Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Thực vật xung quanh bé - Chủ đề nhánh 3: Các loại quả - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Khuyên
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, ích lợi, đặc điểm cấu tạo của các loại quả quen thuộc, gần gũi với trẻ. Trẻ biết quá trình phát triển để tạo thành quả và những điều kiện cần thiết để quả có thể phát triển.
- Trẻ biết xé dán quả.
- Biết đếm trên đối tượng có phạm vi 10 và đếm theo khả năng
- Hiểu nội dung bài thơ: Ăn quả
- Biết hát thuộc bài hát + vỗ tiết tấu nhanh đệm theo bài hát: Quả gì.
2. Kỹ năng:
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn kỹ năng đếm
- Kỹ năng đọc thơ, hát diễn cảm về quả.
- Tham gia các trò chơi: Đóng vai người bán hàng, chú xây dựng, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Kéo co, rồng rắn lên mây, ô ăn quan.
- Rèn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Rèn một số kỹ năng lao động đơn giản: Dọn đồ dùng đồ chơi, bưng bàn ghế.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật khi tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây.
- Phê phán không đồng tình với các hành vi phá hoại cây xanh.
CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô:
- Sưu tầm tranh ảnh về các loại quả.
- Băng cat sét có các bài hát: Quả gì, vườn cây của ba.
- Tranh mẫu tạo hình: Xé dán quả
- Tranh thơ: Ăn quả
- Tranh chơi trò chơi với toán.
* Đồ dùng của trẻ:
- Đồ chơi ở góc phân vai: Các loại cây xanh, hoa quả.
- Đồ chơi ở góc xây dựng: Hoa, cây xanh, gạch, đồ chơi lắp ghép...
- Đồ chơi ở góc học tập, thư viện: Các thẻ số, thẻ chữ cái, hột hạt, họa báo, tranh ảnh về chủ đề.
- Đồ chơi ở góc NT: Giấy màu, hồ dán, màu sáp, màu nước, nhạc cụ, cát màu.
* Huy động phụ huynh:
- Phụ huynh hỗ trợ sách báo cũ, các vỏ chai nhựa.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, ích lợi, đặc điểm cấu tạo của các loại quả quen thuộc, gần gũi với trẻ. Trẻ biết quá trình phát triển để tạo thành quả và những điều kiện cần thiết để quả có thể phát triển.
- Trẻ biết xé dán quả.
- Biết đếm trên đối tượng có phạm vi 10 và đếm theo khả năng
- Hiểu nội dung bài thơ: Ăn quả
- Biết hát thuộc bài hát + vỗ tiết tấu nhanh đệm theo bài hát: Quả gì.
2. Kỹ năng:
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn kỹ năng đếm
- Kỹ năng đọc thơ, hát diễn cảm về quả.
- Tham gia các trò chơi: Đóng vai người bán hàng, chú xây dựng, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Kéo co, rồng rắn lên mây, ô ăn quan.
- Rèn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Rèn một số kỹ năng lao động đơn giản: Dọn đồ dùng đồ chơi, bưng bàn ghế.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật khi tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây.
- Phê phán không đồng tình với các hành vi phá hoại cây xanh.
CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô:
- Sưu tầm tranh ảnh về các loại quả.
- Băng cat sét có các bài hát: Quả gì, vườn cây của ba.
- Tranh mẫu tạo hình: Xé dán quả
- Tranh thơ: Ăn quả
- Tranh chơi trò chơi với toán.
* Đồ dùng của trẻ:
- Đồ chơi ở góc phân vai: Các loại cây xanh, hoa quả.
- Đồ chơi ở góc xây dựng: Hoa, cây xanh, gạch, đồ chơi lắp ghép...
- Đồ chơi ở góc học tập, thư viện: Các thẻ số, thẻ chữ cái, hột hạt, họa báo, tranh ảnh về chủ đề.
- Đồ chơi ở góc NT: Giấy màu, hồ dán, màu sáp, màu nước, nhạc cụ, cát màu.
* Huy động phụ huynh:
- Phụ huynh hỗ trợ sách báo cũ, các vỏ chai nhựa.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Thực vật xung quanh bé - Chủ đề nhánh 3: Các loại quả - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_thuc_vat_xung_quanh_be_ch.docx
Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Thực vật xung quanh bé - Chủ đề nhánh 3: Các loại quả - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Khuyên
- Tuần: 24 CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: CÁC LOẠI QUẢ Từ ngày 20/02 đến 24/02/2023 MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, ích lợi, đặc điểm cấu tạo của các loại quả quen thuộc, gần gũi với trẻ. Trẻ biết quá trình phát triển để tạo thành quả và những điều kiện cần thiết để quả có thể phát triển. - Trẻ biết xé dán quả. - Biết đếm trên đối tượng có phạm vi 10 và đếm theo khả năng - Hiểu nội dung bài thơ: Ăn quả - Biết hát thuộc bài hát + vỗ tiết tấu nhanh đệm theo bài hát: Quả gì. 2. Kỹ năng: - Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Rèn kỹ năng đếm - Kỹ năng đọc thơ, hát diễn cảm về quả. - Tham gia các trò chơi: Đóng vai người bán hàng, chú xây dựng, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Kéo co, rồng rắn lên mây, ô ăn quan. - Rèn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Rèn một số kỹ năng lao động đơn giản: Dọn đồ dùng đồ chơi, bưng bàn ghế. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật khi tham gia các hoạt động. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây. - Phê phán không đồng tình với các hành vi phá hoại cây xanh. CHUẨN BỊ * Đồ dùng của cô: - Sưu tầm tranh ảnh về các loại quả. - Băng cat sét có các bài hát: Quả gì, vườn cây của ba. - Tranh mẫu tạo hình: Xé dán quả - Tranh thơ: Ăn quả - Tranh chơi trò chơi với toán. * Đồ dùng của trẻ: - Đồ chơi ở góc phân vai: Các loại cây xanh, hoa quả. - Đồ chơi ở góc xây dựng: Hoa, cây xanh, gạch, đồ chơi lắp ghép - Đồ chơi ở góc học tập, thư viện: Các thẻ số, thẻ chữ cái, hột hạt, họa báo, tranh ảnh về chủ đề. - Đồ chơi ở góc NT: Giấy màu, hồ dán, màu sáp, màu nước, nhạc cụ, cát màu. * Huy động phụ huynh: - Phụ huynh hỗ trợ sách báo cũ, các vỏ chai nhựa.
- - Giải câu đố - Sử dụng vở - Sử dụng về các loại LQVT. vỡ LQCV. cây. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 2 ngày 20 tháng 02 năm 2023 HOẠT ĐỘNG HỌC: Hát +VTTC : Quả gì NH: Vườn cây của ba TC: Hát theo hình vẽ 1. Mục đích yêu cầu - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Nắm được nội dung, nhịp điệu của bài hát, biết cách chơi trò chơi âm nhạc. - Hát kết hợp vỗ theo tiết tấu bài hát, thể hiện cảm xúc khi nghe bài hát: Vườn cây của ba - Chơi trò chơi tích cực đúng luật. - Giáo dục trẻ thực hiện tham gia giao thông đúng luật. 2. Chuẩn bị - Đàn có bài hát: Quả gì, Vườn cây của ba Các hình ảnh: Các loại quả 3. Tiến hành Hoạt động 1: Dạy trẻ hát kết hợp vỗ theo tiết tấu Trò chuyện với trẻ về 1 số loại quả Dạo một đoạn nhạc không lời bài hát: Quả gì Hỏi trẻ: Tên bài hát? Tác giả bài hát? Cho trẻ hát: Quả gì ( Tập thể, tổ nhóm) - Hướng dẫn trẻ vỗ theo tiết tấu - Cho trẻ nhắc lại cách vổ Cho trẻ thực hiện cả lớp, theo nhóm Cho trẻ sử dụng nhạc cụ, đánh trống - Cô chú ý sửa sai cho trẻ Hoạt động 2: Hát cho trẻ nghe: Vườn cây của ba Cô giới thiệu và hát cho trẻ nghe lần 1 Cho trẻ thảo luận về nội dung và các loại cây mà vườn của ba có Lần 2 cho trẻ hưởng ứng theo lời ca. Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Hát theo hình vẽ - Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. ( Bắt xăm hình ảnh gì thì hát bài hát có nội dung liên quan) - Cho trẻ chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Quan sát bầu trời. -TCVĐ: Kéo co; Chi chi chành chành.
- Làm sao có nước Cá không ở được. Là quả gì? Đáp án: quả dừa Người đem khoét ruột, nước trào tuôn rơi Ruột thời nuôi nấng thân người Vỏ thời công việc, nước nôi chuyên cần. Là quả gì? Đáp án: quả dưa Đứng nép bờ mương Trái chật đầy buồng Xếp thành hai lượt. Là quả gì? Đáp án: quả chuối Bọc một bụng vàng Bà con xóm làng Nuốt mềm nhả cứng. Là quả gì? Đáp án: quả mít - Trẻ trả lời theo yêu cầu của cô. Thứ 3 ngày 21 tháng 02 năm 2023 HOẠT ĐỘNG HỌC: Một số loại quả. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được sự phong phú của các loại trái cây. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lớn lên của trái cây, ích lợi của trái cây. - Kỹ năng quan sát , nói mạch lạc, chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. Ý thức học tập. 2. Chuẩn bị: - Cây để chơi trò chơi. PP về sự phát triển trái cây. Đàn có bài hát “Quả gì” 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Cho trẻ hát “Quả gì” - Cho trẻ kể về một số loại quả mà trẻ biết - Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ cây, để cây cho ra những loại quả thơm ngon Hoạt động 2: Khám phá về một số loại quả - Cho trẻ ngồi theo 3 nhóm và cùng xem tranh. + Nhóm 1: Quan sát tranh về các loại quả có 1 hạt + Nhóm 2: Quan sát tranh về các loại quả có múi
- - Cho trẻ nhắc lại luật, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa đúng thì cô bổ sung) - Cho trẻ chơi. Hoạt động 3: Gợi ý trẻ chơi ô ăn quan, chơi chuyền, ném vòng cổ chai. - Bao quát trẻ chơi. - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - LQ đồng dao: Lúa ngô. - Sử dụng vở làm quen với toán. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thuộc bài đồng dao lúa ngô. - Biết cách cầm bút tô màu, nối đúng nhóm có số lượng 5 đến với số 5. 2. Chuẩn bị: - Tranh hướng dẫn LQVT, PP minh họa ND bài đồng dao. 3. Tiến hành: - Nội dung 1: LQ đồng dao: Lúa ngô. Hoạt động 1: Giới thiệu bài đồng dao. - Cô đọc cho trẻ nghe lần 1, lần 2 kết hợp xem pp. Hoạt động 2: Đàm thoại về bài đồng dao. - Bài đồng dao có những loại cây gì? - Cho trẻ đọc đồng dao cùng cô. Hoạt động 3: Chơi trò chơi. - Tô màu tranh cây ngô, lúa, quả dưa chuột, dưa gang. - Nội dung 2: Sử dụng vở LQVT. Hoạt động 1: Hướng dẫn trẻ cách thực hiện. - Treo tranh hướng dẫn. - Cho trẻ gọi tên các nhóm số lượng, đếm rồi nối đến số 5. Hoạt động 2: Cho trẻ thực hiện - Cho trẻ thực hiện. Cô quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ. Thứ 4 ngày 22 tháng 02 năm 2023 HOẠT ĐỘNG HỌC: Đếm đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đếm đối tượng trong phạm vi 10 - Rèn kỹ năng đếm, so sánh - Giáo dục trẻ ý thức học tập. 2.Chuẩn bị: - Mỗi trẻ: 10 con thỏ, 10 củ cà rốt. Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước lớn hơn.
- - Luật chơi: + Thời gian cho mỗi đội là một bản nhạc. Nếu ai bật nhảy mà chạm vào vòng thì không được tính Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả. + TC 2 "Bé tinh mắt” - Cách chơi: + Trẻ lên trên màn hình vi tính tìm nhóm đồ dùng có số lượng 10 theo yêu cầu - Cùng cô nhận xét kết quả của trẻ - Động viên khen trẻ *. Kết thúc: - Cho trẻ đi cất đồ dùng và hát bài hát “Quả gì" HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát cây bàng. TC: Mèo đuổi chuột, cây cao cỏ thấp. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được một số đặc điểm cấu tạo của cây bàng, tác dụng của cây đối với môi trường sống. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Ô tô, xắc xô, phấn, sỏi, lá cây, bóng, mũ mèo, chuột 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát cây bàng. - Cho trẻ ra sân quan sát bầu trời, nhận xét về thời tiết. - Giới thiệu nội dung các hoạt động diễn ra trong buổi HĐNT - Cho trẻ quan sát cây bàng. - Đàm thoại: + Con có biết đây là cây gì không?( Cây bàng.) + Đặc điểm cấu tạo của nó như thế nào? (Cây bàng có rễ, thân to tròn, cứng có vỏ sần sùi, có nhiều cành, lá to tròn có màu xanh, hoa nở màu trắng, quả bẹp, màu xanh. Cây bàng là cây cho bóng mát.) + Người ta trồng cây để làm gì? Muốn có nhiều cây phải làm gì? + Cách chăm sóc và bảo vệ cây? Hoạt động 2: CVĐ: TC 1: Mèo đuổi chuột. TC 2: Cây cao cỏ thấp. - Cho trẻ nhắc lại luật, cách chơi(Nếu còn thiếu hoặc chưa đủ thì cô bổ sung) - Cho trẻ chơi. Hoạt động 3: Gợi ý trẻ vẽ các loại cây, chơi ô ăn quan, chơi chuyền. - Bao quát trẻ chơi - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - LQTC: Hát theo hình vẽ. - HĐ tự chọn.
