Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề 2: Bé biết gì về bản thân mình - Chủ đề nhánh 1: Bé là ai? - Năm học 2021-2022

I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ đến lớp biết chào cô, cha mẹ lễ phép, cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, chơi đoàn kết với các bạn.
- Trẻ biết một số đặc điểm cá nhân: Họ và tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính, những người thân trong gia đình, bạn bè cùng lớp học.
- Biết đặc điểm hình dạng bên ngoài của bản thân và trang phục, giữ gìn quần áo sạch sẽ. Khả năng, sở thích riêng và tình cảm của bản thân.
- Biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật.
- Trẻ nói ra được điểm khác nhau riêng biệt qua diện mạo của mình và của bạn.
- Trẻ biết họ tên và một vài đặc điểm của các bạn.
- Trẻ biết bộc lộ trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt của bản thân.
- Trẻ biết tập các động tác thể dục buổi sang theo nhịp đếm. Trẻ biết tự dàn đội hình và thực hiện các hiệu lệnh của cô.
- Trẻ biết tên các góc chơi, biết liên kết các góc chơi với nhau. Biết giao lưu với các bạn trong góc chơi của mình.
- Trẻ biết nêu lên những việc làm tốt của mình và của bạn trong ngày. Biết lắng nghe cô nhận xét và biết cắm cờ theo đúng ký hiệu của mình.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
- Hình thành kĩ năng xếp hàng theo hiệu lệnh, kĩ năng tập dứt khoát các động tác thể dục. Kĩ năng chơi trò chơi.
- Tiếp tục rèn kĩ năng chơi theo góc, giao lưu giữa các nhóm chơi, chơi với các đồ chơi theo đúng chức năng của nó.
- Rèn thói quen cất và giữ gìn đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định.
- Rèn trẻ các kĩ năng vệ sinh cá nhân: rửa tay, rửa mặt….
- Rèn trẻ kĩ năng phối kết hợp với cô giáo và các bạn cùng thực hiện các công việc chung của lớp như kê bàn ăn, cất ghế, bàn,…
docx 27 trang Thiên Hoa 06/03/2024 1140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề 2: Bé biết gì về bản thân mình - Chủ đề nhánh 1: Bé là ai? - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_2_be_biet_gi_ve_ban_than_min.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề 2: Bé biết gì về bản thân mình - Chủ đề nhánh 1: Bé là ai? - Năm học 2021-2022

  1. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ 2: BÉ BIẾT GÌ VỀ BẢN THÂN MÌNH Thời gian thực hiện: 03 tuần (Từ ngày 04/10 đến ngày 22/10/2021) I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Stt Mục tiêu giáo Nội dung giáo Hoạt động giáo dục: dục dục (Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân) Giáo dục phát triển thể chất 1 1. Thực hiện đúng, Thực hiện các động - Thể dục buổi sáng: Tập kết đầy đủ, nhịp tác nhóm tay; lưng, hợp với nhịp đếm hoặc lời bài nhàng các động bụng, lườn; chân ca: “Năm ngón tay ngoan ” tác nhóm cơ và hô trong giờ thể dục + Hô hấp: Hít vào, thở ra. hấp trong bài thể sáng và bài tập phát + Tay: Đưa 2 tay ra trước, lên dục theo hiệu lệnh triển chung giờ hoạt cao động phát triển thể + Bụng:Quay sang trái, sang chất. phải kết hợp tay chống hông. + Chân: Đưa chân ra trước + Bật:Bật chụm tách chân. - Hoạt động học: + Tay: Đưa 2 tay ra trước, lên cao. + Bụng: Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông. + Chân: Đưa chân sang ngang. + Bật: Bật chụm tách chân. 2 2. Trẻ giữ được - Đi bước dồn - Thể dục buổi sáng: Khởi thăng bằng cơ thể trước động: Đi các kiểu chân. khi thực hiện vận - Hoạt đông học: động + Thể dục: VĐ: Đi bước dồn trước +Trò chơi VĐ: Đi trên dây, Bịt mắt bắt dê. Trời mưa, đuổi bắt bóng, về đúng tổ, rồng rắn lên mây, bong tròn to, 3 4. Trẻ biết phối - Chuyền bắt bóng - Hoạt đông học: hợp tay - mắt qua chân + Thể dục: VĐ: Chuyền bắt trong vận động bóng qua chân
