 năm 2021 Tên hoạt động học: Vẽ ô tô tải (Mẫu) Thuộc lĩnh vực: Phát triên thẩm mĩ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: Trẻ biết dùng bút vẽ phối hợp các nét với nhau: Nét sổ thẳng, nét nằm ngang, nét cong tròn tạo thành bức tranh ô tô tải. Biết sắp xếp, bố cục tranh, biết phối hợp màu sắc hài hòa và đặt tên cho bức tranh, 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, chú ý, ghi nhớ có chủ định, trí tưởng tượng. - Rèn tư thế ngồi, kỹ năng cầm bút vẽ các nét cơ bản (nét thẳng, nét ngang nét tròn ) - Rèn luyện kỹ năng tô màu (mịn, đều tay, không chờm ra ngoài ) kỹ năng lấy, cất đồ dùng đúng nơi quy định 3.Thái độ : Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia hoạt động. Trẻ biết giữ gìn, yêu quý sản phẩm tạo ra II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: Máy tính, nhạc bài hát “ Lái ô tô” - 3 tranh vẽ ô tô tải với các hoạt động khác nhau: lên dốc, xuống dốc, đang đi trên đường - Giá để tranh mẫu, que chỉ, giá treo sản phẩm của trẻ 2. Đồ dùng của trẻ: Bàn, ghế, giấy A4, sáp màu đủ cho trẻ III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1.Ổn định tổ chức - Cô đọc câu đố về ô tô “Xe bốn bánh- chạy bon bon- máy nổ giòn- kêu píp píp” và hỏi trẻ + Đó là câu đố về xe gì? Cháu biết những loại ô tô nào? Ô tô là phương tiện giao thông đường gì? => Giới thiệu bài : Vẽ ô tô tải 2.Nội dung HĐ1: Dạy trẻ vẽ tranh ô tô tải
  6. IV. Đánh giá trẻ hàng ngày: 1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ: 2.Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: 3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ: CHUYÊN MÔN DUYỆT