Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề nhánh 3: Nhà của bé - Nguyễn Thị Tố Uyên

I . Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết dùng một tay ném bóng về phía trước
- Trẻ nhận biết, gọi tên, biết được một số đặc điểm của ngôi nhà
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ: Đi dép
- Trẻ biết cách phết hồ và dán các thành viên trong gia đình
- Trẻ hát+ VĐMH bài hát "Nhà của tôi".Trẻ hứng thú nghe hát và hưởng ứng theo bài hát "Chỉ có một trên đời".Trẻ biết chơi trò chơi "Ai nhanh hơn".
2. Kỹ năng:
-Dạy và rèn kỹ năng quan sát, khả năng tìm tòi khám phá, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Biết kỹ năng dùng một tay ném bóng về phía trước
- Rèn kỹ năng phát âm, đọc thơ to, rõ ràng cho trẻ
-Kỹ năng dán không lem ra ngoài, kỹ năng ngồi học, kỹ năng phết hồ.
-Kỹ năng chơi trò chơi dân gian, TCVĐ
-Dạy và rèn cho trẻ các kỹ năng vệ sinh( Rửa tay, lau mặt) kỹ năng lao động đơn giản( sắp xếp bàn ghế, thu dọn đồ chơi)
- Hình thành cho trẻ một số kỹ năng giao tiếp ứng xử, chào hỏi lịch sự lễ phép.
3.Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình và các thành viên trong gia đình
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô
- Slide minh họa bài thơ: Đi dép
- Các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng giao, truyện về chủ đề
2. Đồ dùng của trẻ:
- Các đồ dùng đồ chơi theo chủ đề
3- Huy động phụ huynh:
-Tranh ảnh, lịch về ngôi nhà
- Các nguyên vật liệu phế thải: Chai dầu gội đầu, hộp bánh kẹo.
-Nguyên vật liệu địa phương: Rổ rá làm từ rơm rạ, tre mây, cói, hạt cao su, hạt thông, sỏi đá.
docx 14 trang Thiên Hoa 18/03/2024 240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề nhánh 3: Nhà của bé - Nguyễn Thị Tố Uyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_nhanh_3_nha_cua_be_nguyen.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề nhánh 3: Nhà của bé - Nguyễn Thị Tố Uyên

  1. Chủ đề nhánh 3: Nhà của bé (Từ ngày 30/11 đến ngày 4/12/2020) I . Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trẻ biết dùng một tay ném bóng về phía trước - Trẻ nhận biết, gọi tên, biết được một số đặc điểm của ngôi nhà - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ: Đi dép - Trẻ biết cách phết hồ và dán các thành viên trong gia đình - Trẻ hát+ VĐMH bài hát "Nhà của tôi".Trẻ hứng thú nghe hát và hưởng ứng theo bài hát "Chỉ có một trên đời".Trẻ biết chơi trò chơi "Ai nhanh hơn". 2. Kỹ năng: -Dạy và rèn kỹ năng quan sát, khả năng tìm tòi khám phá, chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Biết kỹ năng dùng một tay ném bóng về phía trước - Rèn kỹ năng phát âm, đọc thơ to, rõ ràng cho trẻ -Kỹ năng dán không lem ra ngoài, kỹ năng ngồi học, kỹ năng phết hồ. -Kỹ năng chơi trò chơi dân gian, TCVĐ -Dạy và rèn cho trẻ các kỹ năng vệ sinh( Rửa tay, lau mặt) kỹ năng lao động đơn giản( sắp xếp bàn ghế, thu dọn đồ chơi) - Hình thành cho trẻ một số kỹ năng giao tiếp ứng xử, chào hỏi lịch sự lễ phép. 3.Thái độ - Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình và các thành viên trong gia đình II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô - Slide minh họa bài thơ: Đi dép - Các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng giao, truyện về chủ đề 2. Đồ dùng của trẻ: - Các đồ dùng đồ chơi theo chủ đề 3- Huy động phụ huynh: -Tranh ảnh, lịch về ngôi nhà - Các nguyên vật liệu phế thải: Chai dầu gội đầu, hộp bánh kẹo. -Nguyên vật liệu địa phương: Rổ rá làm từ rơm rạ, tre mây, cói, hạt cao su, hạt thông, sỏi đá.
  2. -LQBT: Đi - TC: LQBH: TC:Dung Ôn thơ: CT dép Nu na Nhà của dăng dung Đi dép BUỔI -Giải câu nu nống. tôi dẻ. - Hoạt CHIỀU đố - HĐG. - TC:Trời - HĐG. động nêu nắng, trời gương mưa TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 2 ngày 30 tháng 11 năm 2020 HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH: VĐCB: Ném bóng về phía trước I.Mục đích yêu cầu - Trẻ biết dùng một tay ném bóng về phía trước - Rèn kĩ năng khéo léo giữa tay và chân cho trẻ - Trẻ hứng thú tập luyện và chơi trò chơi.Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật II. Chuẩn bị - 4-5 quả bóng, đề can làm vạch xuất phát II. Tiến hành Hoạt động 1: - Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu: Đi thường- đi nhanh- đi chậm- đi thường nhạc dừng trẻ đứng thành vòng tròn. Hoạt động 2: Bé tập thể dục - ĐT 1: Tay: 2 tay đưa về phía trước- đưa về phía sau ( 2Lx4N) - ĐT 2: Bụng :Nghiêng người sang 2 bên phải- trái (cúi người xuống, đứng thẳng người lên) ( 2Lx4N) - ĐT3: Chân: Đứng nhún chân ( 2Lx4N) - ĐT4: Bật: Nhảy bật tại chỗ (2Lx4N) Hoạt động 2: Bật liên tiếp Cô làm mẫu Lần 1: Không giải thích Lần 2: Kết hợp phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị: Cô đứng trước vạch chuẩn, đứng chân trước chân sau, một tay cầm bóng đưa lên cao. Khi có hiệu lệnh ném, cô dùng sức của tay ném mạnh bóng bay xa về phía trước. *Cô cho trẻ thực hiện: - Lần 1: Lần lượt trẻ ở từng hàng lên tập, mỗi lần 2 trẻ sau đó về chỗ ngồi của mình - Lần 2: Cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi xem ai giỏi nhất ( thi đua 2 đội) *Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài tập, gọi 1 cháu khá lên tập=> khen động viên trẻ
  3. -Trẻ được giải câu đố về ngôi nhà - 2. Chuẩn bị: - Một số tranh ảnh trò chơi 3. Tiến hành: * LQBT: Đi dép HĐ 1:- Cô giới thiệu tên bài thơ, tác giả. - Cô đọc cho trẻ nghe 2-3 lần HĐ 2:- Cô cho cả lớp đọc theo tập thể, tổ, cá nhân *Giải câu đố về ngôi nhà HĐ 1: - Cô đọc cho trẻ nghe và giải câu đố về ngôi nhà ( Gợi ý cho trẻ trả lời nếu trẻ trả lời chưa được cô đưa tranh ảnh cho trẻ xem và trả lời ) ĐÁNH GIÁ Tứ 3 ngày 1 tháng 12 năm 2020 HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH NB: Nhà của bé I.Mục đích - yêu cầu - Trẻ nhận biết, gọi tên, biết được một số đặc điểm của ngôi nhà - Phát triển ngôn ngữ và khả năng tư duy, ghi nhớ có chủ định cho trẻ - Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà mình ở II. Chuẩn bị: -Tranh ảnh về ngôi nhà. - Bài hát “Nhà của tôi”. II. Tiến hành Hoạt động 1: - Cô cho trẻ hát bài: "Nhà của tôi". -Trò chuyện với trẻ về ngôi nhà. Hoạt động 2: - Cô cho trẻ quan sát slidel về ngôi nhà? Cô hỏi trẻ: - Trong bức tranh có gì? - Ngôi nhà này như thế nào? - Mái nhà hình gì?màu gì? - Thân nhà hình gì? Màu gì? - Cửa ra vào màu gì? Hình gì? - Cửa sổ màu gì? Hình gì?
  4. - Trẻ chơi vẽ nhà, chơi kéo co, chơi ô ăn quan, chơi với bóng, chơi các đồ chơi có sẵn trên sân trường. - Cô nhận xét, cho trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi lên lớp. CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU - LQTC: “Nu na nu nống”. - HĐG. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cách chơi trò chơi: “Nu na nu nống”. - Luyện kỷ năng chơi ở các góc. 2.Chuẩn bị:- Đồ chơi ở các góc. 3.Tiến hành: *LQTC: “Nu na nu nống”. HĐ1: Cô GT tên trò chơi: “Nu na nu nống”. Cô nói cách chơi, luật chơi HĐ2: Hướng dẫn trẻ chơi. - Cách chơi, luật chơi: Cho cháu ngồi 1 hàng ngang cô vưa đọc lời đồng dao vừa vổ tay vào chân trẻ. Đến câu cuối cùng trẻ chạy nhanh về trú mưa. Ai chạy chậm sẽ bị ướt và ra ngoài 1 lần chơi. HĐ3: Cô tổ chức cho cháu chơi 4-5 lần. *HĐG. HĐ1: Cô cho cháu về góc chơi theo ý tự chọn, HĐ2: Cô nhập vai cùng chơi với trẻ để giúp trẻ mở rộng nội dung chơi. ĐÁNH GIÁ Thứ 4 ngày 2 tháng 12 năm 2020 HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH Thơ: Đi dép 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả - Rèn kỹ năng phát âm, đọc thơ to, rõ ràng cho trẻ - Biết giữ gìn đôi chân luôn sạch đẹp 2. Chuẩn bị: - Đôi dép, tranh slidel minh họa bài thơ 3.Tiến hành: Hoạt động 1: - Cho trẻ quan sát đôi dép - Hỏi trẻ: Đây là gì? Đôi dép có màu gì? Đôi dép dùng để làm gì?
  5. TC1: Dung dăng dung dẻ HĐ1. Cô nêu tên trò chơi -Hướng dẫn cho trẻ cách chơi: Trẻ nắm tay nhau vừa đi vừa đọc thơ, khi nào đến câu cuối “ Xì xà xì xụp ngồi thụp xuống đây” thì trẻ nắm tay nhau ngồi thụp xuống - TC2: Lộn cầu vồng. Từng đôi 1 đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang 2 bên theo nhịp, cứ mỗi tiếng vung tay sang 1 bên đọc dến tiếng cuối cùng thì cả 2 cùng chui qua tay về 1 phía, quay lưng vào nhau Lộn cầu vồng Qua sông nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chị em ta Cùng lộn cầu vồng . - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. HĐG: Hướng dẫn trẻ chơi ở các góc CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU - LQBH: Nhà của tôi - TC: Trời nắng, trời mưa 1Mục đích yêu cầu: - Trẻ chú ý nghe cô hát, biết hưởng ứng theo cô Trẻ được chơi trò chơi vận động 2. Chuẩn bị: - Mủ con thỏ 3. Tiến hành: * LQBH: Nhà của tôi HĐ1: - Cô nhắc tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát HĐ2: - Tổ chức cho trẻ hát VĐ 2-3 lần kết hợp đàn. * TC: Trời nắng, trời mưa HĐ1: - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi HĐ2 -TC cho trẻ chơi 2-3 lần. ĐÁNH GIÁ Thứ 5 ngày 3 tháng 12 năm 2020 Hoạt động chơi tập: Dán thành viên trong gia đình I.Mục đích, yêu cầu. - Trẻ biết cách phết hồ và dán các thành viên trong gia đình - Rèn kĩ năng phết hồ ở mặt sau và biết cách bố cục hợp lí để dán
  6. - Cô cho trẻ đi tham quan nhà cô Hồng, cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: Đây là cái gì? Có đặc điểm gì? Dùng để làm gì? Nhà có mấy tầng? Mái nhà màu gì? => Cô khái quát lại và giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà. Hoạt động 2: TCVĐ: - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi , luật chơi của từng TC ; . + TC: Bịt mắt bắt dê: Tất cả trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn, 2 bạn ra chơi 1 bạn làm dê, 1 bạn làm người bắt dê, người bắt dê bịt mắt lại và đi bắt theo tiếng vỗ tay của người là dê, các bạn cổ 2 bạn chơi. Khi bắt được rồi thì đổi ngược lại. Hết lượt cho 2 bạn khác chơi. Nếu hết thời gian mà không bắt được thì ra ngoài 1 lần chơi. Thời gian cho một lần chơi là 2-3 phút. + TC 2:Đuổi bóng:Cô cho trẻ đứng và hướng về 1 phía, cô lăn bóng phía trước mặt trẻ và trẻ chạy đuổi theo bóng, khi nào bóng dừng lại thì tất cả dừng lại bắt bóng sau đó lại tiếp tục - Cho trẻ chơi 2-3 lần Hoạt động 3: Chơi ô ăn quan, chơi với búp bê, chơi với bóng, vẽ theo ý thích CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU - TC : Dung dăng dung dẻ HĐG 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ được chơi trò chơi vận động - Trẻ được chơi HĐG 2.Chuẩn bị: - Đầu lân, đầu ông địa, trống, quạt - Đồ chơi theo chủ đề ở các góc. 3. Tiến hành: *TC: Dung dăng dung dẻ HĐ 1: - Cô nêu tên TC - HD cho trẻ cách chơi: Trẻ nắm tay nhau vừa đi vừa đọc thơ, khi nào đọc đến câu “Xì xà xì xụp, ngồi xụp xuống đây” thì trẻ nắm tay nhau ngồi xụp xuồng. HĐ 2: -TC cho trẻ chơi 2-3 lần HĐG: - HD trẻ chơi ở các góc. ĐÁNH GIÁ Thứ 6 ngày 3 tháng 12 năm 2020 HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH Hát+VĐ: Nhà của tôi
  7. - Que chỉ, xắc xô. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Đi dạo -Cô cho trẻ đi dạo quanh sân trường vừa đi cô vừa hướng dẫn trẻ quan sát, gợi ý để trẻ nêu nhận xét - Đây là phòng gì? Đây là cái gì? Để làm gì? - Giáo dục trẻ - Sau khi trẻ đi dạo về cho trẻ nghỉ ngơi thoải mái và cho trẻ chơi tự do Hoạt động 2:TCVĐ: Lộn cầu vồng, đuổi bắt. Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi sau đó tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần Hoạt động 3:Chơi tự do: ô ăn quan, chơi với búp bê,ô tô, vẽ theo ý thích. CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU - Ôn BT:Đi dép - Hoạt động nêu gương 1- Mục đích yêu cầu: - Trẻ ôn lại bài thơ đã học - Trẻ ngoan, vâng lời người lớn, chơi đoàn kết với bạn. 2. Chuẩn bị: - Tranh minh họa BT 3. Tiến hành: *Ôn BT:Đi dép HĐ1: - Cô cho trẻ nhắc tên bài thơ, tên tác giả. HĐ2: - Tổ chức cho trẻ đọc thơ theo hình thức: tổ, nhóm, cá nhân thi đua nhau. - Cô động viên khuyến khích trẻ đọc thơ hay, diễn cảm. *Hoạt động nêu gương HĐ1: - Cô cho cả lớp hát bài: “Cả tuần đều ngoan” và tiến hành nhận xét. HĐ2: - Cô nhận xét chung, nhắc nhở động viên những trẻ chưa ngoan, đi học còn khóc nhè, nhõng nhẽo đòi bố mẹ mua quà bánh lần sau cần cố gắng, khen những trẻ đi học đều, ngoan ĐÁNH GIÁ CHUYÊN MÔN DUYỆT