  2. thân thể, vệ sinh phục của bé và của bạn, quan môi trường đối với sát thời tiết, sức khoẻ con - Chơi, hoạt động theo ý người. thích buổi chiều: Bé học cách - Lựa chọn trang đánh răng, bé học cách giữ gìn phục theo thời tiết. vệ sinh hàng ngày, bé thực - Ích lợi của mặc hành các bước rửa tay, bé tìm trang phục phù hợp hiểu về đôi bàn taylao động vệ với thời tiết. sinh. - Nhận biết một số - Dạy trẻ giữ vệ sinh răng biểu hiện khi ốm miệng thông qua hoạt động kể và cách phòng chuyện “Gấu con bị sâu răng”. tránh đơn giản - Nói với người lớn khi bị đau. Giáo dục phát triển nhận thức 8 19.Trẻ biết cách - Chức năng các giác - Đón, trả trẻ trò chuyện phối hợp các giác quan và các bộ phận hàng ngày quan để xem xét khác của cơ thể - Hoạt động học: sự vật, hiện tượng + KPKH “Bé là ai, các bộ như kết hợp nhìn, phận trên cơ thể bé”. sờ, ngửi, nếm để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng 9 38.Trẻ biết sử - Xác định vị trí - Hoạt động học: dụng lời nói và của đồ vật so với + LQVT: Xác định phía phải, hành động để chỉ bản thân trẻ và so phía trái của bản thân vị trí của đồ vật so với bạn khác (phía + Trò chơi: Ai nhanh, làm với người khác. phải - phía trái theo hiệu lệnh của cô. 10 40. Trẻ nói được - Họ tên, tuổi, giới - Đón, trả trẻ trò chuyện họ và tên, tuổi, tính, đặc điểm bên hàng ngày giới tính của bản ngoài, sở thích của - Hoạt động học: Bé là ai?. thân khi được hỏi, bản thân. - Trò chơi: Bạn tên là gì? trò chuyện 11 45.Trẻ biết nói tên - Họ tên và một - Đón, trả trẻ, hoạt động và một vài đặc vài đặc điểm của hàng ngày: điểm của các bạn các bạn; các hoạt - Chơi, hoạt động ngoài trời: trong lớp khi được động của trẻ ở Trò chuyện về bạn trai bạn hỏi, trò chuyện. trường. gái, chăm sóc tóc.
  3. 16 61. Trẻ biết chọn - Xem và nghe đọc - HĐ chơi: Góc sách: Cho trẻ sách để xem. các loại sách khác xem sách truyện, tranh ảnh về nhau. chủ đề - Chơi, hoạt động theo ý thích buổi chiều: Xem tranh, truyện góc thư viện. Giáo dục phát triển tình căm kĩ năng xã hội 17 65.Trẻ nói được - Tên, tuổi, giới - Giờ đón, trả trẻ: giao tiếp tên, tuổi, giới tính tính. với cô và các bạn của bản thân, tên - Sở thích, khả - Hoạt động học: KPXH: Bé bố, mẹ. năng của bản thân. là ai? - Trò chơi: Bạn tên là gì? Tìm bạn ghép đôi, lùn mập ốm, 18 68.Trẻ biết cố - Thực hiện các - Hoạt động chơi: Làm theo gắng hoàn thành công việc được yêu cầu của cô. công việc được giao (trực nhật, - HĐ lao động tự phục vụ: giao. dọn đồ chơi). trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi 19 - Giờ đón, trả trẻ: giao tiếp - Biểu lộ trạng thái hàng ngày giữa cô và các bạn 70.Trẻ biết biểu lộ cảm xúc: vui, - Hoạt động học: Tạo hình một số cảm xúc: buồn, sợ hãi, tức “Cắt dán khuôn mặt biểu lộ vui, buồn, sợ hãi, giận, ngạc nhiên. cảm xúc tức giận, ngạc qua nét mặt, giọng - Chơi, hoạt động ngoài trời: nhiên nói, cử chỉ của bản xếp hình một số trạng thái thân. biểu cảm, làm khuôn mặt cười - Trò chơi: Chó sói xấu tính, 20 75.Trẻ biết nói - Cử chỉ, lời nói lễ - Đón, trả trẻ trò chuyện cảm ơn, xin lỗi, phép (chào hỏi, hàng ngày chào hỏi lễ phép cảm ơn). - HĐ học: Thơ: Lời chào. 21 78. Trẻ biết trao - Quan tâm, giúp - Giờ đón, trả trẻ, giao tiếp đổi, thoả thuận với đỡ bạn, Chơi ở các hàng ngày giữa bạn với bạn để cùng thực góc, Phân công mình. hiện hoạt động trực nhật. - Giờ chơi: Không tranh giành chung (chơi, trực đồ chơi. nhật ). - Chơi, HĐ theo ý thích buổi chiều: Lao động vệ sinh. Giáo dục phát triển thẩm mỹ 22 87. Trẻ biết vận - Vận động nhịp - Thể dục sáng: Tập theo lời động nhịp nhàng nhàng theo giai bài hát “Năm ngón tay ngoan”
  4. 2. Môi trường giáo dục ngoài lớp học: - Sân chơi: Đồ chơi ngoài trời: Cầu trượt, xích đu, đu quay, - Góc thiên nhiên: + Chậu hoa, cây cảnh. + Dụng cụ làm vườn, khăn lau, chai lọ. - Góc tuyên truyền: Tranh ảnh về bé biết gì về bản thân mình. - Dụng cụ lao động vệ sinh: xô chậu, nước, khăn lau. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1 Chủ đề nhánh: Bé là ai? Thời gian thực hiện: 1 tuần. Từ ngày 04/10/ 2021 đến ngày 8/10/2021 I. Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ đến lớp biết chào cô, cha mẹ lễ phép, cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, chơi đoàn kết với các bạn. - Trẻ biết một số đặc điểm cá nhân: Họ và tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính, những người thân trong gia đình, bạn bè cùng lớp học. - Biết đặc điểm hình dạng bên ngoài của bản thân và trang phục, giữ gìn quần áo sạch sẽ. Khả năng, sở thích riêng và tình cảm của bản thân. - Biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật. - Trẻ nói ra được điểm khác nhau riêng biệt qua diện mạo của mình và của bạn. - Trẻ biết họ tên và một vài đặc điểm của các bạn.
  5. - Một số đồ dùng, đồ chơi ở các góc: Sân tập, xắc xô, trang phục của cô và trẻ gọn gàng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Thứ Tên Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 hoạt động 1. Đón - Thông thoáng phòng chuẩn bị đón trẻ, đón trẻ vào lớp. trẻ - Mở nhạc các bài trong chủ đề. - Trao đổi với phụ huynh về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, vệ sinh cơ thể của trẻ, thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân. - Cho trẻ chơi ở các góc. Cô bao quát trẻ vào lớp. 2. Trò Nội dung dự kiến: chuyện - Tên, tuổi, ngày sinh nhật của bé. - Giới tính, sở thích, đặc điểm riêng về diện mạo và hình dáng của trẻ. - Cảm xúc của trẻ khi đến lớp . - Cách chăm sóc và bảo vệ cho cơ thể. - Tôn trọng và giúp đỡ bạn. 3. Thể * Khởi động:Cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn với các kiểu chân, dục về đội hình 3 hàng dọc. buổi * Trọng động: (Tập 2 lần 4 nhịp). sáng - Hô hấp: Hít vào, thở ra. - Tay: Đưa 2 tay ra trước, lên cao. - Bụng: Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông. - Chân: Đưa chân ra trước. - Bật: Bật chụm tách chân. * Hồi tĩnh: Cho trẻ làm động tác chim bay cò bay kết hợp bài hát “Chim bay cò bay” và đi vào lớp. 4. Thể dục KPXH Tạo hình Thơ Âm nhạc Hoạt - Đi bước Bé là ai? Trang trí áo Tâm sự của - Nội dung động dồn trước bé trai và cái mũi trọng tâm: học - Trò chơi váy bé gái + Dạy hát: Thật vận động: đáng yêu. Đi trên - Nghe hát: dây Đường và chân (Kết hợp)
  6. 7. - Trò - Trò - Trò chơi: - Trò chơi - Trò chơi: Chơi chơi: chơi: Lùn, Bạn tên là Nu na nu Cắp cua bỏ giỏ hoạt Tìm bạn mập, ốm gì nống động ghép đôi (Mới) theo ý - Hoạt - Hoạt - Hoạt - Hoạt - Hoạt thích động: Bé động: Bé động:Tự động: Làm động:Lao động buổi hãy giới học cách mặc quần quen với vệ sinh chiều thiệu về giữ gìn vệ áo bài hát bạn. sinh hàng “Thật đáng ngày yêu” - Nêu gương - Chơi tự - Chơi tự Chơi tự - Chơi tự cuối tuần chọn chọn chọn chọn - Chơi tự chọn Nêu gương cuối ngày Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ - Cho trẻ hát “Hoa bé ngoan” - Trẻ hứng thú hát. - Cô cho trẻ kể những việc tốt mà trẻ đã làm - Trẻ hứng thú kể. trong ngày - Cô nhận xét chung và tặng cờ cho những trẻ -Trẻ cắm cờ. làm được nhiều việc tốt trong ngày. - Cô nhận xét, giao nhiệm vụ cho trẻ những - Trẻ lắng nghe. việc ngày mai cần làm. - Liên hoan văn nghệ. - Cho trẻ chơi tự do. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2021 I. Mục đích * Trẻ biết tên vận động “Đi bước dồn trước”. Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi đi bước dồn trước. Biết cách thực hiện thành thạo bài tập phát triển chung. - Trẻ biết tự mình sỏ giầy, buộc dây giầy, - Trẻ biết tên trò chơi và cách chơi.(Ngón tay nhúc nhích, tìm bạn ghép đôi) - Trẻ nói đúng tên, tuổi, sở thích của mình khi được hỏi. * Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ. - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay qua việc tạo ra các sản phẩm tạo hình. - Rèn trẻ khả năng tự tin khi giới thiệu về bạn mình. * Hứng thú tham gia vào các hoạt động. - Giáo dục trẻ có ý thức tốt trong các hoạt động hàng ngày. Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. - Giáo dục trẻ bảo vệ, giữ gìn sức khỏe.
  7. xong, cô cho cả lớp nhận xét. Nếu trẻ làm - Cả lớp theo dõi và chưa tốt cô làm mẫu lần 3. nhận xét + Cho cả lớp lần lượt thực hiện vận động. Cô bao quát động viên giúp đỡ trẻ khi cần. - Cả lớp thực hiện vận + Cô cho 2 đội thi đua cô luôn quan sát, động 3-4 lần động viên 2 đội. - 2 đội thi đua - Kết thúc. Cô củng cố bài tập: hỏi tên vận động và mời 1 -2 trẻ thực hiện tốt lên vận - Trẻ trả lời động lại. * Trò chơi vận động: “Bịt mắt bắt dê” + Cho trẻ đứng đội hình vòng tròn + Cô giới thiệu tên trò chơi, hỏi trẻ cách chơi. - Trẻ nhắc lại + Cô khái quát lại luật chơi cách chơi - Trẻ lắng nghe + Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần + Nhận xét trẻ chơi - Trẻ chơi 3-4 lần * Hoạt động 4. Hồi tĩnh: - Trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 – 2 phút . *Hoạt động 5: Kết thúc. -Trẻ đi lại nhẹ nhàng - Cô nhận xét động viên khích lệ trẻ 2. Chơi, hoạt động ngoài trời * Hoạt động có mục đích: “Bé tập sỏ giầy”. - Cô chuẩn bị giầy cho trẻ - Trò chuyện về đôi giầy - Vậy hôm nay cô cháu mình cùng nhau sỏ - Trẻ trò chuyện giầy nhé!. - Trẻ lắng nghe - Cô cho trẻ từng nhóm lên lấy giầy - Cho các nhóm cùng thực hiện. - Trẻ vè nhóm - Cô quan sát và giúp trẻ. - Trẻ thực hiện. * Giáo dục : Đi giầy để giữ cho bàn chân sạch, khi đi giầy phải cất đúng nới quy - Trẻ lắng nghe định * Trò chơi vận động: “Ngón tay nhúc nhích”. - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Trẻ lắng nghe - Cô khái quát lại cách chơi, luật chơi. - Trẻ nhắc lại - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. - Trẻ lắng nghe - Nhận xét trẻ chơi. - Trẻ chơi 2- 3 lần