- + Bài thơ nói về quả gì ? (Na, mận, bưởi, lê) - Công dụng của mỗi quả như thế nào? - Trái cây giúp gì cho cơ thể? - Có nên ăn nhiều trái cây không? Cô khái quát giáo dục Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ - Cho trẻ đọc thơ cùng cô với nhiều hình thức: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) Hoạt động 3: Thi xem đội nào nhanh - Chia trẻ thành 3 đội. Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cách chơi: 3 đội sẽ thảo luận tranh sau đó thi đua nhau lên gắn tranh theo thứ tự nội dung bài thơ. Và cử đại diện lên đọc lại bài thơ. Cô nhận xét giờ hoạt động. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát cây na. TC: Cáo và thỏ, gieo hạt. 1. Mục đích yêu cầu: - Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về các loại cây ăn quả ở trong vườn trường. - Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật xung quanh. Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Ô tô, phấn, sỏi, lá cây, chai nước, vòng, mũ cáo, thỏ 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát cây na. - Cho trẻ ra sân quan sát bầu trời, nhận xét về thời tiết. - Giới thiệu nội dung các hoạt động diễn ra trong buổi HĐNT - Cho trẻ quan sát cây dừa na. - Đàm thoại: + Đây là cây gì? Cây na. + Cây na có đặc điểm cấu tạo như thế nào? + Trồng cây để làm gì? + Muốn có nhiều cây phải làm gì? Hoạt động 2: CVĐ: TC 1: Cáo và thỏ. TC 2: Gieo hạt. - Cho trẻ nhắc lại luật, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa đủ thì cô bổ sung) - Cho trẻ chơi. Hoạt động 3: Gợi ý trẻ chơi ô ăn quan, chơi chuyền, ném vòng cổ chai. - Bao quát trẻ chơi - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Sử dụng vở LQCV. - Rèn kỹ năng rửa tay.
- - Bàn, ghế đúng quy cách 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Cho trẻ xem tranh mẫu xé dán quả. - Cho trẻ xem tranh và nhận xét về tranh - Cho trẻ quan sát bức tranh thứ nhất + Các con hãy cho cô biết bức tranh này là hình ảnh gì nhỉ ? + Quả màu gì? Vì sao có quả màu cam, lại có quả màu đỏ? - Cho trẻ quan sát bức tranh thứ 2 - Chúng mình hãy xé những bức tranh quả thật đẹp để tham gia triển lãm nhé! - Hỏi ý tưởng 2,3 trẻ + Con sẽ xé gì? + Cách xé như thế nào? + Trước khi dán con phải làm gì? + Để bức tranh thêm đẹp con sẽ sắp xếp các chi tiết như thế nào? - Bây giờ chúng mình bắt tay vào làm nhé. Cô chúc chúng mình xé được những bức tranh vườn cây ăn quả thật đẹp * Hoạt động 2: Trẻ thực hiện - Cô mở 1 bản nhạc nhẹ nhàng khi trẻ thực hiện, cô quan sát , giúp đỡ những trẻ còn yếu, động viên, gợi mở sáng tạo cho những trẻ khá - Cô bao quát chung, động viên hướng dẫn trẻ thực hiện, sửa kỹ năng xé dán cho trẻ * Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm - Cho cả lớp mang sản phẩm lên trưng bày - Cô nhận xét chung - Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn + Con thích sản phẩm nào nhất? Vì sao con thích? + Theo con bạn nên làm gì để sản phẩm đẹp hơn? + Con đặt tên cho sản phẩm của mình là gì? - Cô nhận xét tuyên dương những trẻ thực hiện tốt, khuyến khích, động viên những trẻ còn chưa xong, chưa đẹp. Hôm nay chúng mình đã rất là giỏi , bạn nào cũng có bức tranh vườn cây ăn quả để tham gia triển lãm tranh của trường. cô khen cả lớp mình nào * Kết thúc - Nhận xét giờ học. Cho trẻ hát “Quả gì” đi về chỗ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Dạo chơi sân trường 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật XQ. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ giữ gìn cảnh quan môi trường. 2. Chuẩn bị: