Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 3: Mùa hè - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Thắng Thủy

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết lợi ích của trang phục đối với con người.

- Biết sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết giúp cơ thể khoẻ mạnh

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng lựa chọn trang phục, đồ dùng phù hợp với thời tiết .

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.

- Trẻ có ý thức tự lập, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp

II. CHUẨN BỊ

- Quần áo mùa đông, mùa hè cho trẻ

III. TIẾN HÀNH.

1. Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Cho trẻ hát bài hát: “Đồ dùng bé yêu” Hỏi trẻ: Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói đến những đồ dùng gì? .

2. Nội dung

HĐ1: Dạy trẻ lựa chọn quần áo theo mùa

- Cho trẻ xem quần áo mùa đông và mùa hè và hỏi trẻ: Đây là cái gì?

- Quần áo mùa hè là những loại quần áo nào?

=> Đúng rồi trang phục mùa hè những loại quần áo thoáng mát, dề thấm hút mồ hôi giúp cho cơ thể dễ chịu đấy!

- Trang phục mùa đông gồm có những loại nào?

=> Trang phục mùa đông có áo len, áo cao cổ, áo khoác, quần dài.

- Để giữ ấm cho đôi bàn tay và đôi bàn chân thì cần có gì?

=> Đúng rồi thời tiết mùa đông rất lạnh nên có những bộ quần áo dày dặn để gữ ấm có thể. Ngoài ra cần phải đi tất, quàng khăn, đội mũ để cơ thể luôn ấm áp


pdf 10 trang Thiên Hoa 15/03/2024 320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 3: Mùa hè - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Thắng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_nhanh_3_mua_he_nam_hoc_2022.pdf

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 3: Mùa hè - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Thắng Thủy

  1. Thứ hai, ngày 24 tháng 04 năm 2023 Tên hoạt động học: Dạy trẻ cách lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết Thuộc lĩnh vực: Phát triển thể chất I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết lợi ích của trang phục đối với con người. - Biết sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết giúp cơ thể khoẻ mạnh 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng lựa chọn trang phục, đồ dùng phù hợp với thời tiết . 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động. - Trẻ có ý thức tự lập, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp II. CHUẨN BỊ - Quần áo mùa đông, mùa hè cho trẻ III. TIẾN HÀNH. 1. Ổn định tổ chức gây hứng thú - Cho trẻ hát bài hát: “Đồ dùng bé yêu” Hỏi trẻ: Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói đến những đồ dùng gì? . 2. Nội dung HĐ1: Dạy trẻ lựa chọn quần áo theo mùa - Cho trẻ xem quần áo mùa đông và mùa hè và hỏi trẻ: Đây là cái gì? - Quần áo mùa hè là những loại quần áo nào? => Đúng rồi trang phục mùa hè những loại quần áo thoáng mát, dề thấm hút mồ hôi giúp cho cơ thể dễ chịu đấy! - Trang phục mùa đông gồm có những loại nào? => Trang phục mùa đông có áo len, áo cao cổ, áo khoác, quần dài. - Để giữ ấm cho đôi bàn tay và đôi bàn chân thì cần có gì? => Đúng rồi thời tiết mùa đông rất lạnh nên có những bộ quần áo dày dặn để gữ ấm có thể. Ngoài ra cần phải đi tất, quàng khăn, đội mũ để cơ thể luôn ấm áp HĐ2: Thực hành gấp quần áo
  2. Thứ ba, ngày 25 tháng 04 năm 2023 Tên hoạt động học: Khám phá viên sỏi Thuộc lĩnh vực: Phát triển nhận thức I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ nhận biết được tên gọi, một số đặc điểm nổi bật bên ngoài của sỏi như: màu sắc, kích thước ( to, nhỏ), tính chất (nặng- nhẹ- cứng- nhẵn, sần ) của những viên sỏi. Biết chơi một số thí nghiệm đơn giản với sỏi. Biết một số tác dụng của sỏi đối với cuộc sống hàng ngày. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ 3. Giáo dục: Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: Hộp quà, rổ đựng nhiều viên sỏi có màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau, bài hát “Điều kỳ diệu quanh ta . 2. Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô ngày và đêm. Ghế ngồi đủ cho trẻ. III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức: Cô và trẻ vận động bài hát: Điều kỳ diệu quanh ta. - Hỏi trẻ: + Các con vừa vận động hát bài gì? Trong bài hát nói về điều kỳ diệu gì? - Cô có hộp quà thưởng cho các con, trong hộp quà này chứa một điều bí mật, để biết xem điều bí mật đó là gì, các con hãy lắng nghe cô lắc và đoán xem trong hộp quà có gì nhé. Các con vừa nghe thấy gì? - Các con đoán xem trong hộp quà có gì? Cô mở hộp quà. Cô có gì đây? (Viên sỏi) - Cô giới thiệu bài học: Khám phá viên sỏi 2. Nội dung HĐ1: Khám phá viên sỏi: Cho trẻ về 5 nhóm. Mỗi nhóm 1 rổ đựng các viên sỏi có các màu sắc khác nhau. - Con lấy 2 viên sỏi mà con thích cầm trên tay, khi cầm sỏi trên tay con cảm thấy thế nào? Con áp 2 viên sỏi lên má. Cô áp 2 viên sỏi lên má cô thấy man mát. Con trà sát viên sỏi vào tay, khi trà viên sỏi vào tay con thấy thế nào? (Lúc đầu thấy mát lúc sau thấy ấm) - Bây giờ con dùng tay bóp viên sỏi, con có bóp được không? Con thử bẻ viên sỏi xem có bẻ được không? Tại sao lại không bẻ được? => Cô khái quát lại: Viên sỏi rất rắn và cứng đấy! - Các con quan sát xem màu sắc của những viên sỏi này như thế nào? (nhiều màu: viên sỏi màu đen, đỏ, vàng, trắng)
  3. Thứ tư, ngày 26 tháng 04 năm 2023 Tên hoạt động học: Dạy trẻ kỹ năng tiết kiệm điện Lĩnh vực phát triển: Phát triển TCKNXH I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ hiểu được tầm quan trọng của điện đối với gia đình và cuộc sống 2. Kĩ năng: Rèn cho trẻ có kỹ năng sử dụng điện tiết kiệm (tắt, bật quạt điện) 3. Thái ộđ : Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. Giáo dục trẻ có ý thức tắt các thiết bị điện khi không sử dụng II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của cô: 1 chiếc đèn bàn, 1 chiếc quạt điện 2. Chuẩn bị của trẻ: Tranh một số hành vi tiết kiệm điện, Khuôn mặt cười, mặt mếu. III. CÁCH TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức- Gây hứng thú. - Cô và trẻ hát bài hát: “Đồ dùng bé yêu” + Hỏi trẻ: Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói đến những đồ dùng nào? Khi nào đồ dùng đó mới hoạt động được? => Cô giới thiệu bài: Kỹ năng tiết kiệm điện. 2. Nội dung. * HĐ1: Quan sát và đàm thoại: Cho trẻ xem chiếc quạt điện và hỏi: Các con có biết chiếc quạt điện này dùng để làm gì không? Chiếc quạt điện này dùng như thế nào? Cô sẽ hướng dẫn con cách sử dụng chiếc quạt điện này. Con hãy quan sát chiếc quạt điện này có đặc điểm gì? => Trên chiếc quạt điện này có các nút 0,1,2,3 và để điều chỉnh tốc độ quay của cánh quạt, nút số 1 là nút nhỏ nhất, số 2 là vừa, số 3 là to nhất. Khi thời tiết nóng bức hoặc đông người thì thường sẽ bật nút số 3 (Cô bật quạt nút số 3) con cảm thấy thế nào? Khi có 1 mình hoặc thời tiết mát mẻ thì con sẽ bật nút số 1. Con thấy thế nào? (Quạt quay chậm hơn). Nếu muốn cho mọi người đều được mát thì chúng ta phải làm gì? (ấn túp năng cho quạt quay). Cô chỉ vào túp năng và nói đây là túp năng của quạt ở phía sau các con chỉ càn ấn xuống là quạt sẽ quay. Nếu muốn cho quạt dừng lại thì phải làm gì? (kéo túp năng lên). Khi quạt đang quay thì các con không được cho tóc, cho tay vào trong lồng quạt, cánh quạt. Khi không sử dụng nữa thì các con phải làm gì? (tắt quạt, bật về 0) * HĐ2: Trẻ thực hành bật và tắt quạt, đèn bàn: Trẻ thực hành bật và tắt quạt. Khi trời nóng bức, đông người thì phải bật quạt số mấy? (Trẻ bật nút số 3). Khi chỉ có một mình thì các con bật nút số mấy? (Trẻ bật nút số 1). Muốn quạt quay đều để mọi người được mát thì phải làm như thế nào? (Trẻ ấn túp năng). Khi muốn quạt dừng lại thì phải làm thế nào? (Trẻ kéo túp năng lên). Khi con không muốn sử dụng nữa thì các con phải làm gì? (Trẻ tắt quạt bật về nút số 0)
  4. Thứ năm, ngày 27 tháng 04 năm 2023 Tên hoạt động học: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ: “Ông mặt trời bật lửa” Thuộc lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc lời bài thơ, đọc đúng vần, đúng nhịp điệu bài thơ. Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. Trẻ biết được một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, sấm, chớp 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ, rõ ràng, mạch lạc, sử dụng đúng từ, đủ câu, không ngọng, mở rộng vốn từ cho trẻ. Rèn kỹ năng đọc thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp. Kỹ năng mạnh dạn, tự tin cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú đọc thơ, chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của cô: - Hình ảnh minh họa nội dung bài thơ trong slide. Video bài thơ “Ông mặt trời bật lửa” 2. Chuẩn bị của trẻ: Tâm thế cho trẻ hoạt động III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ hát bài hát: “Mùa hè đến” + Hỏi trẻ: các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nhắc đến mùa gì? Ngoài hiện tượng nắng nóng thì mùa hè còn có hiện tượng gì nữa? (Mưa, sấm, chớp, trăng, sao) - Cô giới thiệu bài thơ: Ông mặt trời bật lửa của tác giả Đỗ Xuân Thanh 2. Nội dung HĐ1: Dạy trẻ đọc thuộc thơ ‘Ông mặt trời bật lửa” - Lần 1 cô đọc diễn cảm bằng lời kết hợp ánh mắt, nét mặt, cử chỉ điệu bộ - Giảng nội dung: Cô giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về các hiện tượng tự nhiên: Mây, mưa, sấm, chớp, trăng, sao. Những hiện tượng này được nhân cách hoá thành những con người gần gũi, quen thuộc với chúng ta. Hình ảnh tia chớp được nhân cách hoá thành ông mặt trời bật ra tia lửa thật đẹp. - Giải thích từ khó: + Nóng lòng: nghĩa là mong mỏi, chờ đợi mưa xuống. - Cô đọc lần 2: Kết hợp hình ảnh minh họa bài thơ.
  5. Thứ sáu, ngày 28 tháng 04 năm 2023 Tên hoạt động học: Vẽ biển Thuộc lĩnh vực: Phát triên thẩm mĩ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức:Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để vẽ về biển, biết đặt tên cho bức tranh. 2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng vẽ, tô màu và bố cục tranh, kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi đúng. 3. Thái ộđ : Trẻ tích cực tham gia các hoạt động. GD trẻ yêu cảnh đẹp của biển, biết giữ gìn sản phẩm của mình của bạn. II. CHUẨN BỊ. 1. Đồ dùng của cô: Tranh mẫu: Tranh 1: Vẽ cảnh bình minh trên biển. Tranh 2: Vẽ cảnh biển có thuyền, cá, rong rêu, núi, mặt trời. Tranh 3: Vẽ cảnh người đang tắm biển. Nhạc bài hát “ Bé yêu biển lắm” 2. Đồ dùng của trẻ: Giấy A4, sáp màu, bàn, ghế, bảng treo tranh III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HĐ1: Giới thiệu bài: - Cho trẻ hát bài hát “ Bé yêu biển lắm” Hỏi trẻ: Các cháu vừa hát bài hát gì? Bạn nhỏ trong bài hát đã được đi đâu? Các cháu đã được đi tắm biển chưa ? Cháu thấy biển như thế nào? => Cô khái quát lại và giới thiệu bài “Vẽ biển” HĐ2: Quan sát và đàn thoại. Tranh 1: Tranh vẽ cảnh bình minh trên biển: - Các cháu có nhận xét gì về bức tranh này? ( Có mặt trời, những con chim hải âu). Màu sắc của bức tranh như thế nào? Bức tranh này cô vẽ biển vào lúc nào không? (Buổi sáng). Vì sao cháu biết? Vậy chúng ta nên đặt tên bức tranh này là gì ? => Cô khái quát lại cách vẽ, bố cục tranh, cách tô màu cho đẹp. Tranh 2: Tranh vẽ cảnh biển có thuyền, cá, rong rêu, núi, mặt trời. - Các cháu có nhận xét gì về bức tranh này? (Có nhiều thuyền, có núi). Các cháu có nhận xét gì về những chiếc thuyền và những ngọn núi này thế nào? - Thuyền và núi ở gần thì sao? (Cô sẽ vẽ to hơn và vẽ ở phía dưới) - Còn những chiếc thuyền và núi xa hơn thì như thế nào? Vậy chúng ta nên đặt tên bức tranh này là gì?