Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Thực vật xung quanh bé - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Khuyên
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, ích lợi, đặc điểm cấu tạo của các loại cây quen thuộc, gần gũi với trẻ. Trẻ biết quá trình phát triển của cây và những điều kiện cần thiết để cây có thể sống và phát triển.
- Trẻ biết xé dán cây xanh.
- Biết so sánh thêm bớt trong phạm vi 5
- Hiểu nội dung bài thơ: Hoa kết trái
- Biết hát thuộc bài hát + vỗ tiết tấu nhanh đệm theo bài hát: Em yêu cây xanh.
- Biết vẽ cây xanh
2. Kỹ năng:
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn kỹ năng tách, gộp, so sánh.
- Kỹ năng đọc thơ, hát diễn cảm về cây xanh.
- Tham gia các trò chơi: Đóng vai người bán hàng, chú xây dựng, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Kéo co, rồng rắn lên mây, ô ăn quan.
- Rèn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Rèn một số kỹ năng lao động đơn giản: Dọn đồ dùng đồ chơi, bưng bàn ghế.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật khi tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây.
- Phê phán không đồng tình với các hành vi phá hoại cây xanh.
CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô:
- Sưu tầm tranh ảnh về các loại cây xanh.
- Băng có các bài hát: Em yêu cây xanh, lý cây xanh.
- Tranh mẫu tạo hình: Vẽ cây xanh
- Tranh thơ: Hoa kết trái
- Tranh chơi trò chơi với toán.
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ có 5 bông hoa, thẻ số từ 1-5.
- Lô tô về các loại cây xanh.
- Đồ chơi ở góc phân vai: Các loại cây xanh, hoa quả.
- Đồ chơi ở góc xây dựng: Hoa, cây xanh, gạch, đồ chơi lắp ghép...
- Đồ chơi ở góc học tập, thư viện: Các thẻ số, thẻ chữ cái, hột hạt, họa báo, tranh ảnh về chủ đề.
- Đồ chơi ở góc NT: Giấy màu, hồ dán, màu sáp, màu nước, nhạc cụ, cát màu.
* Huy động phụ huynh:
- Phụ huynh hỗ trợ sách báo cũ, các vỏ chai nhựa.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, ích lợi, đặc điểm cấu tạo của các loại cây quen thuộc, gần gũi với trẻ. Trẻ biết quá trình phát triển của cây và những điều kiện cần thiết để cây có thể sống và phát triển.
- Trẻ biết xé dán cây xanh.
- Biết so sánh thêm bớt trong phạm vi 5
- Hiểu nội dung bài thơ: Hoa kết trái
- Biết hát thuộc bài hát + vỗ tiết tấu nhanh đệm theo bài hát: Em yêu cây xanh.
- Biết vẽ cây xanh
2. Kỹ năng:
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn kỹ năng tách, gộp, so sánh.
- Kỹ năng đọc thơ, hát diễn cảm về cây xanh.
- Tham gia các trò chơi: Đóng vai người bán hàng, chú xây dựng, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Kéo co, rồng rắn lên mây, ô ăn quan.
- Rèn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Rèn một số kỹ năng lao động đơn giản: Dọn đồ dùng đồ chơi, bưng bàn ghế.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật khi tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây.
- Phê phán không đồng tình với các hành vi phá hoại cây xanh.
CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô:
- Sưu tầm tranh ảnh về các loại cây xanh.
- Băng có các bài hát: Em yêu cây xanh, lý cây xanh.
- Tranh mẫu tạo hình: Vẽ cây xanh
- Tranh thơ: Hoa kết trái
- Tranh chơi trò chơi với toán.
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ có 5 bông hoa, thẻ số từ 1-5.
- Lô tô về các loại cây xanh.
- Đồ chơi ở góc phân vai: Các loại cây xanh, hoa quả.
- Đồ chơi ở góc xây dựng: Hoa, cây xanh, gạch, đồ chơi lắp ghép...
- Đồ chơi ở góc học tập, thư viện: Các thẻ số, thẻ chữ cái, hột hạt, họa báo, tranh ảnh về chủ đề.
- Đồ chơi ở góc NT: Giấy màu, hồ dán, màu sáp, màu nước, nhạc cụ, cát màu.
* Huy động phụ huynh:
- Phụ huynh hỗ trợ sách báo cũ, các vỏ chai nhựa.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Thực vật xung quanh bé - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_thuc_vat_xung_quanh_be_na.docx
Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Thực vật xung quanh bé - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Khuyên
- MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất: * Vận động: - Rèn các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua hoạt động tạo hình: Vẽ vườn cây của bé, nặn các loại quả, vẽ vườn hoa, cắt dán một số loại rau, hoa, quả - Rèn luyện sự nhịp nhàng của các giác quan thông qua các vận động: Chuyền bóng qua đầu, qua chân. * Vệ sinh: - Biết 1 số thực phẩm, món ăn có nguồn gốc từ thực vật và ích lợi đối với sức khoẻ. - Có 1 số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống. * An toàn: - Không trú mưa dưới gốc cây, không chơi những đồ vật sắc nhọn. 2. Phát triển nhận thức: - Biết cây xanh là cơ thể sống cần những điều kiện như đất, nước, ánh sáng, không khí. Trẻ biết ích lợi của cây xanh đối với đời sống con người, con vật. - Trẻ nhận biết phân biệt và gọi tên các loại rau, hoa, quả theo đặc điểm chung. - Chia nhóm có 5 đối tượng thành 2 phần. -Ý nghĩa của chữ số trong cuộc sống -Chắp ghép các hình học để tạo các hình mới theo yêu cầu, theo ý thích 3. Phát triển ngôn ngữ: - Biết sử dụng từ ngữ để mô tả một vài đặc điểm nổi bật, ích lợi của một số cây (Rau, hoa, quả) quen thuộc gần gủi với trẻ. - Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp. - Rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ thông qua đọc thơ: hoa kết trái. Kể chuyện: Sự tích cây khoai lang, Sự tích hoa màu gà - Trả lời được các câu hỏi về nguyên nhân tại sao, vì sao, có gì giống và khác nhau. 4. Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội: - Trẻ thích chăm sóc và bảo vệ cây cối. Biết quý trọng người trồng trọt. - Biết cây xanh làm đẹp môi trường và có ích cho cuộc sống con người. - Nhận xét được một số hành vi đúng, sai của con người đối với môi trường. 5. Phát triển thẩm mỹ: - Thể hiện tình cảm của mình khi hát + VĐ bài hát: Em yêu cây xanh. Hát - vttc: Màu hoa. - Biết xé dán, vẽ, nặn: Vẽ cây xanh, vẽ vườn hoa. Nặn các loại rau củ quả. Làm an bum ảnh về thế giới thực vật.
- MẠNG NỘI DUNG Em yêu cây xanh Một số loại hoa, quả - Tên gọi. - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo - Đặc điểm: Cây cao, cây thấp, cây của 1 số loại hoa, quả, màu sắc, mùi thân cứng, cây thân mềm. vị. - Cấu tạo: Rễ thân cành lá hoa quả - Lợi ích của các loại hoa, quả đối hạt. với cơ thể con người. - Nơi sống: Cây sống dưới nước, cây - Các món ăn được chế biến từ sống trên cạn. quả. - Điều kiện sống của cây - Cách chăm sóc các loại hoa, quả - Ích lợi của cây xanh và tác hại của - An toàn khi SD một số loại quả. việc phá hủy cây xanh - Biết chăm sóc và bảo vệ cây THỰC VẬT XUNG QUANH BÉ Một số loại rau Một số loại quả - Tên gọi của một số loại rau. Đặc - Tên gọi và một số điểm đặc trưng điểm, cấu tạo của một số loại rau. của một số quả quen thuộc. - Các món ăn được chế biến từ rau. - Biết phân loại quả theo đặc điểm - Ích lợi của rau đối với con người. riêng - Cách sử dụng và bảo quản. - Cách sử dụng và bảo quản. - Ích lợi của quả đối với con người: Làm da dẻ hồng hào, mau lớn, trẻ em nên ăn nhiều trái cây
- PHÒNG GD & ĐT VĨNH LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN HOA PHƯỢNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT XUNG QUANH BÉ 4 tuần Từ ngày 06/02 đến ngày 03/03/2023 TUẦN 25 TUẦN 26 TUẦN 27 TUẦN 28 CÁC (Từ ngày 06/02- (Từ ngày 13/02- (Từ ngày 20/02- (Từ ngày 27/02- HĐ 10/02) 17/02) 24/02) 03/03) Em yêu cây Hoa, quả quanh Các loại quả. Các loại rau. xanh. bé Hát - VĐ: Em Hát - VTTC: Màu Hát - VTTC: Chuyền bóng yêu cây xanh. hoa Quả gì qua đầu, qua NH: Hoa thơm NH: Lý cây bông. NH: Vườn cây chân bướm lượn. TC: Hát theo hình của ba. TC: Hát theo hình vẽ. TC: Tai ai tinh vẽ. HĐH Cây xanh và môi Một số loại hoa Một số loại quả Một số loại rau trường sống. quanh bé So sánh thêm bớt Chia nhóm có 5 Đếm trên đối Phân biệt hình trong phạm vi 5 đối tượng thành tượng trong phạm vuông, hình chữ 2 phần. vi 10 và đếm theo nhật khả năng Thơ: Hoa kết trái Chuyện: Sự tích Thơ: Ăn quả Truyện: Củ cải hoa mào gà trắng Vẽ cây xanh Vẽ vườn hoa Xé dán quả Nặn các loại rau củ quả
- * Huy động phụ huynh: - Phụ huynh hỗ trợ sách báo cũ, các vỏ chai nhựa.
- - Giải câu đố về các loại cây. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 2 ngày 06 tháng 02 năm 2023 HOẠT ĐỘNG HỌC: Hát + VĐ: "Em yêu cây xanh" 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát: "em yêu cây xanh" - Hát + VĐ nhịp nhàng theo bài hát. Rèn luyện sự nhanh nhạy cho trẻ khi chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. 2. Chuẩn bị: - Đàn có BH "Em yêu cây xanh, hoa thơm bướm lượn" các hình ảnh để chơi trò chơi như: Cây xanh, hoa, quả. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Hát + VĐ "Em yêu cây xanh" - Cô mở đàn cho trẻ hát "Em yêu cây xanh"cả lớp, tổ, cá nhân.( Sửa sai cho trẻ) - Cô giới thiệu vận động "Em yêu cây xanh" - Cô làm mẫu 1 lần toàn phần. + Động tác 1: Em rất thích cây xanh: Hai tay đan chéo trước ngực vào chữ thích sau đó uốn cong 2 tay trên đầu vào từ cây xanh. + Động tác 2: Cho con chim trên cành: 2 tay khum trước miệng làm chim hót cho đến hết câu. + Động tác 3: Sân chơi muôn hoa đẹp xinh: 2 tay nắm hờ đá lăng chân qua trái, phải theo lời bài hát đến hết câu. + Động tác 4: Cô giáo trên cành: 2 tay vuốt từ dưới lên trên và nhún chân vào từ dạy sau đó rút tay về nhún vào từ xanh thực hiện 2 lần. + Động tác 5: Vui mừng vui của em: 2 tay đưa cao trên đầu vẫy tay qua trái, qua phải theo lời bài hát. - Cho trẻ thực hiện cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.(Chú ý sửa sai cho trẻ) Hoạt động 2: Nghe hát "Hoa thơm bướm lượn" Dân ca bắc bộ. - Cô giới thiệu tên bài hát, làn điệu dân ca. - Cô hát diễn cảm cho trẻ nghe lần 1. - Trò chuyện với trẻ về giai điệu, nội dung của bài hát. - Lần 2 mở nhạc. Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: Hát theo hình vẽ. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. ( Bắt xăm hình ảnh gì thì hát bài hát có nội dung liên quan) - Cho trẻ chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Quan sát bầu trời. -TCVĐ: Kéo co; Chi chi chành chành.
- cành lá tiếng ve, sắc hoa đỏ rực gọi hè đến mau. Thân nhẵn lá tựa cờ xanh, có buồng quả chín ngọt lành thơm ngon. Cây gì xòe tán lá tròn, mùa hè rợp bóng sân trường ) - Trẻ trả lời theo yêu cầu của cô. Thứ 3 ngày 07 tháng 02 năm 2023 HOẠT ĐỘNG HỌC: Cây xanh và môi trường sống. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được sự phong phú của cây xanh. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lớn lên của cây xanh, ích lợi của cây xanh. - Kỹ năng quan sát , nói mạch lạc, chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. Ý thức học tập. 2. Chuẩn bị: - Cây để chơi trò chơi. PP về sự phát triển của cây. Đàn có bài hát ”Em yêu cây xanh” 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Cho trẻ hát "Em yêu cây xanh". - Cho trẻ kể về một số cây xanh mà trẻ biết - Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ cây. Hoạt động 2: Khám phá về cây và môi trường sống của cây xanh. - Cho trẻ ngồi theo 3 nhóm và cùng xem tranh. + Nhóm 1: Quan sát tranh về cây bàng ra hoa. + Nhóm 1: Quan sát tranh về về cây bàng ra quả. + Nhóm 1: Quan sát tranh về về cây bàng rụng lá. - Cô đọc câu đố: Cây gì xòe tán lá tròn, mùa hè rợp bóng sân trường em chơi. - Cho trẻ quan sát cây bàng nêu nhận xét về đặc điểm cấu tạo, ích lợi của cây bàng (Cây bàng có rễ, thân to tròn, cứng có vỏ sần sùi, có nhiều cành, lá to tròn có màu xanh, hoa nở màu trắng, quả bẹp, màu xanh. Là cây cho bóng mát.) - Muốn cho cây được xanh tốt chúng ta phải làm gì? Chăm sóc và bảo vệ cây. - Cho trẻ hát múa cuốc đất trồng cây. - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây bàng (Nhờ sự chăm sóc của con người, nhờ các yếu tố đất, nước, không khí, ánh sáng) - Nếu không có đất, nước, K. khí, ánh sáng thì cây có thể lớn lên được không?Vì sao? - Lợi ích của cây xanh đối với môi trường sống? (Cây cho gỗ, bóng mát, cho quả, cho thực phẩm, cho thuốc, cây còn làm cho môi trường xanh sạch đẹp) - Ngoài ra trong sân trường còn có cây gì cho bóng mát? ( Cây bằng lăng) Hoạt động 3: Luyện tập - Thi xem đội nào trồng được nhiều cây. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát cây si TC: Rồng rắn lên mây, gieo hạt. 1. Mục đích yêu cầu: - Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về các loại cây cảnh ở trong vườn trường.
- - Cho trẻ thực hiện. Cô quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ. Thứ 4 ngày 08 tháng 02 năm 2020 HOẠT ĐỘNG HỌC: So sánh thêm bớt trong phạm vi 5 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết so sánh thêm bớt trong phạm vi 5 - Rèn kỹ năng đếm, so sánh - Giáo dục trẻ ý thức học tập. 2.Chuẩn bị: - Đồ dùng phương tiện: Mỗi trẻ có 5 bông hoa, 5 chiếc lá thẻ số từ 1-5. - Tranh trò chơi. Bài hát “Em gieo mầm xanh”; Bài thơ : Hoa kết trái. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Ôn đếm trong phạm vi 5 - Cho trẻ hát bài: “Em gieo mầm xanh” - “Nhờ công chăm bón của chúng ta cây đã tách vỏ nảy mầm”, Cô và trẻ mô phỏng hạt nảy mầm có mầm 5. - Cây ra hoa. Cô cho trẻ đếm xem cây ra được bao nhiêu hoa và cho trẻ ra hoa thêm cho đủ số lượng là 5. - Cây ra quả cho trẻ đếm tất cả có 5 quả. Hoạt động 2: So sánh, thêm bớt trong phạm vi 5 - Cho trẻ đọc thơ hoa kết trái đi lấy đồ dùng về chỗ ngồi. - Cho trẻ xếp hết số hoa và gắn thẻ số tương ứng - Cho trẻ xếp 4 chiếc lá và gắn thẻ số tương ứng - So sánh xem nhóm nào nhiều hơn, nhiều hơn bao nhiêu - So sánh nhóm nào ít hơn, ít hơn bao nhiêu - Để 2 nhóm bằng nhau thì làm thế nào? Có bao nhiêu cách? - Cho trẻ thêm bớt theo yêu cầu của cô - Đếm cất số quả, cất số và đồ dùng. Hoạt động 3: Luyện tập - Trò chơi: Đội nào nhanh hơn . + Cho trẻ chia làm 2 đội, 1 bạn lên thêm, bớt các loại hoa quả có số lượng 5 trên bảng thành số lượng theo ý thích, bạn thứ 2 lên gắn thẻ số sao cho tương ứng với số hoa, lá quả. - Hoạt động nhóm. - Nhóm 1: Sử dụng vở tập tô. - Nhóm 2: Gắn cây, hoa, quả so sánh thêm bớt trong phạm vi 5 - Kiểm tra kết quả 2 nhóm - Kết thúc cho trẻ thu dọn đồ dùng.
- - Trò chơi hát theo hình vẽ. - Cô hướng dẫn cách chơi. "1 bạn lên bắt xăm trúng quả có hình ảnh gì thì hát bài hát có nội dung liên quan đến hình ảnh đó ” Hoạt động 2: Cho trẻ chơi - Cho trẻ chơi 3-4 lần cô quan sát hướng dẫn thêm cho trẻ. Thứ 5 ngày 09 tháng 02 năm 2023 HOẠT ĐỘNG HỌC: Thơ: Hoa kết trái. 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ cảm nhận được vẽ đẹp của thiên nhiên qua một số loại hoa. - Rèn luyện cho trẻ cách diễn đạt mạch lạc, trả lời trọn câu và đọc thơ diễn cảm. - Giáo dục trẻ yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng phương tiện: PP minh họa nội dung bài thơ: Hoa kết trái. Đàn có bài hát "Màu hoa”. 3 bộ tranh chơi trò chơi 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Giới thiệu bài thơ: Hoa kết trái. ST: Thu Hà. - Cho trẻ hát: "Màu hoa” - Trò chuyện về các loại hoa. Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả: Hoa kết trái. ST: Thu Hà. - Cô đọc diễn cảm lần 1. - Lần 2: kết hợp tranh minh họa. - Hỏi lại trẻ tên bài thơ, tác giả. - Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ. + Trong bài thơ có những loại hoa nào có màu gì? Thể hiện qua câu thơ nào? + Vì sao các bạn nhỏ đừng hái hoa tươi? + Cô giải thích từ hoa kết trái: Cây lớn lên thì ra hoa, hoa nở rồi kết thành quả. Hoa kết trái là hoa kết thành quả. - Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây. Hoạt động 2: - Cho trẻ đọc thơ. - Cho cả lớp đọc thơ cùng cô, sau đó cho nhóm, tổ, cá nhân đọc thơ. - Trong quá trình trẻ đọc thơ cô chú ý sửa sai cho trẻ. Hoạt động 3: Chơi theo nhóm. - Ngồi thành 3 nhóm xếp tranh theo nội dung bài thơ sau đó cử đại diện của mỗi nhón lên đọc lại bài thơ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát cây na. TC: Cáo và thỏ, gieo hạt. 1. Mục đích yêu cầu: - Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về các loại cây ăn quả ở trong vườn trường. - Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật xung quanh. Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây.