Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Trường mầm non thân yêu - Chủ đề nhánh 4: Bé và các bạn - Năm học 2022-2023 - Đoàn Thị Oanh

I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trẻ thực hiện vận động ném bóng về phía trước đúng kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ nhận biết ,gọi tên về lớp học và các bạn
- Trẻ biết tên bài hát được cùng cô bài hát : Em búp bê
- Trẻ nhớ tên thơ : “Đôi bạn nhỏ”.
- Trẻ biết làm quen với đất nặn
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo khi thực hiện vận động.
- Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm, rõ lời.
- Rèn kĩ năng lắng nghe và cảm thụ bài hát
- Rèn kỹ năng quan sát và nhận xét, nhận biết tập nói.
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay.
3 . Thái độ
- Trẻ biết bảo vệ đồ dựng đồ chơi cẩn thận, bỏ đúng nơi quy định.
- Thể hiện tình cảm khi nghe hát và kể chuyện .
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động và giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận
-Trẻ chơi đoàn kết với bạn vâng lời cô.
II. CHUẨN BỊ
Của cô
+ HĐTH: Đất nặn, bảng con
+ HĐNB: Tranh vẽ về hoạt động của các bạn trong lớp
+ HĐÂN: Đàn,mũ chóp , tranh ảnh thể hiện nội dung các bài hát.
+HĐVH: Tranh chuyện: Đôi bạn nhỏ
docx 13 trang Thiên Hoa 18/03/2024 240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Trường mầm non thân yêu - Chủ đề nhánh 4: Bé và các bạn - Năm học 2022-2023 - Đoàn Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_truong_mam_non_than_yeu_chu_d.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Trường mầm non thân yêu - Chủ đề nhánh 4: Bé và các bạn - Năm học 2022-2023 - Đoàn Thị Oanh

  1. 1 CHỦ ĐỀ NHÁNH 4: BÉ VÀ CÁC BẠN Tuần thứ 4 :Từ ngày 26/9 đến ngày 30/9/2022 I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trẻ thực hiện vận động ném bóng về phía trước đúng kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của cô. - Trẻ nhận biết ,gọi tên về lớp học và các bạn - Trẻ biết tên bài hát được cùng cô bài hát : Em búp bê - Trẻ nhớ tên thơ : “Đôi bạn nhỏ”. - Trẻ biết làm quen với đất nặn 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo khi thực hiện vận động. - Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm, rõ lời. - Rèn kĩ năng lắng nghe và cảm thụ bài hát - Rèn kỹ năng quan sát và nhận xét, nhận biết tập nói. - Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay. 3 . Thái độ - Trẻ biết bảo vệ đồ dựng đồ chơi cẩn thận, bỏ đúng nơi quy định. - Thể hiện tình cảm khi nghe hát và kể chuyện . - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động và giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận -Trẻ chơi đoàn kết với bạn vâng lời cô. II. CHUẨN BỊ Của cô + HĐTH: Đất nặn, bảng con + HĐNB: Tranh vẽ về hoạt động của các bạn trong lớp + HĐÂN: Đàn,mũ chóp , tranh ảnh thể hiện nội dung các bài hát. +HĐVH: Tranh chuyện: Đôi bạn nhỏ - Của cháu + Bút màu KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH 4
