Phương pháp dạy và giáo án dạy trẻ Mầm non Lớp Mầm - Chương trình cả năm
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Trẻ biết được 3 màu xanh, đỏ, vàng. Nhận ra và nói lên được màu sắc của đồ dùng, đồ vật quanh bé.
- Trẻ phân biệt được các màu riêng biệt và biết được các hình.
- Trẻ hứng thú học bài và biết giữ gìn đồ dùng.
II. CHUẨN BỊ
- Cô và trẻ mỗi người một bộ: Gồm 3 hình có 3 màu xanh, đỏ, vàng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ hát bài: Rằm Trung thu.
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
* Hoạt động 2:
* Giới thiệu về đồ dùng có màu sắc xanh, đỏ, vàng
- Để chào mừng ngày tết trung thu cô có tặng cho lớp mình một hộp quà.
- Cô lấy ra 3 hình có 3 màu xanh, đỏ, vàng và lần lượt giơ lên để hỏi trẻ.
* Ôn các màu xanh, đỏ, vàng
Cô tặng cho mỗi trẻ một rổ, trong rổ có chứa 3 hình, 3 màu.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Thi xem ai nhanh.
+ Cô yêu cầu trẻ lấy đúng các màu, giơ lên và nói to tên màu.
+ Trẻ chọn nhanh và nhìn lên cô xem đã tìm đúng hình cô yêu cầu chưa.
- Cô kết hợp hỏi trẻ về hình dạng của đồ chơi đó.
- Cho cả lớp quan sát xem bạn nào mặc áo xanh, đỏ, vàng.
- Cô hỏi trẻ về đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp có màu xanh, màu đỏ, màu vàng.
- Hỏi trẻ xem màu đó là màu gì? Hình gì?
* Trò chơi: Về đúng nhà (Có cửa nhà là các màu)
Mỗi trẻ 1 màu sắc khác nhau cầm ở tay.
- Khi có hiệu lệnh phải về đúng nhà.
File đính kèm:
- phuong_phap_day_va_giao_an_day_tre_mam_non_lop_mam_chuong_tr.docx
Nội dung text: Phương pháp dạy và giáo án dạy trẻ Mầm non Lớp Mầm - Chương trình cả năm
- Phần 2 PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ GIÁO ÁN DẠY TRẺ LỚP MẪU GIÁO 3-4 TUỔI I. NHÓM CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ CHỦ ĐỀ: MÀU SẮC Đề tài: Xanh, Đỏ và Vàng I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết được 3 màu xanh, đỏ, vàng. Nhận ra và nói lên được màu sắc của đồ dùng, đồ vật quanh bé. - Trẻ phân biệt được các màu riêng biệt và biết được các hình. - Trẻ hứng thú học bài và biết giữ gìn đồ dùng. II. CHUẨN BỊ - Cô và trẻ mỗi người một bộ: Gồm 3 hình có 3 màu xanh, đỏ, vàng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: - Cho trẻ hát bài: Rằm Trung thu. - Trò chuyện về nội dung bài hát. * Hoạt động 2: * Giới thiệu về đồ dùng có màu sắc xanh, đỏ, vàng - Để chào mừng ngày tết trung thu cô có tặng cho lớp mình một hộp quà. - Cô lấy ra 3 hình có 3 màu xanh, đỏ, vàng và lần lượt giơ lên để hỏi trẻ. * Ôn các màu xanh, đỏ, vàng Cô tặng cho mỗi trẻ một rổ, trong rổ có chứa 3 hình, 3 màu.
- 2. Hoạt động a. Bài tập phát triển chung: Tập với dải lụa + Động tác 1: Trẻ đứng, chân hơi dạng, hai tay cầm hai đầu dải lụa. Nâng dải lụa lên cao trên đầu, ngửa đầu, mắt nhìn theo dải lụa. 1 lần/8 nhịp. + Động tác 2: Trẻ đứng khép chân, hai tay nắm hai đầu dải lụa căng ra. Cúi người sao cho chân thẳng, chạm dải lụa vào các đầu ngón chân rồi đứng thẳng dậy. 1 lần/8 nhịp. + Động tác 3: Trẻ quỳ trên hai đầu gối, hai tay nắm hai đầu dải lụa căng ra và giơ trư ớc mặt. Ngồi trước mông đặt trên hai chân, tay hạ xuống để dải lụa sát đùi rồi quỳ thẳng dậy. 1 lần/8 nhịp. + Động tác 4: Nhảy chụm chân tại chỗ, một tay cầm dải lụa. Đi bình thường rồi cất dải lụa. b. Vận động cơ bản: Đi, chạy theo đường thẳng - Cô dán sẵn 2 đường thẳng song song, một đường màu xanh, một đươờngmàu đỏ, mỗi đường rộng khoảng 40cm, dài khoảng 150cm - 200cm, 2 đường cách nhau 50 - 80cm. Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi: Đi chạy theo đường thẳng. Theo đường thẳng, các con đi bình thường, mắt nhìn thẳng phía trước, vai thẳng. Khi đi hết đường thẳng màu xanh, các con tới chỗ rồi đặt một hình dán lên bảng. Bên hình vuông dán ô hình vuông, bên hình tròn dán ô hình tròn. Các con quay về đường màu đỏ và trở lại vạch xuất phát. Cho cháu xem 1 + 2 lần. - Chọn một, hai cháu nhanh nhẹn lên làm cho cả lớp xem. - Lần lượt cho từng hai cháu lên thực hiện. - Trong khi trẻ thực hiện, cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ. Nhắc nhở trẻ không đi, chạy ra ngoài đường vẽ và bỏ đúng hình. Cho từng nhóm trẻ lên thực hiện. - Cô sửa sai, giúp đỡ cho từng cháu làm được. c. Trò chơi vận động: Chim sẻ và ô tô Hướng dẫn cách chơi: Cô chia cháu đứng thành hai hàng nối đuôi nhau, một hàng dùng vòng thể dục làm ô tô, một hàng đội mũ chim sẻ cho trẻ làm chim sẻ. Khi cô hô: Ô tô chạy, các bé làm ô tô sẽ vừa đi vừa làm cử điệu như ô tô đi theo đường thẳng và về đích. Khi cô hô chim sẻ bay: các bé đội mũ chim sẻ vừa chạy vừa làm cử điệu chim bay. Sau đó cô cho các bé đi và chạy theo hướng ngược lại.
- Hai hình này có gì khác nhau? Có gì giống nhau? Con hãy đặt hình tam giác lên trên, hình tròn bên dưới, con thấy thế nào? Đổi lại hình tròn đặt trên, hình tam giác đặt dưới, có gì khác so với lúc nãy không? * Hoạt động 2: Vẽ sáng tạo Khuyến khích trẻ vẽ thêm nét vào hình tròn, hình tam giác để tạo thành những hình ngộ nghĩnh theo trí tưởng tượng của trẻ. Con hãy cất hình tròn vào bao trước và hình tam giác cất vào sau. Hướng dẫn trẻ cột bao lại. * Hoạt động 3: Thi xem ai nhanh Cô cùng trẻ đặt các hình tròn, tam giác, chữ nhật xuống sàn. Tổ chức cháu hát múa và khi nghe hiệu lệnh của cô thì nhảy vào đúng hình cô yêu cầu: Lần 1: Cô gọi tên hình. Lần 2: Cô gọi tên đồ vật có dạng giống hình hình học. II. NHÓM CHỦ ĐỀ VỀ BẢN THÂN Đề tài: Bé chơi với vòng I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Củng cố kỹ năng xếp cạnh. - Củng cố biểu tượng về hình tròn (to - nhỏ) màu vàng, màu xanh, màu đỏ. - Khơi gợi sự hứng thú và trí tưởng tượng ở trẻ. - Tạo ra được sản phẩm riêng của chính mình. II. CHUẨN BỊ - Vòng thể dục màu xanh, đỏ, vàng, to, nhỏ. - Nguyên vật liệu mở: Lá, kim sa, hột, hạt, giấy, hồ, keo hai mặt, dây ni lông, dây vải, III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Bé chơi với vòng Cho bé đọc bài thơ: Bắp cải xanh Đọc hết bài thơ cô tung vòng ra cho trẻ chơi.
- Các con hát bài gì? Sợi rơm vàng dùng để làm gì? (Dệt chổi) Dệt chổi rơm để làm gì? (Quét nhà) Có chổi rơm quét nhà thì nhà cửa của các con mới sạch sẽ được. Giới thiệu bài thơ: Bé tập quét nhà. * Hoạt động 2: Thơ: Tập quét nhà Cô cháu mình cùng đọc bài thơ Tập quét nhà nhé. Cô đọc lần 1: Diễn giải thể hiện nội dung bài thơ. Cô đọc lần 2: Cô kết hợp, dùng tranh ảnh minh hoạ. * Trích dẫn đàm thoại Các con ạ bé tập quét nhà giúp cho mẹ đấy. Và các con nghe cô đọc và nói xem đây bài thơ gì, do ai sưu tầm? Em bé trong bài thơ tập làm gì? Bé quét nhà như thế nào? * Dạy trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc 1 - 2 lần. - Thi đua giữa các nhóm tổ cá nhân. - Cô sửa sai cho trẻ. - Động viên trẻ đọc. - Cả lớp đọc lại lần nữa. * Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm đúng yêu cầu của cô - Cả lớp hát và vận động theo bài Sợi rơm vàng - Giáo dục trẻ chăm chỉ, biết yêu quý và bảo vệ các đồ dùng. Kết thúc CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ YÊU Đề tài: Bà của bé I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. - Đọc thuộc thơ, trả lời một số câu hỏi của bài thơ, cảm nhận được âm điệu của bài. - Trẻ biết yêu quý bà.
- - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia với tiết họ. - Biết giữ gìn cẩn thận, không làm vỡ đồ dùng. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng của cô, cháu: Bát, cốc, ca, li, đĩa. - Tranh có dán sẵn số li và số đĩa, li cắt bằng giấy rời (đủ cho mỗi trẻ). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Sinh nhật búp bê Cô và bé cùng mang hoa đến dự sinh nhật búp bê. Trò chuyện với trẻ xem ở nhà búp bê chuẩn bị những đồ dùng gì cho bữa tiệc sinh nhật: Chén, muỗng, li, bàn ghế, v.v Cùng trẻ đếm số li, đếm số muỗng và chén, so sánh số muỗng và chén có trên bàn. Thêm hoặc bớt số muỗng và chén để có số muỗng và chén bằng nhau. * Hoạt động 2: Bé sắp bàn tiệc Trên hình có một số li và đĩa lót li, mỗi đĩa lót li có một cái li. Có những đĩa chưa có li. Trẻ đếm số đĩa và số li, sau đó tìm các li dán lên trên đĩa sao cho mỗi đĩa đều có một cái li. * Giáo dục trẻ: Các con phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và không được nghịch đồ dùng trong gia đình vì nó rất dễ vỡ * Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm đúng theo yêu cầu của cô Cô nói: Để uống nước, trẻ tìm thẻ có hình li giơ lên Cô nói: Để ăn cơm, trẻ tìm thẻ hình bát ăn cơm. Cô nói: Để quét nhà, trẻ tìm thẻ hình chổi Múa hát: Tổ ấm gia đình. Kết thúc CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ YÊU Đề tài: Bé làm họa sĩ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết dán ngôi nhà theo mẫu của cô. - Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo, thẩm mĩ.
- Đề tài: Cả nhà thương nhau I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả. - Hát đúng lời, đúng nhạc. - Rèn sự nhanh nhạy của trẻ, giúp trẻ cảm thụ âm nhạc tốt. - Giáo dục biết yêu thương những người thân trong gia đình. - Trẻ biết hứng thú nghe cô hát và hát cùng cô. II. CHUẨN BỊ - Đàn, nhạc, đĩa, có bài hát Cả nhà thương nhau, Vì con. - Vòng nhựa. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Cả nhà thương nhau Cô giới thiệu bài: Cả nhà thương nhau. Cô hát lần 1 vui vẻ tự nhiên, thể hiện được tình cảm của bài hát. Giới thiệu nội dung bài hát, bài hát thể hiện tình yêu thương của gia đình khi cả nhà rất yêu thương nhau Cô hát lần 2 Trẻ hát: Cả lớp hát 2 - 3 lần, thi đua giữa các nhóm, cô động viên và sửa sai cho trẻ, hỏi lại trẻ tên bài hát. * Hoạt động 2: Nghe hát bài: Vì con Ba mẹ là người sinh ra các con, luôn yêu thương, chăm sóc, che chở cho con khôn lớn thành người. Cô hát 1 - 2 lần. Cho trẻ nghe băng nhạc. Cô múa cho trẻ xem. Cả lớp hát múa theo cô. * Hoạt động 3: Ai nhanh nhất Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi. Cô cho trẻ chơi 3 - 4 làn. Cô động viên trẻ chơi vui vẻ. Kết thúc
- * Hoạt động 3: Vẽ người thân trong gia đình Trẻ vẽ người thân yêu nhất trong gia đình trẻ. Mở nhạc: Ba ngọn nến lung linh. Kết thúc CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ YÊU Đề bài: Hát về gia đình bé I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ hát đúng lời, đúng nhạc. - Thể hiện niềm vui qua bài hát. - Trẻ hứng thú, tích cực hưởng ứng tiết học. - Trẻ hứng thú nghe cô hát, hưởng ứng hát múa cùng cô. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng của cô, trẻ: Băng nhạc. - Trang phục biểu diễn, dụng cụ âm nhạc, v.v III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Hát về ngôi nhà của bé Bài hát Ngôi nhà của tôi của nhạc sĩ Thu Hiền. Dạy hát - Cô hát lần 1: Vui vẻ, tự nhiên. - Giới thiệu nội dung bài hát. Bài hát nói về niềm vui, tự hào của bạn nhỏ về nhà mình ngôi nhà đó rất gần gũi yêu thương, ngôi nhà đó chính là nhà của tôi. - Cô hát lần 2: Làm điệu bộ. - Nào các con cùng hát về ngôi nhà của mình nhé. Trẻ hát và về chỗ. - Hát lại lần 2: Vui vẻ tự tin. - Thi đua từng tổ, nhóm, cá nhân. Cô động viên và chú ý sửa sai cho trẻ. * Hoạt động 2: Ba ngọn nến lung linh Nghe hát Cô hát cho trẻ nghe bài hát Ba ngọn nến lung linh của nhạc sĩ Ngọc Lễ.
- Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định - giới thiệu - Chơi “Trời nắng - trời mưa” - Chơi cùng cô. 2. Lắng nghe, lắng nghe - Nghe gì? Nghe gì? Câu đố: - Thưa cô, củ cà rốt Cái gì? Màu gì? Thỏ rất thích ăn. - Đưa củ cà rốt ra hỏi: Củ gì đây? - Củ cà rốt Màu gì? - Màu đỏ Dùng để làm gì? - Để ăn - Cô cùng trẻ đọc bài thơ: “Bắp cải xanh” - Lớp mình vừa đọc thơ gì đấy? - Bắp cải xanh - Đưa bắp cải ra và hỏi trẻ: - Đây là cái gì? - Cây bắp cải - Lá bắp cải như thế nào? - Màu xanh - Búp cải non nằm ở đâu? - Ở giữa - Bắp cải dùng để làm gi? - Để làm rau ăn - Các con đã ăn rau bắp cải chưa? - Dạ rồi. - Cô đưa cho tranh cà rốt và bắp cải cho trẻ xem và hỏi: - Đây là rau gì? - Củ cà rốt - Màu gì? - Màu đỏ - Dùng để làm gì? - Để ăn 3. Trò chơi “Trốn cô” rồi cô đặt quả bí lên bàn: - Cô có gì đây? Thế trái bí này dùng để làm gì? 4. Củng cố - Thi kể được nhiều tên loại rau nhất. - Chơi 3 - 4 lần - Chơi trò chơi “Cái gì biến mất?” cho trẻ nhìn kỹ các loại rau trên bàn, cô lần lượt nhấn mạnh để trẻ ghi nhớ các loại rau đó. Cô cho trẻ nhắm mắt
- Nằm ở giữa”. 3. Cô và trẻ cầm những cây rau, vừa đi về lớp học vừa hát bài Đàn vịt con. CHỦ ĐỀ: CÂY LỚN LÊN NHƯ THẾ NÀO? Đề tài: Quả quýt I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết tên gọi một số quả quen thuộc gần gũi. - Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của quả quýt. - Ích lợi của quả quýt II. CHUẨN BỊ - Mỗi trẻ một quả quýt. - Một số quả nhựa. - Máy, băng nhạc. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Quả gì? - Cô cùng trẻ xem phim. Sau đó cô trò chuyện với trẻ về nội dung phim vừa xem. * Hoạt động 2: Quả quýt của bé - Cho trẻ biết đặc điểm bên ngoài của quả quýt. - Khảo sát đặc điểm bên trong qua hoạt động lột vỏ, ăn, nếm, biết mùi vị. - Dạy cho trẻ biết nhả hạt khi ăn quýt. - Quả quýt có dạng hình tròn, có màu xanh hoặc vàng, nó có vị ngọt, hơi chua, có nhiều múi nhỏ, có hạt. - Cho trẻ vệ sinh sau khi hoạt động lột vỏ. - Ngoài quả quýt con còn biết quả gì nữa? * Hoạt động 3: Trò chơi: Hái quả Cô trò chuyện với trẻ về việc hái quả để trưng bày mâm quả. Trò chơi: Chia thành 2 nhóm, bạn trai và bạn gái. - Nhóm bạn trai hái quả quýt màu xanh. - Nhóm bạn gái hái quả quýt màu vàng.