Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề nhánh 2: Các cô bác trong trường mầm non - Nguyễn Thị Quý

I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đọc được bài thơ cùng cô và nhớ tên bài thơ: Giờ ăn của bé
- Trẻ nhân biết ,gọi tên các đồ dùng nấu ăn của cô cấp dưỡng.
- Trẻ biết tên bài hát và vận động được cùng cô bài hát : Mời bạn ăn
- Trẻ nhận biết phân biệt được to- nhỏ
- Trẻ biết cầm bút tô màu cái yếm.
2. kỷ năng:
- Biết lắng nghe và trả lời một số câu hỏi đơn giản của cô
-Thích chơi các trò chơi dân gian, nu na nu nóng, rồng rắn lên mây, kéo cưa lừa sẻ. trò chơi vận động đuổi bắt cô, biết nói lên tên các cô các babs trong trường mầm non
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, rõ lời.
- Rèn kĩ năng lắng nghe và cảm thụ bài hát
- Rèn kỹ năng quan sát và nhận xét, nhận biết tập nói.
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý trường lớp, chơi đoàn kết với bạn bè, thích đi học
-Thích giao tiếp trò chuyện với những người xung quanh.
4. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về các loại đồ dùng đồ dùng nấu ăn của cô cấp dưỡng, rá màu xanh
- Tranh vẽ áo cô cấp dưỡng cho trẻ tô màu.trẻ tô.
- Tranh minh họa bài thơ: Giờ ăn của bé
docx 14 trang Thiên Hoa 18/03/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề nhánh 2: Các cô bác trong trường mầm non - Nguyễn Thị Quý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_nhanh_2_cac_co_bac_trong.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề nhánh 2: Các cô bác trong trường mầm non - Nguyễn Thị Quý

  1. TUẦN 10 Chủ đề nhánh 2: CÁC CÔ BÁC TRONG TRƯỜNG MẦM NON Từ ngày 9/11 đến ngày 13/11/2020 I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết đọc được bài thơ cùng cô và nhớ tên bài thơ: Giờ ăn của bé - Trẻ nhân biết ,gọi tên các đồ dùng nấu ăn của cô cấp dưỡng. - Trẻ biết tên bài hát và vận động được cùng cô bài hát : Mời bạn ăn - Trẻ nhận biết phân biệt được to- nhỏ - Trẻ biết cầm bút tô màu cái yếm. 2. kỷ năng: - Biết lắng nghe và trả lời một số câu hỏi đơn giản của cô -Thích chơi các trò chơi dân gian, nu na nu nóng, rồng rắn lên mây, kéo cưa lừa sẻ. trò chơi vận động đuổi bắt cô, biết nói lên tên các cô các babs trong trường mầm non - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, rõ lời. - Rèn kĩ năng lắng nghe và cảm thụ bài hát - Rèn kỹ năng quan sát và nhận xét, nhận biết tập nói. - Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quý trường lớp, chơi đoàn kết với bạn bè, thích đi học -Thích giao tiếp trò chuyện với những người xung quanh. 4. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về các loại đồ dùng đồ dùng nấu ăn của cô cấp dưỡng, rá màu xanh - Tranh vẽ áo cô cấp dưỡng cho trẻ tô màu.trẻ tô. - Tranh minh họa bài thơ: Giờ ăn của bé - Mũ chóp
  2. Thứ 2 ngày 9 tháng 11 năm 2020 I.HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH Cô cấp dưỡng của bé 1:Mục đích yêu cầu: -Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, đoàn kết với bạn, biết giữ gìn đồ chơi cẩn thận. - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi,phát âm -Trẻ nhận biết, gọi tên với cô và gọi tên về đồ dùng nấu ăn của cô cấp dưỡng như :Soong, chảo, bát, thìa 2:Chuẩn bị: - Tranh một số đồ dùng cô cấp dưỡng. 3:Cách tiến hành: Hoạt động 1: Bé biết gì về cô cấp dưỡng - Cô mời cả lớp hát cùng cô bài tập tầm vong. - Cô cho cả lớp cùng đoán xem tay nào của cô có dấu đồ vật. -Trò chuyện cùng với trẻ và đàm thoại dẫn dắt vào hoạt động. Hoạt động 2: Trò chuyện về đồ dùng của cô cấp dưỡng - Cô cho trẻ quan sát tranh một số loại đồ dùng của cô cấp dưỡng. Hỏi trẻ tranh vẽ gì? Soong, chảo, chén bát dành cho ai? Soong để làm gì? - Ai nấu ăn cho các con? * Từ mới và mẫu câu: - Cấp dưỡng. - Cô cấp dưỡng .Mỗi từ mới và mẫu câu cô cho trẻ đọc nhiều lần theo hình thức,trẻ đọc cùng cô,đọc cả lớp,nhóm,cá nhân. -Ngoài soong ra thì còn đồ dùng gì nữa? -Cô cho trẻ xem tranh một số đồ dùng khác dành cho cô cấp dưỡng Cô khái quát lại giáo dục tre biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận,bỏ đúng nơi quy định. Hoạt động 3: TC: Bé nào giỏi hơn - Cô phổ biến cách chơi: Chia lớp làm 2 đội.Nhiệm vụ của 2 đội sẽ lên chọn cho cô đồ dùng nấu ăn của cô cấp dưỡng - Luật chơi: Nếu đội nào chọn đúng thì đội đó sẽ chiến thắng - Tổ chức chô trẻ chơi - Chuyển hoạt động II. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI: Quan sát: Cây rau ngót TCVĐ : Cáo ơi ngủ à VĐN: Pha nước chanh -Chơi tự do 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ hào hứng tham gia hoạt động,giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây. - Trẻ biết tên gọi, dặc điểm ,lợi ích của cây rau ngót
  3. - Cô làm mẫu kết hợp miêu tả. Bước 1: Làm ướt tay, xoa xà phòng. Bước 2: Cuốn và xoay ngón tay. Bước 3: Rửa mu bàn tay. Bước 4: Rửa kẽ ngón tay. Bước 5: Rửa đầu ngón tay. Bước 6: Rửa sạch bằng xà phòng theo trình tự từ cổ tay xuống mu bàn tay và đầu ngón tay sau đó lau khô tay. Hoạt động 3: Cho trẻ nhắc lại quy trình rửa tay và thực hành. Cô chú ý hướng dẫn thêm cho trẻ chưa thực hiện được. Nội dung 2 Chơi trò chơi: Chi chi chành chành. Hoạt động 1: Cô gọi tên trò chơi, giới thiệu luật chơi, cách chơi. - Chia trẻ ngồi thành từng nhóm, chọn một trẻ xòe rộng bàn tay, các trẻ khác dùng ngón tay trỏ của mình chỉ chỉ vào lồng bàn tay bạn và đọc bài đồng dao chi chi chành chành, đến câu cuối cùng “ù à ù ập” trẻ xòe tay nắm chặt bàn tay lại, nếu trẻ nào không dựt tay ra kịp bị bạn nắm trúng thì loại ra khỏi một lần chơi. Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ chơi. - Cô cùng chơi với trẻ, động viên khuyến khích trẻ chơi tốt trò chơi IV.ĐÁNH GIÁ : Thứ 3 ngày 9 tháng 11 năm 2020 I.HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH NBPB: To- Nhỏ 1:Mục đích yêu cầu: -Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, đoàn kết với bạn, biết giữ gìn đồ chơi cẩn thận -Trẻ biết nhận biết và gọi tên to hơn, nhỏ hơn - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi,phát âm 2:Chuẩn bị: - Bóng to, bóng nhỏ. 3:Cách tiến hành: Hoạt động 1:- trò chuyện với trẻ về chủ đề - Đàm thoại về bài hát dẫn dắt vào hoạt động. Hoạt động 2: Nhận biết kích thước to- nhỏ - Cô cho trẻ quan sát một số loại đồ chơi . Hỏi trẻ cô có? - Bóng làm bằng gì?Cô có bao nhiêu quả bóng * Từ mới và mẫu câu: -. To, nhỏ - Qủa bóng to, quả bóng nhỏ Mỗi từ mới và mẫu câu cô cho trẻ đọc 3 lần theo cô và theo nhiều hình thức khác nhau như:Cô mời tổ,nhóm,cá nhân trẻ đọc cùng cô. -Qủa bóng màu xanh to hay nhỏ?
  4. - Rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng. 1.Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết sắp xếp đồ chơi lên giá. - Trẻ biết rửa tay đúng quy trình. - Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. 2. Chuẩn bị: - Khăn lau. - Chậu nước, xà phòng. 3.Tiến hành: Nội dung1: Vệ sinh sắp xếp đồ dùng, đồ chơi Hoạt động 1: - Cô nêu nội dung của buổi hoạt động. - Cho trẻ nêu cách lau chùi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi của các góc sao cho gọn gàng, đẹp mắt. Hoạt động 2: - Cho trẻ làm theo nhóm - Cô quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ. Nội dung 2: Rèn kỹ năng rữa tay. Hoạt động1: Cho trẻ quan sát, thảo luận tranh minh họa Hoạt động2: Cô nêu quy trình rữa tay. - Cô làm mẫu kết hợp miêu tả. Bước 1: Làm ướt tay, xoa xà phòng. Bước 2: Cuốn và xoay ngón tay. Bước 3: Rửa mu bàn tay. Bước 4: Rửa kẽ ngón tay. Bước 5: Rửa đầu ngón tay. Bước 6: Rửa sạch bằng xà phòng theo trình tự từ cổ tay xuống mu bàn tay và đầu ngón tay sau đó lau khô tay. Hoạt động3: Cho trẻ nhắc lại quy trình rửa tay và thực hành. Cô chú ý hướng dẫn thêm cho trẻ chưa thực hiện được. IV.ĐÁNH GIÁ Thứ 4 ngày 11tháng 11năm 2020 I.HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH Thơ: Giờ ăn của bé 1. Mục đích, yêu cầu: - Giáo dục trẻ biết yêu thương nhường nhịn bạn bè. Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật, ngoan, chú ý lắng nghe cô - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. Trẻ đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm, biết thể hiện cảm xúc của mình khi đọc thơ. - Phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, khả năng diễn đạt mạch lạc, đọc thơ to, rõ ràng, rõ từ, rõ chữ.
  5. - Giới thiệu nội dung hoạt động ngoài trời :Quan sát cây chuối . + Cho trẻ quan sát và nhận xét về thời tiết, bầu trời ngày hôm nay Hoạt động 1: Quan sát cây chuối - Cô cho trẻ đứng gần cây sắn cô giới thiệu hoặc hỏi trẻ để trẻ trả lời được đây là cây chuối. Cho trẻ gọi tên nhiều lần. Cô hỏi trẻ đặc điểm của cây. Cô hướng trẻ trả lời được thân, lá, cành, rễ của cây - Cô lòng giáo dục cách chăm sóc và bảo vệ cây Không được ngắt lá, bẻ cành, cháu phải thường xuyên nhặt lá rơi, nhặt rác bỏ vào thùng rác và tưới nước cho cây. + TCVĐ : “Bịt mắt bắt dê”. - Cô gọi tên trò chơi, nhắc lại luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. + Cách chơi: Cho một trẻ làm người chăn dê, còn 3 bạn làm dê, các bạn còn lại nắm tay nhau lại làm chuồng dê. + Luật chơi: Chú dê nào bị bắt phải bị phạt theo yêu cầu của lớp. - Cô tổ chức cho tẻ chơi 2-3 lần *VĐN :Cây cao, cỏ thấp.Cho trẻ nhắc lại hoặc cô giới thiệu tên trò chơi luật chơi ,cách chơi sau đó cho trẻ chơi 2-3 lần. Hoạt động 2: Cho trẻ chơi tự do . - Cô giới thiệu đồ dùng đồ chơi ,và gợi ý một số nội dung chơi . Tổ chức cho trẻ chơi . * Cô cho trẻ nhặt rác và vệ sinh xung quanh lớp. Cô bao quát trẻ - Cho trẻ đi vệ sinh vào lớp. III.HOẠT ĐỘNG CHIỀU : LQBH: mời bạn ăn - Xem video về các cô cấp dưỡng 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ hào hứng khi làm quen bài hát và hát cùng cô. - Rèn cho trẻ kỹ năng chú ý 2.Chuẩn bị - video về các cô cấp dưỡng Nhác bài hát mời bạn ăn. 3.Cách tiến hành: * LQBH: mời bạn ăn HĐ1: Cô giới thiệu tên bài hát. HĐ2: cô hát cho trẻ nghe 2 lần HĐ3: cho trẻ hát cùng cô * Xem video cơ thể bé HĐ1: Cho trẻ hát bài: “ Mời bạn ăn”. - Trò chuyện về công việc của các cô cấp dưỡng. HĐ2: Cô mở máy cho trẻ xem cô việc của các cô cấp dưỡng. - Cho trẻ nhận xét về công việc. - Giáo dục trẻ biết biết yêu quý trân trọng
  6. 3. Tiến hành: - Chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước lúc ra sân . - Chuẩn bị mũ dép cho trẻ đội mũ dép đi dầy đủ . - Giới thiệu nội dung hoạt động ngoài trời :Quan sát vườn hoa + Cho trẻ quan sát và nhận xét về thời tiết, bầu trời ngày hôm nay Hoạt động 1: Qs vườn hoa - Dẫn trẻ ra sân, gợi ý cho trẻ quan sát bầu trời( mặt trời mây, thời tiết, cảnh vật, cây cối và nêu nhận xét) - Dẫn trẻ ra vườn hoa, cho trẻ quan sát và gợi ý cho trẻ quan sát vườn hoa, cho trẻ gọi tên, đặc điểm, cấu tạo, màu sắc, ích lợi của hoa. - Giáo dục trẻ yêu quý chăm sóc vườn hoa Hoạt động 2: TCVĐ : - TC 1 : Kéo co. - TC 2 : Chi chi chành chành - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi: Kéo co, chi chi chành chành Hoạt động 3: Chơi với lá cây, quả hạt khô chơi ô ăn quan, nhảy dây, kéo co HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Rèn kỹ năng rửa mặt - Sử dụng vở LQVT 1.Mục đích yêu cầu: - Biết cách sử dụng vở làm quen với toán - Trẻ biết rửa mặt đúng cách - Giáo dục trẻ ngồi học ngay ngắn, cẩn thận khi thực hiện bài tập 2. Chuẩn bị: - Khăn mặt, vở LQVT, Bút chì, bút màu 3. Tiến hành: * Sử dụng vở LQVT . HĐ1: Cô giới thiệu nội dung buổi hoạt động HĐ 2:- Cô treo tranh hướng dẫn: tô màu xanh đồng hồ trong bức tranh vẽ cảnh buổi sáng, tô đồng hồ màu vàng trong bức tranh vẽ cảnh buổi trưa, tô màu tím đồng hồ trong bức tranh vẽ buổi chiều, tô màu nâu đồng hồ trong bức tranh vẽ cảnh buổi tối. - Cô hỏi trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi, chọn màu sắc phù hợp, chính xác. - Cho trẻ thực hiện, cô đi từng bàn hướng dẫn them cho trẻ, cô kiểm tra và nhận xét HĐ 3:Cho trẻ thực hiện - Cô quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ. * Rèn kỹ năng rửa mặt HĐ1:Cô giới thiệu nội dung buổi hoạt động HĐ2: Cho trẻ nhắc lại cách rửa mặt - Cô nhắc lại và nhấn mạnh lại những kỷ thuật lau mặt mà trẻ cần thực hiện cho tốt HĐ3: - Cho trẻ chia nhóm thực hành cách lau mặt theo nhóm - Cô quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ.
  7. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ sữ dụng các giác quan để khám phá môi trường cảnh vật xung quanh khi đi dạo - Trẻ hứng thú chơi trò chơi, chạy nhảy, đọc đồng dao. - Giáo dục trẻ giữ gìn cảnh quan môi trường 2. chuẩn bị: - Không gian tổ chức: Ngoài sân trường - Đồ dung: Bóng , phấn, bút màu, dây kéo co 3. Tiến hành - Chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước lúc ra sân . - Chuẩn bị mũ dép cho trẻ đội mũ dép đi dầy đủ . - Giới thiệu nội dung hoạt động ngoài trời : dạo chơi - Cho trẻ quan sát và nhận xét về thời tiết, bầu trời ngày hôm nay Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường. - Dẫn trẻ dạo chơi khu vực quanh sân trường và quan sát một số hiện tượng tự nhiên, thời tiết hôm nay và ngày qua như thế nào? Để cũng cố thêm kiến thức cho trẻ về một số hiện tượng tự nhiên. Hướng dẫn trẻ đọc đồng dao khi tham gia hoạt động, cho trẻ sữ dụng tất cả các giác quan để khám phá môi trường xung quanh Hoạt động 2: - Cho trẻ chơi với ô tô, vẽ, nhảy dây, xếp hột hạt - Cô bao quát và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. - Cho trẻ vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ trước khi vào lớp - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hạt động sau HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Sinh hoạt văn nghệ. - Nêu gương cuối tuần. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thuộc các bài hát, bài thơ về chủ đề - Trẻ mạnh dạn tự tin biểu diễn văn nghệ - Biết nhận xét 2. Chuẩn bị: - Phiếu bé ngoan, đàn nhạc các bài hát 3. Tiến hành: * Sinh hoạt văn nghệ HĐ1: Cho trẻ hát: Đôi mắt xinh - Cho trẻ nghe bài hát : Đôi mắt xinh, đi nhà trẻ - Thơ : Bạn mới, đôi mắt xinh HĐ2: Cô giới thiệu lần lượt và cho trẻ biểu diễn các bài hát trong chủ đề, động viên, khuyến khích trẻ nhút nhát * Bình xét bé ngoan HĐ1 Cho trẻ nhận xét ( Bạn nào ngoan, chưa ngoan, vì sao?) - Cô nhận xét hoạt động của lớp trong tuần - Nhận xét từng cá nhân trẻ