  2. 3 Thứ 2 ngày 26 tháng 9 năm 2022 I.HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH VĐCB Ném bóng về phía trước TCVĐ Ô tô và chim sẻ. 1. Mục đích yêu cầu - Trẻ đi thực hiện được vận động ném bóng về phía trước - Rèn kĩ năng đi khéo léo, sự phát triển của cơ xương. - Trẻ hào hứng khi tham gia vận động.Trẻ đoàn kết nghe lời cô 2. Chuẩn bị - Vạch chuẩn, Xắc xô, bóng. - Địa điểm sạch sẽ. 3. Tiến hành Hoạt động 1 Luyện tập các kiểu đi - Cho trẻ hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” cùng cô đi vòng tròn quanh lớp kết hợp các kiểu đi,chạy ( chạy thường, đi bằng mũi chân, gót chân , đi thường , chạy chậm, chạy nhanh, đi thường ) sau đó cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng ngang. Hoạt động 2 Bé cùng tập thể dục Tập theo bài “Ồ sao bộ không lắc” - “Đưa tay ra nào lắc lư cái đầu này” 2 tay nắm lấy tai, lắc đầu sang 2 bên. - “Đưa tay ra nào lắc lư cái mình này” 2 tay chống hông lắc mình sang 2 bên - “Đưa tay ra nào lắc lư cái đùi này” 2 tay nắm lấy 2 đầu gối cúi khom người lắc đùi theo lời bài hát. - “Ồ sao bộ không lắc” Một tay chống hông, một tay chỉ ra phía trước hai chân dậm theo lời bài hát” Hoạt động 3. Ném bóng về phía trước - Cô làm mẫu lần 1 Làm mẫu toàn phần - Cô làm mẫu lần 2 Làm mẫu và phân tích từng động tác : cô đứng đầu vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh thì cô sẽ đưa bóng lên cao bằng hai tay và ném bóng về phía trước. Sau đó cô về đứng ở cuối hàng. - Cô gọi 2 trẻ lên thực hiện - Cô tổ chức lần lượt cho cả lớp thực hiện 2-3 lần - Cũng cố : Gọi 2 trẻ trả lời về bài tập vận động vừa học. Hoạt động 4 Ô tô và chim sẻ. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chợi - Cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô bao quát trẻ, động viên trẻ
  3. 5 Nội dung 1: Rèn kỹ năng rửa tay. Hoạt động 1: Cho trẻ quan sát, thảo luận tranh minh họa Hoạt động 2: Cô nêu quy trình rửa tay. - Cô làm mẫu kết hợp miêu tả. Bước 1: Làm ướt tay, xoa xà phòng. Bước 2: Cuốn và xoay ngón tay. Bước 3: Rửa mu bàn tay. Bước 4: Rửa kẽ ngón tay. Bước 5: Rửa đầu ngón tay. Bước 6: Rửa sạch bằng xà phòng theo trình tự từ cổ tay xuống mu bàn tay và đầu ngón tay sau đó lau khuỷu tay. Hoạt động 3: Cho trẻ nhắc lại quy trình rửa tay và thực hành. Cô chú ý hướng dẫn thêm cho trẻ chưa thực hiện được. Nội dung 2 Chơi trò chơi: Chi chi chành chành. Hoạt động 1: Cô gọi tên trò chơi, giới thiệu luật chơi, cách chơi. - Chia trẻ ngồi thành từng nhóm, chọn một trẻ xòe rộng bàn tay, các trẻ khác dùng ngón tay trỏ của mình chỉ vào lòng bàn tay bạn và đọc bài đồng dao chi chi chành chành, đến cừu cuối cùng “ự à ự ập” trẻ xòe tay nắm chặt bàn tay lại, nếu trẻ nào không giựt tay ra kịp bị bạn nắm trúng thì loại ra khỏi một lần chơi. Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ chơi. - Cô cùng chơi với trẻ, động viên khuyến khích trẻ chơi tốt trò chơi Thứ 3 ngày 27 tháng 9 năm 2022 I.HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH Trò chuyện về các bạn của bé. 1: Mục đích yêu cầu -Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, đoàn kết với bạn, biết giữ gìn đồ chơi cẩn thận - Trẻ nhận biết được tên các bạn trong lớp, biết bạn trai, bạn gái. - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi,phát âm 2. Chuẩn bị - Tranh vẽ các bạn ở lớp 3. tiến hành * Hoạt động 1: Trò chuyện về các bạn của bé - Cô cho trẻ quan sát các bạn trong lớp - Hỏi trẻ : Bạn tên là gì? Bạn trai hay gái? ( Cả lớp, cá nhân trẻ) * Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ gọi tên bạn ở lớp - Cho trẻ gọi tên nhiều lần. - Cho trẻ chỉ và gọi tên bạn đó
  4. 7 Hoạt động 3: Cho trẻ về nhóm chơi với phấn, bóng, lá, ô tô, thẻ chuyền và các đồ chơi ở sân trường. -Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát trẻ và xử lý tình huống xảy ra. - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau. - Cho trẻ vệ sinh III. CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU: - LQ câu chuyện: Đôi bạn nhỏ - Ôn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng 1. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết tên gọi và nội dung câu chuyện đôi bạn nhỏ - Rèn kỹ năng rửa tay lau mặt. - GD trẻ biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ, gọn gàng. 2. Chuẩn bị - Tranh truyện đôi bạn nhỏ - Xà bông, nước 3. Tiến hành LQ câu chuyện: Đôi bạn nhỏ Hoạt động 1: - Cô giới thiệu tên câu chuyện - Cô kể chuyện cho trẻ nghe 2 lần. - Cho trẻ kể chuyện theo cô từng câu. Hoạt động 2: - Tổ chức cho trẻ kể chuyện: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân (Cô chý ý sửa sai). *Ôn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng Hoạt động 1: Cô hỏi trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh chúng ta phải làm gì? Hoạt động 2: Cho trẻ nhắc lại 6 bước rửa tay bằng xà phòng Hoạt động 3: Cho trẻ thực hành -Giáo dục trẻ phải biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thứ 4 ngày 28 tháng 9 năm 2022 I.HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH Chuyện Đôi bạn nhỏ 1. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết tên chuyện, tên nhân vật và hành động của các nhân vật trong câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện. - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. Biết bắt chước một số hành động của các nhân vật trong câu chuyện . - Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện, tích cực tham gia trò chơi . Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, giúp đỡ bạn bè . 2. Chuẩn bị
  5. 9 - Giáo dục: Để có những bộ trang phục này thì ai mua cho các cháu? Để trang phục luôn sạch đẹp thì phải làm gì? Hoạt động 2:TCVĐ - Trò chơi 1: Kết bạn - Trò chơi 2: Tập tầm vông Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (nếu chưa chính xác hoặc còn thiếu thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi 2-3 lần/1TC Hoạt động 3: Cho trẻ về nhóm chơi với phấn, bóng, thẻ chuyền, lá, ô tô. Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát trẻ và xử lý tình huống xảy ra. Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau. III. CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU: Ôn chuyện: Đôi bạn nhỏ -LQTC: con thỏ 1- Mục đích yêu cầu - Trẻ nhớ tên câu chuyện, nhớ nội dung câu chuyện - Trẻ biết cách chơi, luật chơi, biết chơi trò chơi cùng cô và các bạn: biết nhường bạn khi chơi, chơi cùng bạn 2. Chuẩn bị - Slide chuyện đôi bạn nhỏ, tranh trò chơi 3. Tiến hành: Ôn chuyện đôi bạn nhỏ Hoạt động 1:- Cô làm tiếng gà con kêu, hỏi trẻ tiếng con gì? cho trẻ nhắc lại tên câu chuyện đã học ở buổi sáng Hoạt động 2: Cho trẻ kể lại câu chuyện cùng cô Hoạt động 3: Cho trẻ chơi gắn đúng trình tự nội dung câu chuyện * LQTC: Con thỏ Hoạt động 1: Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi: Cô cho trẻ đọc bài “ Con thỏ” và làm theo nội dung bài thơ: “ Con thỏ hai cái tai nho nhỏ” Trẻ đưa hai tay lờn đầu làm tai thỏ; “ hai cái chân đo đỏ” Vỗ hai tay vào đầu gối; “ thỏ nhai nắm cỏ ” Đưa hai tay lên miệng giả vờ nhai; “ thỏ nằm trong cỏi giỏ” Hai tay khoanh trước bụng; “ em xách thỏ đi chơi” Dậm chân tại chỗ; “ em yêu thỏ quá chừng” Hai tay khoanh trước ngực. Hoạt động 2: Cô chọn một trẻ khá lên chơi cho cả lớp xem. Hoạt động 3: Cô tổ chức cho trẻ chơi. Cho trẻ chọn bạn chơi. Cô chú ý hướng dẫn, sửa sai cho trẻ. * Thứ 5 ngày 29 tháng 9 năm 2022 I. HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH Hát: Em búp bê - TC ÂN: Tai ai tinh 1- Mục đích yêu cầu
  6. 11 - Giới thiệu nội dung hoạt động ngoài trời Hoạt động 1: Quan sát trang phục bạn gái - Cho trẻ quan sát trang phục của bạn gái và nêu tên (đặc điểm, cấu tạo, chất liệu,công dụng) áo váy phía trên có nơ hoa, phía dưới có bèo, xung quanh váy có viền nhỏ, may bằng chất liệu thun co giãn. bộ thun dài tay cổ viền màu tay áo dài có bèo quần có túi 2 bên may bằng vải thun - GD trẻ biết cách giữ gìn và bảo quản để trang phục luôn đẹp và mới. Hoạt động 2:TCVĐ - Trò chơi 1: Nu na nu nống - Trò chơi 2: Đuổi bắt Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi 2-3 lần/ 1 TC Hoạt động 3: Cho trẻ chơi với ô tô, thẻ chuyền, ô ăn quan, gấp giấy, xếp hột hạt, xếp hình bằng que và các chơi với đồ dựng đồ chơi trên sân trường. Cô bao quát lớp và giúp đỡ trẻ khi cần thiết.Nhận xét và rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau. III. CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU: Làm quen đồng dao “Nu na nu nống” TC:Nu na nu nống 1. Mục đích yêu cầu -Trẻ biết đọc đồng dao và kết hợp chơi trò chơi 1 cách thích thú. -Rèn kỹ năng đọc đồng dao,phát triển ngôn ngữ cho trẻ. -GD trẻ ngoan biết vâng lời,biết phối hợp cùng cô và bạn để chơi tc. 2.Chuẩn bị - Lời bài đồng dao. 3. Tiến hành * Làm quen bài đồng dao “Nu na nu nống” Hoạt động 1:Cô đọc đồng dao cho trẻ nghe Hoạt động 2: - Tập cho trẻ đọc thuộc bài đồng dao theo các hình thức khác nhau.Tập thể nhóm,cá nhân. -Cô chú ý sửa sai cho trẻ. * TC “Nu na nu nống” Hoạt động 1: Cô giới thiệu cách chơi luật chơi cho trẻ. Hoạt động 2: Cô tổ chức cho trẻ chơi - Cho trẻ chơi tc 2-3 lần. - Cho trẻ chơi và bao quát trẻ. Thứ 6 ngày 30 tháng 9 năm 2022 I.HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH: Làm quen với đất nặn
  7. 13 - Trẻ mạnh dạn, thích được đi học . - Giáo dục trẻ ngoan, biết vâng lời cô 2. Chuẩn bị Xắc xô, Đàn, phiếu bé ngoan 3. Tiến hành Hoạt động 1: Cô lần lượt cho trẻ hát tập thể, nhóm, cỏ nhân các bài hát về trường mầm non và các bài hát trẻ ưa thích, Trẻ đọc thơ Cô mở đàn cho trẻ hưởng ứng theo nhịp bài hát . Hoạt động 2: Cô cùng trẻ nhận xét lại quá trình học tập, vui chơi của trẻ trong tuần. Cô khen những trẻ đi học chuyên cần, không khóc nhè - Giáo dục trẻ ngoan, biết vâng lời cô, đi học đều,chơi đoàn kết với bạn bè . CHUYÊN MÔN DUYỆT: Lên kế hoạch và soạn bài đầy đủ, kịp thời. Hồ xá, ngày 22 tháng 9 năm 2022