Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 2: Bác Hồ kính yêu - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Xuân Phương
I. MỤC ĐÍCH YÊU CÂU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài vận động, biết dùng sức bật, nhảy về phía trước và biết chơi trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng bật, nhảy khéo léo, nhanh nhẹn đồng thời phát triển cơ chân cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực, mạnh dạn tự tin trong tập luyện
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Vạch xuất phát, xắc xô. Nhạc bài hát: Nhớ ơn Bác
2. Đồ dùng của trẻ:
- Quần áo sạch sẽ, gọn gàng
III.TIẾN HÀNH.
1. Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài:
- Đi thăm lăng Bác Hồ
2. Nội dung.
HĐ1: Khởi động
- Cho trẻ đi các kiểu theo đội hình vòng tròn: Đi thường, đi kiễng gót, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi khom, chạy chậm, chạy nhanh theo hiệu lệnh của cô rồi về đội hình 3 hàng ngang
HĐ2: Trọng động.
- Cho trẻ tập bài tập phát triển chung, kết hợp với bài hát: “Nhớ ơn Bác”
- Tay: Đánh xoay tròn 2 vai
- Chân: Ngồi nâng hai chân, duỗi thẳng
- Bụng: đứng cúi người về phía trước
- Bật: Bật sang 2 bên. Tập động tác nhấn mạnh: động tác chân.
- Trẻ trải nghiệm: Cô có 1 đoạn đường hỏi trẻ con làm cách nào để có thể đến đích được
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 2: Bác Hồ kính yêu - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Xuân Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_nhanh_2_bac_ho_kinh_yeu_nam.pdf
Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 2: Bác Hồ kính yêu - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Xuân Phương
- VIII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH 2: “BÁC HỒ KÍNH YÊU” Thứ hai, ngày 15 tháng 05 năm 2023 Tên hoạt động học: Nhảy lò cò. TCVĐ: Kéo co Lĩnh vực: Phát triển thể chất I. MỤC ĐÍCH YÊU CÂU 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài vận động, biết dùng sức bật, nhảy về phía trước và biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng bật, nhảy khéo léo, nhanh nhẹn đồng thời phát triển cơ chân cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực, mạnh dạn tự tin trong tập luyện II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Vạch xuất phát, xắc xô. Nhạc bài hát: Nhớ ơn Bác 2. Đồ dùng của trẻ: - Quần áo sạch sẽ, gọn gàng III.TIẾN HÀNH. 1. Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài: - Đi thăm lăng Bác Hồ 2. Nội dung. HĐ1: Khởi động - Cho trẻ đi các kiểu theo đội hình vòng tròn: Đi thường, đi kiễng gót, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi khom, chạy chậm, chạy nhanh theo hiệu lệnh của cô rồi về đội hình 3 hàng ngang HĐ2: Trọng động. - Cho trẻ tập bài tập phát triển chung, kết hợp với bài hát: “Nhớ ơn Bác” - Tay: Đánh xoay tròn 2 vai - Chân: Ngồi nâng hai chân, duỗi thẳng - Bụng: đứng cúi người về phía trước - Bật: Bật sang 2 bên. Tập động tác nhấn mạnh: động tác chân. - Trẻ trải nghiệm: Cô có 1 đoạn đường hỏi trẻ con làm cách nào để có thể đến đích được
- Thứ ba, ngày 16 tháng 05 năm 2023 Tên hoạt động học: Trò chuyện về Bác Hồ kính yêu Lĩnh vực: Phát triển nhận thức I. MỤC ĐÍCH YÊU CÂU 1. Kiến thức: - Trẻ biết được tình cảm của Bác với thiếu nhi và mọi người và tình cảm của các bạn nhỏ đối với Bác. - Biết được ngày sinh, nơi sinh của Bác Hồ, biết được lăng Bác Hồ nằm ở Thủ đô Hà Nội. 2. Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, kĩ năng quan sát đưa ra nhận xét. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ. II. CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của cô: - Tranh ảnh Bác Hồ, Lăng Bác, Bác đang bế em bé, Bác đang phát quà cho các cháu thiếu nhi. 2. Chuẩn bị của trẻ: - Ghế cho trẻ ngồi III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ vận động bài hát:" Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ" Chúng mình vừa vận động bài hát gì? Bài hát nói về ai? - Trong bài hát bạn nhỏ đã mơ đuợc gặp ai? Tại sao bạn nhỏ lại mơ được gặp Bác Hồ? => Giới thiệu bài: Trò chuyện về Bác Hồ kính yêu 2. Nội dung. HĐ1: Trò chuyện tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu. * Tranh 1: Tranh về Bác Hồ: - Cô có tranh về ai đây? Vầng trán Bác thế nào? - Đôi mắt của Bác ra sao? Da dẻ như thế nào? => Bác có vầng trán cao, rộng, đôi mắt long lanh sáng ngời như vì sao, da dẻ hồng hào. - Chúng mình có biết bác được sinh ra ở đâu không? (Nam Đàn- Nghệ An)
- Thứ tư, ngày 17 tháng 05 năm 2023 Tên hoạt động học: Món quà tặng Bác Lĩnh vực: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội I. MỤC ĐÍCH YÊU CÂU 1. Kiến thức: - Trẻ biết làm những món quà để tặng Bác nhân ngày sinh nhật. Biết tặng quà bằng 2 tay 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tặng quà bằng 2 tay. - Rèn và phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Trẻ nói to, rõ ràng. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động cùng cô, cùng bạn - Giáo dục trẻ biết yêu quý Bác Hồ. - Biết thể hiện tình cảm khi nói lời tặng quà. II. CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của cô: - 2 cái bàn, Bài hát: “Nhớ ơn Bác” 2. Chuẩn bị của trẻ: - Ảnh Bác, giấy báo, bìa lịch cũ - Vỏ hộp sữa, hộp bánh, lá dừa - Băng dính, kéo, hồ dán, - Dập ghim, bút chì III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ hát bài hát: “Nhớ ơn Bác”. + Cô và các con vừa hát bài hát gì? + Các con có biết ngày sinh nhật Bác là ngày nào không? (Ngày 19/5/1890) - Để nhớ ngày sinh nhật Bác các con sẽ làm gì? 2. Nội dung.
- Thứ năm, ngày 18 tháng 05 năm 2023 Tên hoạt động học: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ “Ảnh Bác” Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ I. MỤC ĐÍCH YÊU CÂU 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc lời bài thơ, đọc đúng vần, đúng nhịp điệu. Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ, rõ ràng, mạch lạc, sử dụng đúng từ, đủ câu, không ngọng, mở rộng vốn từ cho trẻ. Rèn kỹ năng đọc thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp. Kỹ năng mạnh dạn, tự tin cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú đọc thơ, thể hiện tình cảm khi đọc. Giáo dục trẻ biết yêu quý Bác Hồ. II. CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của cô: Máy vi tính các Slide hình ảnh minh họa nội dung bài thơ. 2. Chuẩn bị của trẻ: Ghế cho trẻ ngồi III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức: - Trẻ hát bài:" Nhớ ơn Bác" Chúng mình vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về ai? => Giới thiệu bài thơ: “Ảnh Bác” (Trần Đăng Khoa) 2. Nội dung. HĐ1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe bài thơ “Ảnh Bác” - Lần 1: Cô đọc diễn cảm bằng lời kết hợp ánh mắt, nét mặt, cử chỉ điệu bộ. - Giảng nội dung : Bài thơ nói về nhà bạn nhỏ treo ảnh Bác Hồ, trên ảnh Bác có lá cờ đỏ tươi của Tổ Quốc và hình ảnh của Bác luôn mỉm cười với các cháu thiếu niên nhi đồng và trong bài thơ này Bác còn dặn các cháu rất nhiều điều hay lẽ phải. - Lần 2: Cô đọc kết hợp hình ảnh minh họa trong các Slide HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài thơ * Đàm thoại:
- Thứ sáu, ngày 19 tháng 05 năm 2023 Tên hoạt động học: Vẽ lăng Bác Thuộc lĩnh vực: Phát triên thẩm mĩ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ biết dùng bút vẽ phối hợp các nét với nhau: Nét sổ thẳng, nét nằm ngang, nét xiên tạo thành bức tranh lăng Bác. Biết sắp xếp, bố cục tranh, biết phối hợp màu sắc hài hòa và đặt tên cho bức tranh. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, chú ý, ghi nhớ có chủ định, trí tưởng tượng. Rèn tư thế ngồi, kỹ năng cầm bút vẽ các nét cơ bản (nét thẳng, nét ngang ) - Rèn luyện kỹ năng tô màu (mịn, đều tay, không chờm ra ngoài ) kỹ năng lấy, cất đồ dùng đúng nơi quy định 3. Thái độ: Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động. Trẻ kính yêu và nhớ ơn Bác Hồ II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: Nhạc bài hát: Nhớ ơn Bác. Tranh mẫu của cô, giấy vẽ A4, sáp màu 2. Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ giấy vẽ A4, sáp màu, bàn ghế cho trẻ ngồi. III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức: Cô và trẻ hát bài hát “Nhớ ơn Bác”. Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về ai? - Các cháu có biết trong tháng 5 có ngày gì đặc biệt nhỉ? ( Ngày sinh nhật của Bác Hồ kính yêu – ngày 19/5) => Cô giới thiệu: Vẽ lăng Bác Hồ 2. Nội dung * HĐ1: Quan sát và đàm thoại. Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại về tranh mẫu. - Đàm thoại: + Đây là bức tranh gì? Các cháu có nhận xét gì về bức tranh ? Bức tranh lăng Bác như thế nào? + Mái lăng Bác là hình gì? Thân lăng là bình gì? (HCN). Đây là gì? (Cột đỡ mái lăng). Xung quanh lăng Bác có gì? - Cô làm mẫu lần 1: Vừa vẽ vừa nói cách vẽ: Đầu tiên cô chọn bút màu đen cầm bút bằng 3 đầu ngón tay của bàn tay phải. Cô vẽ mái lăng là những hình chữ nhật nằm ngang, cô vẽ 2 mái lăng nối liền với nhau. Tiếp theo cô vẽ thân lăng là những hình chữ nhật thẳng đứng. Sau đó cô vẽ các cột để đỡ mái lăng và vẽ các bậc thềm là hình chữ nhật nằm ngang bậc trên nhỏ hơn bậc dưới. Khi vẽ xong cô vẽ trang trí thêm cây xanh, đám mây, ông mặt trời. Để bức tranh thêm đẹp hơn thì cô sẽ tô màu cho bức tranh.