Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Truyện “Ba cô gái”

Truyện : “ Ba cô gái ”
I. Mục đích yêu cầu
1. Thái độ:
- Trẻ có thái độ nghiêm túc trong giờ học. Biết vâng lời cô giáo và chăm chú nghe cô kể truyện.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ. Lòng hiếu thảo đối với bố mẹ, biết chăm sóc bố mẹ và người thân khi bị ốm.
- Giáo dục trẻ ý thức chấp hành và hợp tác với các bạn trong nhóm
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc đủ câu, đủ ý thông qua hệ thống câu hỏi.
- Kỹ năng quan sát, ghi nhớ và sự chú ý có chủ định cho trẻ
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật và hiểu nội dung câu chuyện
- Biết đánh giá phẩm chất của các nhân vật: Cô út thương yêu mẹ, cô cả và cô hai không quan tâm chăm sóc, không thương yêu mẹ nhiều.
- Nhớ được trình tự các sự kiện của câu truyện, và biết kể chuyện cùng cô
docx 3 trang Thiên Hoa 21/02/2024 920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Truyện “Ba cô gái”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_de_tai_truyen_ba_co_gai.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Truyện “Ba cô gái”

  1. GIÁO ÁN VĂN HỌC Truyện : “ Ba cô gái ” I. Mục đích yêu cầu 1. Thái độ: - Trẻ có thái độ nghiêm túc trong giờ học. Biết vâng lời cô giáo và chăm chú nghe cô kể truyện. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ. Lòng hiếu thảo đối với bố mẹ, biết chăm sóc bố mẹ và người thân khi bị ốm. - Giáo dục trẻ ý thức chấp hành và hợp tác với các bạn trong nhóm 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc đủ câu, đủ ý thông qua hệ thống câu hỏi. - Kỹ năng quan sát, ghi nhớ và sự chú ý có chủ định cho trẻ - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật và hiểu nội dung câu chuyện - Biết đánh giá phẩm chất của các nhân vật: Cô út thương yêu mẹ, cô cả và cô hai không quan tâm chăm sóc, không thương yêu mẹ nhiều. - Nhớ được trình tự các sự kiện của câu truyện, và biết kể chuyện cùng cô II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Môi trường lớp học - Xây dựng môi trường lớp học : Khung cảnh để diễn rối - Đồ dùng: + Bài giảng điện tử truyện Ba cô gái. + Rối tay các nhân vật, phông, khung cảnh + Nhạc bài hát : Bàn tay mẹ, Cả nhà thương nhau, nhạc nên kể truyện + Tranh trò chơi gắn nội dung câu chuyện: 2 tranh III. Tiến hành 1: Hoạt động 1 - Tổ chức cho trẻ hát và hưởng ứng cùng cô theo bài hát “ Bàn tay mẹ” - Trò chuyện về nội dung bài hát: + Các con vừa hát xong bài hát gì? + Bài hát nói lên điều gì? + Vậy các con phải làm gì để mẹ luôn được vui lòng?
  2. - Trích dẫn và giảng giải: Khi đọc thư xong cô út đã hối hả về thăm mẹ ngay + Vậy các con có hiểu từ “ hối hả” nghĩa là gì không? - Giải thích tư “ hối hả: có nghĩa là: sự vội vã, tất bật vì sợ không kịp và không để ý đến xung quanh. + Vì là người con hiếu thảo nên cô gái út đã được hưởng cuộc sống như thế nào? - Đúng rồi đấy! Vì là người con hiếu thảo nên cô gái út được hưởng cuộc sống hạnh phúc, mọi người ai cũng yêu thương, quý mến cô còn các con cô thì người nào cúng quý mến cô. + Theo các con, trong 3 cô ai là người con hiếu thảo nhất? Vì sao? + Nếu là con, con sẽ làm gì khi mẹ bị ốm? Vì sao? - ( Cho nhiều trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ) => Cô khái quát và giáo dục trẻ: Mẹ là người đã sinh ra các con. Hàng ngày mẹ phải làm việc vất vả để nuôi các con khôn lớn. Vì vậy các con phải biết yêu thương, kính trọng và luôn là người con hiếu thảo với bố mẹ 2: Hoạt động 2: Bé kể chuyện - Cho trẻ lại bên cô và tổ chức cho trẻ kể chuyện cùng cô 2 lần - Cô chú ý sữa sai lời kể cho trẻ 3: Hoạt động 3: Bé thi tài - Trò chơi “Bé thi gắn nhanh”: + Cách chơi: Cô chia trẻ thành hai đội và yêu cầu trẻ lên tìm và gắn các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Mỗi bạn lên chỉ được gắn một bức tranh, gắn xong thì về cuối hàng đứng. Sau 2 phút đội nào gắn nhanh và đúng đội đó sẽ dành chiến tháng + Tổ chức cho trẻ chơi 1 – 2 lần + Kiểm tra kết quả chơi của 2 đội * Nhận xét, tuyên dương những trẻ học tốt, động viên khuyến khích những trẻ học kém