Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ đề nhánh 3: Lớp B3 thân yêu - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Khuyên

1.Kiến thức
- Biết tên lớp, vị trí của lớp, tên cô giáo chủ nhiệm, tên các bạn trong lớp, các góc hoạt động trong lớp, các loại đồ dùng đồ chơi. Biết 1 số quy định của lớp: Mặc áo quần đồng phục vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6. Không mang quà bánh đến lớp, đi học đúng giờ, không nói chuyện trong giờ học...
- Biết được tình cảm bạn bè, chia sẻ vui buồn cùng bạn...
- Nắm được nội dung câu chuyện: Cây táo thần.
- Biết hát + Vận động bài hát: Vui đến trường
- Trẻ biết so sánh nhận xét về sự khác nhau về chiều dài 2 đối tượng.
- Trẻ biết cách so sánh bằng cách chập trùng khít một đầu của vật và so sánh.
- Trẻ biết sử dụng kỹ năng tô màu đã học để tô màu bức tranh cô giáo và các bạn không bị lem ra ngoài khuyến khích trẻ sử dụng các nét cong,nét thẳng để vẻ thêm ông mặt trời và các đám mây.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng tô màu không lem ra ngoài, tư thế ngồi, kỹ năng cầm bút.
- Quan sát, so sánh, phân tích, ghi nhớ có chủ định.
- Luyện kỹ năng hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về trường lớp.
- Chơi các trò chơi vận động, TC dân gian: kéo co, nu na nu nống, chi chi chành chành, lộn cầu vồng, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây...
- Rèn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
3.Thái độ:
- Biết yêu quý kính trọng cô giáo, đoàn kết với bạn, thân thiện hợp tác với các bạn trong lớp biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp, thực hiện một số quy định của lớp. Biết giữ gìn bảo vệ môi trường. Cất gọn gàng đồ chơi sau khi chơi xong, không chạy nhảy la hét...


CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh ảnh, băng hình về lớp học, Tranh tạo hình.
- Tranh minh họa truyện “ Cây táo thần”
- Các nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ làm tranh về lớp học, bạn bè, đồ chơi
2. Đồ dùng của trẻ:
- Đồ dùng học toán
- Đồ chơi ở các góc: + Xây dựng: Các loại khối, lắp ghép
+ Phân vai: Đồ dùng của cô giáo, gia đình, lớp học.
+ Nghệ thuật: Các loại nhạc cô, tranh ảnh, sách báo, nguyên vật liệu thiên nhiên.
+ Khoa học: Các loại tranh ảnh về trường, lớp mầm non.
+ Thư viện: Các loại sách
+ Thiên nhiên: Khăn lau, bình tưới
3. Huy động phụ huynh:
- Hộp nhựa, hột hạt, ni long, chai nhựa, thùng cát tông, len, vải vụn...

docx 17 trang Thiên Hoa 18/03/2024 240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ đề nhánh 3: Lớp B3 thân yêu - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_truong_mam_non_chu_de_nha.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ đề nhánh 3: Lớp B3 thân yêu - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Khuyên

  1. CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: Lớp B3 thân yêu Từ ngày 19/9 đến ngày 23//9/2022 MỤC TIÊU 1.Kiến thức - Biết tên lớp, vị trí của lớp, tên cô giáo chủ nhiệm, tên các bạn trong lớp, các góc hoạt động trong lớp, các loại đồ dùng đồ chơi. Biết 1 số quy định của lớp: Mặc áo quần đồng phục vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6. Không mang quà bánh đến lớp, đi học đúng giờ, không nói chuyện trong giờ học - Biết được tình cảm bạn bè, chia sẻ vui buồn cùng bạn - Nắm được nội dung câu chuyện: Cây táo thần. - Biết hát + Vận động bài hát: Vui đến trường - Trẻ biết so sánh nhận xét về sự khác nhau về chiều dài 2 đối tượng. - Trẻ biết cách so sánh bằng cách chập trùng khít một đầu của vật và so sánh. - Trẻ biết sử dụng kỹ năng tô màu đã học để tô màu bức tranh cô giáo và các bạn không bị lem ra ngoài khuyến khích trẻ sử dụng các nét cong,nét thẳng để vẻ thêm ông mặt trời và các đám mây. 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng tô màu không lem ra ngoài, tư thế ngồi, kỹ năng cầm bút. - Quan sát, so sánh, phân tích, ghi nhớ có chủ định. - Luyện kỹ năng hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về trường lớp. - Chơi các trò chơi vận động, TC dân gian: kéo co, nu na nu nống, chi chi chành chành, lộn cầu vồng, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây - Rèn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. 3.Thái độ: - Biết yêu quý kính trọng cô giáo, đoàn kết với bạn, thân thiện hợp tác với các bạn trong lớp biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp, thực hiện một số quy định của lớp. Biết giữ gìn bảo vệ môi trường. Cất gọn gàng đồ chơi sau khi chơi xong, không chạy nhảy la hét
  2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Thứ 2 3 4 5 6 ND Trò - Trò chuyện với trẻ: + Tên gọi của lớp , tên cô giáo, các bạn, hoạt động hàng ngày của chuyện trẻ ở lớp, các góc hoạt động, đồ dùng đồ chơi trong lớp, thái độ tình cảm của bé đối với cô giáo bạn bè, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học và bảo vệ đồ dùng đồ chơi - Phân công trực nhật: Vệ sinh, bưng bàn ghế * HĐ1: Luyện các kiểu đi chạy * HĐ2: BTPTC Tập theo bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” Thể dục + Hô hấp: Thổi nơ bay sáng + Tay: Hai tay đưa ngang lên cao (2Lx4N) + Chân: Ngồi khuỵu gối (2Lx4N) + Bụng: Quay người sang 2 bên(2Lx4N) + Bật : Bật tách chân khép chân (2Lx4N) - Lớp B3 thân So sánh - Chuyện: Hát + VĐ: - Tô màu cô yêu. chiều dài 2 Cây táo Vui đến trường giáo và các đối tượng thần - Nghe hát: Ngày bạn HĐH đầu tiên đi học - TCÂN: Thi ai nhanh HĐNT - QS vườn - QS lớp nhà - QS phòng - QS một số đồ Dạo chơi hoa của trẻ y tế chơi ngoài trời trường - TC: Chi chi - TC: Bịt - TC: Kéo co - TC: Nu na chành mắt bắt dê Lộn cầu vồng nu nống Mèo đuổi Nu na Bịt mắt bắt dê chuột nu nống - XD: Xây lớp học, lắp ghép đồ chơi - PV: Lớp học, cửa hàng, gia đình - NT: Hát, nghe hát, nghe nhạc, chơi nhạc cô, nghe âm thanh có nội dung về trường lớp HĐG +Tô màu, vé, năn, xé dán, sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để làm tranh về lớp, bạn bè và các đồ chơi. - KH: Thảo luận về lớp học, so sánh nhiều hơn, ít hơn và bằng nhau - TV: Xem sách tranh, làm sách về lớp học - TN: Tưới cây, lau lá cây - HDKN so sánh - LQ C: - Ôn - SD vở tạo - Ca múa hát tập nhiều hơn, ít Cây táo chuyện: hình thể hơn và bằng thần. Cây táo - Giáo dục kỹ - Nêu gương HĐC nhau. - Sử dụng thần năng phòng cuối tuần - Rèn kỹ năng vở toán - LQTC chống Covid rửa tay. TCDG 19
  3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 2 ngày 19 tháng 09 năm 2022 I. HOẠT ĐỘNG HỌC : Lớp học B3 của bé 1. Mục đích yêu cầu - Trẻ có những hiểu biết về lớp học , các hoạt động ở lớp - Kỹ năng quan sát, nói mạch lạc, chơi trò chơi - Giáo dục trẻ yêu quý cô giáo, bạn bè, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi và sắp xếp gọn gàng khi chơi xong. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Tranh, băng hình về lớp học, các hoạt động của lớp. - Một số đồ dùng đồ chơi. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Cho trẻ hát “ Lớp chúng mình” - Trò chuyện về lớp học của bé Hoạt động 2: Lớp B3 của bé. - Cho trẻ ngồi thành 3 nhóm cùng xếp tranh và thảo luận về các bức tranh. - Sau đó cô hỏi trẻ các bức tranh đó có nội dung gì? Ai có nhận xét về lớp học (cô gợi ý) Lớp mình có tên gọi là gì? lớp học ở tầng mấy? Tên cô giáo ? Trong lớp có bao nhiêu bạn ? Trong lớp có những góc hoạt động nào? Hàng ngày ở lớp cô giáo làm những công việc gì? Các cháu được tham gia những hoạt động nào? Cho trẻ nhắc lại một số nội quy của lớp. ( Cho trẻ xem máy các hoạt động: giờ đón, giờ học, HĐNT, HĐG, vệ sinh, giờ ăn, ngủ ) Cháu có nhận xét gì về đồ dùng đồ chơi ở các góc? Khi chơi các cháu phải như thế nào? ( Cho 1-2 trẻ cùng xếp đồ chơi ở giá) Trong lớp có nhiều bạn khi chơi thì phải như thế nào? khi thấy bạn buồn con phải làm gì? - Cho trẻ đọc thơ “ Giúp bạn” - Giáo dục trẻ yêu quý giữ gìn vệ sinh trường lớp, kính trọng cô giáo, chơi đoàn kết với bạn. Hoạt động 3: + Trò chơi 1: Kết bạn - Cô yêu cầu kết mấy bạn 1 nhóm thì trẻ đứng theo yêu cầu của cô + Trò chơi 2: Bé xếp đồ chơi - Cho trẻ chia thành 2 đội cùng xếp đồ chơi. Từng đội giới thiệu về kết quả của đội mình. Cô nhận xét giờ hoạt động II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - QS vườn hoa của trường - TC: Bịt mắt bắt dê
  4. Hoạt động 3: Cô nhận xét. Rèn kỹ năng rửa tay Hoạt động 1: Hướng dẫn trẻ kỹ năng rửa tay - Cho trẻ quan sát, nhắc lại lại cách rửa tay. - Cô khái quát lại và hướng dẫn trẻ. - Bước 1: Làm ướt tay bôi xà bông. - Bước 2: Cuộn từng ngón tay - Bước 3: Rửa sạch cổ tay, mu bàn tay. - Bước 4: Rửa kẽ ngón tay. - Bước 5: Rửa sạch đầu ngón tay. - Bước 6: Rửa lại dưới vòi nước cho hết xà phòng, lấy khăn lau khô. Hoạt động 2: Cho trẻ thực hiện. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ, nhắc trẻ không làm vung vãi nước. - Trong quá trình trẻ thực hiện cô giáo dục và nhắc nhở trẻ trước và sau khi ăn xong phải rửa tay, sau khi đi vệ sinh, giáo dục cho trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thứ 3 ngày 20 tháng 9 năm 2022 I. HOẠT ĐỘNG HỌC: So sánh chiều dài 2 đối tượng 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết so sánh nhận xét về sự khác nhau về chiều dài 2 đối tượng. - Nhận biết sự khác nhau về kích thước: dài hơn - ngắn hơn .Biết so sánh số lượng và dùng các từ '' dài hơn'', ''ngắn hơn'' - Trẻ biết so sánh nhận ra vật có chiều dài khác nhau. - Trẻ biết cách so sánh bằng cách chập trùng khít một đầu của vật và so sánh. - Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, trẻ tích cực hoạt động dưới sự hướng dẫn của cô. 2. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ có rổ đồ chơi đựng 2 băng giấy. - Một số đồ dùng để xung quanh lớp cho trẻ so sánh. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Ôn nhận biết sự giống nhau và khác nhau về chiều dài 2 đối tượng. Cô đưa ra 2 băng giấy bằng nhau đặt chồng lên nhau cho trẻ nhận xét hai băng giấy đó như thế nào? Cô đưa 2 băng giấy dài, ngắn khác nhau cho trẻ tự nhận xét. Hoạt động 2: Dạy trẻ so sánh chiều dài 2 đối tượng Cho trẻ lấy rổ đồ chơi có các băng giấy. Cô yêu cầu trẻ đưa 2 băng giấy màu đỏ, màu xanh ra, hướng dẫn trẻ để so sánh chiều dài 2 băng giấy phải đặt trùng khít 1 đầu.
  5. III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Làm quen chuyện “ Cây táo thần” - HD sử dụng vở LQVT qua hình vẽ. 1. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết tên câu chuyện, các nhân vật, nắm được nội dung câu chuyện. - Trẻ biết thực hiện vào vở LQVT qua hình vẽ. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Powerpoint minh hoạ câu chuyện: Cây táo thần. - Vở LQVT qua hình vẽ. 3. Tiến hành : Làm quen chuyện “Cây táo thần” Hoạt động 1: Giới thiệu tên câu chuyện - Kể cho trẻ nghe, giới thiệu nội dung câu chuyện - Đàm thoại: nhân vật, tình tiết trong câu chuyện. Hoạt động 2: Tập cho trẻ thể hiện giọng điệu nhân vật. Hoạt động 3: Cho trẻ kể lại nội dung câu chuyện. HD sử dụng vở LQVT qua hình vẽ. Hoạt động 1: Tập trung trẻ. Hoạt động 2: Giới thiệu vở LQVT qua hình vẽ. Hướng dẫn trẻ mở vở đến trang số 2. Cô gợi ý: gọi tên và đếm số lượng các đồ vật, con vật trong mỗi nhóm. Tô màu chữ số 1, 2. Nối nhóm các đồ vật, đồ chơi ở hàng trên có số lượng phù hợp với chữ số 1. Nối nhóm các đồ vật, con vật ở hàng dưới có số lượng phù hợp với chữ số 2. Hoạt động 3: Cho trẻ thực hiện, kiểm tra kết quả. Thứ 4 ngày 21 tháng 09 năm 2022 I. HOẠT ĐỘNG HỌC: Chuyện “ Cây táo thần” 1. Mục đích yêu cầu: -Trẻ nhớ tên cây chuyện, tên nhân vật, nắm được nội dung của câu chuyện: Cậu bé hống hách đuổi các bạn đi, cây táo thần đã giúp cậu bé hiểu ra và cậu bé đã đi tìm các bạn và xin lỗi - Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, kể chuyện diễn cảm. -Giáo dục trẻ biết nhường nhịn bạn, chia sẻ với bạn, không tham lam, ích kỷ. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Powerpoint minh họa nội dung câu chuyện. - 2 bộ tranh chơi trò chơi: Thi xem đội nào nhanh. 3. Tiến hành Hoạt động 1: Giới thiệu câu chuyện - kể chuyện cho trẻ nghe. - Kể chuyện cho trẻ nghe: + Lần 1: Kể diễn cảm + Lần 2: Kể kết hợp hình ảnh ở máy tính
  6. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi 2-3 lần/ 1 TC Hoạt động 3: - Cho trẻ chơi với ô tô, vẽ, nhảy dây, ô ăn quan, xếp hột hạt - Cô bao quát lớp và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau III.HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - LQTCDG: Tập tầm vông. - Ôn chuyện: Cây táo thần. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thuộc câu chuyện, thể hiện giọng điệu của các nhân vật trong câu chuyện: Cây táo thần. - Trẻ biết thực hiện ở vở toán theo hướng dẫn của cô 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng: hột, hạt, - Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện. 3. Tiến hành: LQTCDG: Tập tầm vông. Hoạt động 1: Cô hướng dẫn cách chơi: Người chơi phải thuộc bài đồng dao nhại theo âm trống tầm vông tức là trống cơm. - Cho trẻ ngồi (hoặc đứng) thành từng cặp đối mặt nhau. Trong mỗi đôi (trẻ A và trẻ B), cô chỉ định trẻ A giấu một vật trong lòng bàn tay và nắm chặt lại. Trẻ có thể cho 2 tay ra sau lưng và giấu vào tay vật nào tùy thích. Cả hai cùng đọc lời bài đồng dao: Tập tầm vông Tay không, tay có. Tập tầm vó Tay có, tay không. - Khi trẻ đọc đến từ “không” cuối cùng thì dừng lại. Trẻ A đưa hai tay nắm chặt ra trước mặt để trẻ B nhìn và đoán tay nào có vật giấu. Trẻ A xòe tay trẻ B chỉ ra, nếu đúng trẻ A thua cuộc và trẻ A phải nhường vật giấu cho trẻ B và trò chơi lại tiếp tôc từ đầu. Trẻ nào thua nhiều thì phải chạy quanh trẻ thắng 3- 4 vũng. Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét và tuyên dương trẻ. Ôn chuyện “ Cây táo thần” Hoạt động 1: Cô kể một đoạn trong câu chuyện, hỏi trẻ tên câu chuyện. Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ kể lại câu chuyện dưới nhiều hình thức. Hoạt động 3: Cho trẻ chơi “ đóng kịch” Thứ 5 ngày 22 tháng 09 năm 2022 I. HOẠT ĐỘNG HỌC: Hát + VĐ: Vui đến trường Nghe: Ngày đầu tiên đi học TC: Tai ai tinh. 1.Mục đích yêu cầu: