Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Hoa xuân khoe sắc - Đề tài: Vận động minh họa Hoa lá mùa xuân; Nghe hát Vào rừng hoa; Trò chơi âm nhạc Nghe giai điệu đoán tên bài hát - Phạm Thị Lệ Hằng

* Hoạt động 1: Vận động minh họa: Hoa lá mùa xuân
- Cho trẻ xem video hình ảnh về cây cối, hoa lá khi mùa xuân về
+ Đoạn video nói về cảnh vật gì vậy?
+ Khi mùa xuân đến, cây cối, hoa lá khắp nơi như thế nào?
- Cô có bài hát nói về cảnh vật xung quanh khi mùa xuân về các con lắng nghe và đoán xem đó là giai điệu bài hát gì?
- Bài hát gì vậy các con? “Hoa lá mùa xuân”
- Cho trẻ hát cùng cô theo nhạc.
- Vậy để bài hát này hay hơn thì cô và các con cùng chọn 1 hình thức vận động cho bài hát này nhé!
- Cô và trẻ cùng thống nhất vận động minh họa cho bài hát: “Hoa lá mùa xuân”.
- Cô vừa hát vừa vận động lần 1 không giải thích.
- Cô vận động lần 2 từng động tác và giải thích:
Động tác 1: “ Tôi là lá, tôi là hoa”
+ Hai tay lần lượt đưa ngang sang bên
Động tác 2: “Tôi là hoa lá hoa mùa xuân”
+ Vung tròn tay từ trên cao xuống
Động tác 3: “Tôi cùng múa, tôi cùng ca”
+ Vỗ tay lần lượt sang 2 bên
Động tác 4: “Tôi cùng ca múa ca mừng xuân”
+ Cuộn tròn cổ tay lần lượt sang hai bên
Động tác 5: “Xuân vừa đến trên cành cao”
+ Thực hiện giống động tác 1
Động tác 6: “Cho ngàn muôn lá hoa đẹp tươi”
+ Thực hiện giống động tác 2
Động tác 7: “Cho nhựa mới, cho đời vui”
+ Thực hiện giống động tác 3
Động tác 8: “Cho người muôn tiếng ca rộn vang nơi nơi”
+ Rung nhẹ 2 tay trên cao
- Cả lớp vận động cả bài sau đó kết hợp với nhạc 2 lần.
- Cô cho trẻ tiến hành vận động cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Trong quá trình trẻ vận động cô chú ý sửa sai cho trẻ.
*Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “ Nghe giai điệu đoán tên bài hát"
- Cô giới thiệu trò chơi “ Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
- Cô giải thích luật chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Nhận xét trẻ chơi.
docx 3 trang Thiên Hoa 05/03/2024 120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Hoa xuân khoe sắc - Đề tài: Vận động minh họa Hoa lá mùa xuân; Nghe hát Vào rừng hoa; Trò chơi âm nhạc Nghe giai điệu đoán tên bài hát - Phạm Thị Lệ Hằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_nhanh_hoa_xuan_khoe_sac_de_t.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Hoa xuân khoe sắc - Đề tài: Vận động minh họa Hoa lá mùa xuân; Nghe hát Vào rừng hoa; Trò chơi âm nhạc Nghe giai điệu đoán tên bài hát - Phạm Thị Lệ Hằng

  1. Thứ hai, ngày 06 tháng 01 năm 2020 Chủ đề nhánh: Hoa xuân khoe sắc Lĩnh vực: Giáo dục phát triển thẩm mỹ Hoạt động: Âm nhạc Đề tài: Vận động minh họa: Hoa lá mùa xuân( TT) Nghe hát: Vào rừng hoa Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát Giáo viên dạy: Phạm Thị Lệ Hằng I/ Yêu cầu: - Trẻ hát đúng lời, biết vận động minh họa theo lời bài hát “ Hoa lá mùa xuân” ( MT 88) - Biết thực hiện được các động tác minh họa, thể hiện tình cảm qua lời bài hát: “ Vào rừng hoa”. Trẻ chơi tốt trò chơi âm nhạc “ Nghe giai điệu đoán tên bài hát ”, phát triển thính giác ở trẻ. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ cây xanh, hoa lá. Biết làm những công việc nhỏ để chăm sóc cây xanh, hoa lá xung quanh mình. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - Nhạc không lời bài hát: Hoa lá mùa xuân, Vào rừng hoa - Máy chiếu, powerpoint 2. Đồ dùng của trẻ: - Mũ hoa, lá III/ Tiến trình hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Vận động minh họa: Hoa lá mùa xuân - Cho trẻ xem video hình ảnh về cây cối, hoa lá khi mùa xuân - Trẻ xem video về + Đoạn video nói về cảnh vật gì vậy? - Trẻ trả lời + Khi mùa xuân đến, cây cối, hoa lá khắp nơi như thế nào? - Cô có bài hát nói về cảnh vật xung quanh khi mùa xuân về các con lắng nghe và đoán xem đó là giai điệu bài hát gì? - Bài hát gì vậy các con? “Hoa lá mùa xuân” - Trẻ trả lời - Cho trẻ hát cùng cô theo nhạc. - Trẻ hát - Vậy để bài hát này hay hơn thì cô và các con cùng chọn 1 hình thức vận động cho bài hát này nhé! - Cô và trẻ cùng thống nhất vận động minh họa cho bài hát: “Hoa lá mùa xuân”. - Cô vừa hát vừa vận động lần 1 không giải thích. - Trẻ xem cô vận động - Cô vận động lần 2 từng động tác và giải thích: Động tác 1: “ Tôi là lá, tôi là hoa” + Hai tay lần lượt đưa ngang sang bên Động tác 2: “Tôi là hoa lá hoa mùa xuân”
  2. . . * Những vấn đề cần lưu ý trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tiếp theo: .