Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Nguyễn Thị Đoài

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức.
- Trẻ biết được nội dung các góc chơi xoay quanh chủ đề, biết lựa chọn nội dung chơi và thể hiện ý tưởng chơi một cách tự nhiên các góc theo chủ đề “Bản thân”
- Trẻ biết thao tác vai
- Trẻ được củng cố và mở rộng kiến thức về những mối quan hệ giữa các vai chơi.
- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi để thực hiện ý định chơi của mình.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng chơi: biết thỏa thuận vai chơi, nội dung chơi, thể hiện đúng hành động và một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi, biết giao lưu, liên kết vai chơi, nhóm chơi.
- Phát triển các quá trình nhận thức , ngôn ngữ, khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định thông qua hoạt động vui chơi .
- Phát triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay, óc tưởng tượng sáng tạo
3. Thái độ.
- Thực hiện đúng nội quy, quy định từng góc chơi.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, biết bảo vệ giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định sau khi chơi.
doc 3 trang Thiên Hoa 24/02/2024 1820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Nguyễn Thị Đoài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_ban_than_nguyen_thi_doai.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Nguyễn Thị Đoài

  1. GIÁO ÁN CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC Chủ đề: Bản thân Độ tuổi: Trẻ 4 - 5 Tuổi Thời gian: 40 - 45 phút Ngày dạy: Số lượng trẻ: trẻ Người dạy: Nguyễn Thị Đoài Đơn vị: Trường mần non Tích sơn I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức. - Trẻ biết được nội dung các góc chơi xoay quanh chủ đề, biết lựa chọn nội dung chơi và thể hiện ý tưởng chơi một cách tự nhiên các góc theo chủ đề “Bản thân” - Trẻ biết thao tác vai - Trẻ được củng cố và mở rộng kiến thức về những mối quan hệ giữa các vai chơi. - Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi để thực hiện ý định chơi của mình. 2. Kỹ năng. - Rèn luyện cho trẻ kỹ năng chơi: biết thỏa thuận vai chơi, nội dung chơi, thể hiện đúng hành động và một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi, biết giao lưu, liên kết vai chơi, nhóm chơi. - Phát triển các quá trình nhận thức , ngôn ngữ, khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định thông qua hoạt động vui chơi . - Phát triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay, óc tưởng tượng sáng tạo 3. Thái độ. - Thực hiện đúng nội quy, quy định từng góc chơi. - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, biết bảo vệ giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định sau khi chơi. II. CHUẨN BỊ - Địa điểm: Trong lớp học 1. dự kiến góc chơi 1.1. Góc xây dựng: Ghép hình nhà, cây, hàng rào, bé tập thể dục 1.2. Góc phân vai: Trò chơi bán hàng, nấu ăn 1.3 Góc nghệ thuật:Tô màu bạn trai, bạn gái. In hình bàn tay 2. Chuẩn bị đồ dùng 2.1. Góc xây dựng: - Nguyên vật liệu xây dựng: Gạch, bộ lắp ghép, cổng, hàng rào, cây xanh, các loại hoa, rau, cỏ, ngôi nhà.
  2. - Ở góc nghệ thuật con thích làm gì? + Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng? - Ở góc xây dựng ngày hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu như: gach, cây xanh, cây hoa, hình khối .con sẽ làm gì với những đồ dùng đó? Có ai muốn chơi cùng bạn nào? - Lát nữa các con sẽ về góc xây dựng cùng bạn nhé! - Lớp mình có rất nhiều các góc chơi và ngày hôm nay cô thấy đa số các bạn thích chơi ở 3 góc đó là góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật => Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi ở các góc. chúng mình chơi ở góc phân vai với trò chơi nấu ăn, bán hàng và đến với góc xây dựng với những nguyên vật liệu: gạch , hàng rào, cây hoa , thảm cỏ và các nguyên vật liệu khác để xây dựng thành ngôi nhà thân yêu của mình theo tưởng tượng của các con. Hoặc chúng mình cũng có thể đến với góc tạo hình để tô màu bạn trai bạn gái. Và cô hy vọng rằng mỗi một góc chơi sẽ đem đến cho các con những điều thú vị khác nhau, và khi vào các góc chơi các con phải chú ý điều gì? - Khi chơi các con hãy luôn nhớ là phải thỏa thuận vai chơi và tuân thủ nội quy của các góc chơi đó chơi đoàn kết với nhau. Và cô xin chúc tất cả các con ngày hôm nay có một buổi chơi thật là vui, thật là thú vị nhé! - Bây giờ cô mời tất cả các nhẹ nhàng về góc chơi của mình nào! * Hoạt động 3: Quá trình chơi - Cô lần lượt cho từng nhóm trẻ về góc chơi, thoả thuận trước khi chơi cùng nhau - Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát trẻ, chơi cùng trẻ, xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi. - Động viên, khuyến khích trẻ ở các góc chơi, gợi mở nội dung chơi của trẻ khi thấy trẻ đã chán chơi - Cô luôn động viên trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo của mình qua các vai chơi và gợi mở để trẻ có sự liên kết giữa các vai chơi (góc chơi) * Hoạt động 4: Nhận xét quá trình chơi - Cô cùng trẻ chia sẻ cảm nhận sau buổi chơi tại góc và kết thúc ở từng góc. - Cuối cùng mời tất cả các bạn ở nhóm chơi khác đến tham quan góc có sáng tạo - Cô khái quát và nhận xét: Cô thấy hôm nay các con chơi ở các góc chơi ngoan và nhập vai chơi rất tốt, cô tuyên dương cả lớp chúng mình nào! * Kết thúc: - Cô cùng trẻ hát bài hát “Càng lớn càng ngoan” và cùng trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi lên góc gọn gàng, ngăn nắp.