Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Hoạt động ngoài trời - Đề tài: Hoạt động có mục đích Vật chìm–vật nổi; Trò chơi vận động Bịt mắt bắt dê; Chơi tự do phấn, bóng, đu quay, cầu trượt…

I. Mục tiêu
- Trẻ được vui chơi, hít thở không khí trong lành, tham gia hoạt động tích cực.
- Giúp trẻ phát hiện ra vật nổi- chìm trong nước. Biết nhận xét những vật chìm- nổi trong nước.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật chơi.
II. Chuẩn bị
- Khu vực chơi, đồ chơi cầu trượt, đu quay trong sân trường, đồ chơi trong lớp đem ra như: phấn, bóng, sỏi…
- 2 khăn dài.
- Chậu nước, thìa ninoc, bóng, bát nhựa, đĩa nhựa, chìa khóa.....
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động có mục đích: Vật chìm- vật nổi
- Cô cho trẻ đứng quanh chậu nước. Cô giới thiệu với trẻ và gọi tên các vật: Bát thìa, chìm khóa, đĩa nhựa.....
- Theo các con khi cô thả các vật này vào nước không biết chuyện gì xảy ra? Các con thử đoán xem. Vật nào chìm? Vật nào nổi?
- Cho trẻ cầm sờ nắm các vật và đoán xem vật đó chìm hay nổi
- Cô cho trẻ lên thả các vật vào nước
- Cả lớp nhận xét: Những vật bằng sắt inox thường chìm vì vật đó nặng, vật bằng nhựa nổi vì nó nhẹ.
docx 2 trang Thiên Hoa 24/02/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Hoạt động ngoài trời - Đề tài: Hoạt động có mục đích Vật chìm–vật nổi; Trò chơi vận động Bịt mắt bắt dê; Chơi tự do phấn, bóng, đu quay, cầu trượt…", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_hoat_dong_ngoai_troi_de_tai_hoat_do.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Hoạt động ngoài trời - Đề tài: Hoạt động có mục đích Vật chìm–vật nổi; Trò chơi vận động Bịt mắt bắt dê; Chơi tự do phấn, bóng, đu quay, cầu trượt…

  1. Giáo án chơi, hoạt động ngoài trời - HĐCMĐ: Vật chìm- vật nổi - TCVĐ: Bịt mắt bắt dê - Chơi tự do: phấn, bóng, đu quay, cầu trượt I. Mục tiêu - Trẻ được vui chơi, hít thở không khí trong lành, tham gia hoạt động tích cực. - Giúp trẻ phát hiện ra vật nổi- chìm trong nước. Biết nhận xét những vật chìm- nổi trong nước. - Có ý thức tổ chức kỉ luật chơi. II. Chuẩn bị - Khu vực chơi, đồ chơi cầu trượt, đu quay trong sân trường, đồ chơi trong lớp đem ra như: phấn, bóng, sỏi - 2 khăn dài. - Chậu nước, thìa ninoc, bóng, bát nhựa, đĩa nhựa, chìa khóa III. Tổ chức hoạt động 1. Hoạt động có mục đích: Vật chìm- vật nổi - Cô cho trẻ đứng quanh chậu nước. Cô giới thiệu với trẻ và gọi tên các vật: Bát thìa, chìm khóa, đĩa nhựa - Theo các con khi cô thả các vật này vào nước không biết chuyện gì xảy ra? Các con thử đoán xem. Vật nào chìm? Vật nào nổi? - Cho trẻ cầm sờ nắm các vật và đoán xem vật đó chìm hay nổi - Cô cho trẻ lên thả các vật vào nước - Cả lớp nhận xét: Những vật bằng sắt inox thường chìm vì vật đó nặng, vật bằng nhựa nổi vì nó nhẹ. 2.Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê - Các trẻ khác nắm tay nhau thành vòng tròn. Cô chọn ra 2 người, 1 người sẽ bịt mắt đi tìm dê, 1người dê. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu chạy ra là phạm luật. cứ khoảng 3 – 5 phút đổi vai chơi nếu không bắt được dê. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần - Bao quát khuyến khích trẻ thực hiện - Kết thúc cô nhận xét tuyên dương trẻ chơi tốt. 3. Chơi tự do: Phấn, vòng, cầu trượt, đu quay . dưới sự giám sát của cô giáo. - Cô giới hạn khu vực chơi, nhắc trẻ chơi cẩn thận không đùa nghịch mạnh khi chơi, không nói to. Khi có hiệu lệnh xắc xô thì nhanh chân tập trung lại bên cô. - Cô bao quát, giúp đỡ, khuyến khích trẻ chơi