Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Gia đình thân yêu - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Lệ

MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
* Vận động :
- Rèn luyện các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau: Tô màu,vẽ, nặn, xé,cắt dán..... và qua hoạt động tự phục vụ (cài quai dép, buộc dây giày...) thông qua hoạt động lao động ( Lau chùi đồ dùng đồ chơi...)
- Có khả năng phối hợp các bộ phận cơ thể trong thực hiện vận động: Bò bằng bàn tay bàn chân.
- Thực hiện vận động trườn theo hướng thẳng.
* Dinh dưỡng và sức khỏe:
- Biết ích lợi của việc ăn uống và bữa ăn đa dạng thực phẩm đối với sức khỏe.
- Biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.
* An toàn:
- Không chơi những vật dụng gây nguy hiểm, những trò chơi không an toàn cho bản thân.
2. Phát triển nhận thức
- Trẻ biết được địa chỉ, biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình. Biết được vị trí của mình trong gia đình.
- Biết được một số kiểu nhà.
- Biết các thành viên trong họ hàng gia đình bé.
- Biết nhu cầu của gia đình ( nhu cầu về nhà ở, đồ dùng, phương tiện trong gia đình, nhu cầu được ăn ngủ, nghỉ ngơi, giải trí, được yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhau…)
- Trẻ biết so sánh thêm bớt trong phạm vi 3.
- Trẻ biết chia nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ
- Trẻ biết phân biệt hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói. Biết trò chuyện về gia đình, nhu cầu của gia đình.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ: “ Giữa vòng gió thơm”
- Trẻ đọc thuộc bài thơ: “Em yêu nhà em”
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, kể thuộc câu chuyện: “ Tích Chu”
- Trẻ kể thuộc, thể hiện được giọng điệu các nhân vật trong câu chuyện: “ Ai đáng khen nhiều hơn”
4. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội
- Có một số kỹ năng ứng xử phù hợp với truyền thống của gia đình, thực hiện các nề nếp sinh hoạt trong gia đình.
- Trẻ có ý thức tôn trọng, giúp đỡ các thành viên trong gia đình, biết biểu lộ cảm xúc quan tâm đến mọi người.
5. Phát triển thẩm mỹ
- Biết hát, thể hiện cảm xúc và VTTN khi hát bài bài: Ba đàn mẹ hát
- Biết hát, thể hiện cảm xúc và VTTTC khi hát bài bài: Nhà của tôi.
- Biết vẽ người thân trong gia đình.
- Biết xé dán bông hoa trang trí cửa sổ
- Biết vẽ ngôi nhà của bé
- Biết nặn cái làn.
-Thích nghe và kể câu chuyện.Thích nghe và đọc thơ, ca dao, đồng dao.

CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô:
+ Slide tranh ảnh, băng hình về gia đình: Gia của bé, các kiểu nhà, đồ dùng gia đình, cảnh sinh hoạt vui chơi của gia đình
+ Mẫu tạo hình: Vẽ người thân trong gia đình, các kiểu nhà, đồ dùng trong gia đình.
+ Đàn có bài hát: Cháu yêu bà, ba đàn mẹ hát, cho con,
+ Powerpoint thơ: em yêu nhà em, giữa vòng gió thơm.
+ Powerpoint chuyện: Tích Chu, Ai đáng khen nhiều hơn.
+ Đồ dùng đồ chơi có số lượng 3, thẻ số 3.
+ Tranh chơi trò chơi học toán: Về đúng nhà, khoanh tròn các đồ dùng có số lượng 3, thêm bớt các đồ dùng có số lượng 3,
- Tranh chơi trò chơi MTXQ: Gắn đúng hình ảnh về gia đình, nối các đồ dùng trong gia đình, ngôi nhà nào bé thích …
- Đồ dùng của trẻ:
+ Phách gõ, mỗi trẻ có 3 bát, 3 thìa, 3 ngôi nhà có chiều cao và màu sắc khác nhau.
+ Lô tô về gia đình, đồ dùng trong gia đình.
- Huy động phụ huynh: tranh ảnh, sách về gia đình, bìa carton, chai dầu gội đầu, hộp sữa chua, len, vải vụn…
docx 62 trang Thiên Hoa 18/03/2024 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Gia đình thân yêu - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Lệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_gia_dinh_than_yeu_nam_hoc.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Gia đình thân yêu - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Lệ

  1. 1 PHÒNG GD & ĐT VĨNH LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN HOA PHƯỢNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hồ Xá, ngày 24 tháng 10 năm 2022 MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất * Vận động : - Rèn luyện các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau: Tô màu,vẽ, nặn, xé,cắt dán và qua hoạt động tự phục vụ (cài quai dép, buộc dây giày ) thông qua hoạt động lao động ( Lau chùi đồ dùng đồ chơi ) - Có khả năng phối hợp các bộ phận cơ thể trong thực hiện vận động: Bò bằng bàn tay bàn chân. - Thực hiện vận động trườn theo hướng thẳng. * Dinh dưỡng và sức khỏe: - Biết ích lợi của việc ăn uống và bữa ăn đa dạng thực phẩm đối với sức khỏe. - Biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình. * An toàn: - Không chơi những vật dụng gây nguy hiểm, những trò chơi không an toàn cho bản thân. 2. Phát triển nhận thức - Trẻ biết được địa chỉ, biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình. Biết được vị trí của mình trong gia đình. - Biết được một số kiểu nhà. - Biết các thành viên trong họ hàng gia đình bé. - Biết nhu cầu của gia đình ( nhu cầu về nhà ở, đồ dùng, phương tiện trong gia đình, nhu cầu được ăn ngủ, nghỉ ngơi, giải trí, được yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhau ) - Trẻ biết so sánh thêm bớt trong phạm vi 3. - Trẻ biết chia nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ - Trẻ biết phân biệt hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. 3. Phát triển ngôn ngữ - Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói. Biết trò chuyện về gia đình, nhu cầu của gia đình. - Trẻ đọc thuộc bài thơ: “ Giữa vòng gió thơm” - Trẻ đọc thuộc bài thơ: “Em yêu nhà em” - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, kể thuộc câu chuyện: “ Tích Chu” - Trẻ kể thuộc, thể hiện được giọng điệu các nhân vật trong câu chuyện: “ Ai đáng khen nhiều hơn” 4. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội - Có một số kỹ năng ứng xử phù hợp với truyền thống của gia đình, thực hiện các nề nếp sinh hoạt trong gia đình.
  2. 3 MẠNG NỘI DUNG Gia đình thân yêu của bé Họ hàng trong gia đình - Tên, công việc của các - Quan hệ họ hàng ( Ông thành viên trong gia đình. bà, cô, gì, chú, bác ) - Vị trí của bé trong gia đình, - Quy mô gia đình ( Gia sở thích của bé. đình lớn, gia đình nhỏ ) - Nề nếp sinh hoạt, hoạt - Các thành viên trong gia động thường ngày và ngày đình thương yêu, đùm bộc nghỉ của gia đình. và quan tâm lẫn nhau. - Địa chỉ của gia đình bé. GIA ĐÌNH THÂN YÊU Đồ dùng trong gia đình Ngôi nhà gia đình ở bé - Nhà là nơi gia đình cùng - Đồ dùng gia đình, chung sống. Trẻ biết dọn phương tiện đi lại của dẹp và giữ gìn nhà cửa gia đình. sạch sẻ. - Trang phục và cách giữ - Có nhiều kiểu nhà khác gìn quần áo sạch sẻ. nhau :Nhà 1 tầng, nhiều - Chất liệu, cách sử tầng, khu tập thể, chung dụng, sắp xếp giữ gìn cư, nhà tranh, nhà ngói các loại đồ dùng đó. - Những vật liệu để làm ra nhà, các phòng trong căn nhà, sân, vườn MẠNG HOẠT ĐỘNG
  3. 5 KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH THÂN YÊU Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 (Từ ngày 24/10 đến ngày 18/11/2022) Tuần Thứ Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 ( 24/10 – 28/10 ) ( 31/10 - 04/11 ) (07/11- 11/11) ( 14/11 - Nhánh 1 Nhánh 2 Nhánh 3 18/11 ) Gia đình thân Ngôi nhà thân Họ hàng trong Nhánh 4 Hoạt yêu yêu. gia đình bé Gia đình bé Động cần gì? - VTTN: Ba đàn Trườn theo Trò chuyện về Bò bằng bàn 2 mẹ hát hướng thẳng họ hàng gia đình tay, bàn chân - Nghe hát: Ba của bé. ngọn nến lung linh HĐH - TCÂN: Ai nhanh nhất Quan sát các VĐMH : Cháu Trò chuyện về 3 Trò chuyện về kiểu nhà yêu bà đồ dùng gia gia đình của bé - Nghe hát : Chỉ đình có 1 trên đời - TCAN : Ai đoán giỏi. 4 So sánh thêm bớt Thơ: Em yêu Truyện: Ai đáng Chuyện: Tích trong phạm vi 3 nhà em. khen nhiều hơn. Chu 5 Thơ: Giữa vòng Vẽ ngôi nhà. Chia nhóm có 3 Dạy trẻ phân gió thơm. đối tượng thành biệt hình tròn 2 nhóm nhỏ. hình vuông, tam giác chữ nhật 6 Vẽ người thân Hát + VTTC: Xé dán bông hoa Nặn cái làn trong gia đình. Nhà của tôi trang trí cửa sổ. TUẦN 8 CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: GIA ĐÌNH BÉ YÊU! (Từ ngày 24/10 đến ngày 28/10/2022)
  4. 7 ND Trò - Trò chuyện với trẻ: - Trẻ biết địa chỉ gia đình, các thành viên trong gia chuyện đình, công việc của từng thành viên đó, sở thích của từng người, sự thay đổi trong gia đình, mối quan hệ của các thành viên trong gia đình - Phân công trực nhật: Vệ sinh, bưng bàn ghế * HĐ1: Luyện các kiểu đi chạy * HĐ2: BTPTC Tập theo bài hát “ Cả nhà thương nhau” ThÓ + Hô hấp: Thổi bóng bay dôc s¸ng + Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao (4Lx4N) + Bụng: Đứng cúi người về trước (4Lx4N) + Chân: Đứng khuỵu gối (4Lx4N) + Bật : Bật tách chân khép chân (4Lx4N) - Hát + Trò chuyện Thơ: Giữa So sánh Vẽ người VTTN: Ba về gia đình vòng gió thêm bớt thân trong HĐH đàn mẹ hát. của bé thơm. trong phạm gia đình - Nghe hát: vi 3. Cho con. QS gia đình QS gia đình QS vườn QS gia đình Dạo chơi HĐNT Bác Hào cô Vân hoa. C TC : Mèo TC: Kéo co TC : Bịt mắt TC: : Kéo co đuổi chuột, Dung dăng bắt dê, chi Tập tầm lộn cầu dung dẻ chi chành vông vồng. chành. -* HĐ 1: Trước khi chơi : Trò chuyện về chủ đề, cho trẻ đăng ký góc chơi và về góc chơi của mình * HĐ 2: Quá trình chơi HĐG - Cô đi từng nhóm hướng dẫn thêm cho trẻ về hành động chơi, vai chơi, mối quan hệ trong khi chơi. XD: Xây nhà, xếp các thành viên trong gia đình - PV: Bác sỹ, bán hàng, gia đình - NT: + Chơi nhạc cụ, hát múa đọc thơ kể chuyện về gia đình bé + Tô màu, vẽ, nặn sử dụng các ngvl khác nhau để làm tranh về gia đình - HT: So sánh thêm bớt trong phạm vi 3, xem tranh thảo luận về gia đình. * HĐ 3: Cô đi từng nhóm nhận xét, cho trẻ tập trung về nhóm mới NX. - SD vở - LGBT: - Nghe kể LQ trò chơi - Ca múa hát toán. Giữa vòng chuyện: Ba nước ngoài: tập thể HĐC - VS sắp xếp gió thơm cô gái Thổi bao - Nêu gương đồ chơi. - HĐG - Rèn KN bóng cuối tuần rửa tay. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 2 ngµy 24 tháng 10 năm 2022
  5. 9 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát gia đình Bác Hào 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật xung quanh. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ giữ gìn cảnh quan môi trường xung quanh, biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận. 2. Chuẩn bị: - Liên hệ với chủ nhà - Đồ dùng: Ô tô, phấn, sỏi, lá cây, bóng, dây kéo co, mũ mèo, chuột. 3. Tiến hành: - Dẫn trẻ ra sân, cho trẻ quan sát nhận xét về thời tiết trong ngày. - Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp thời tiết. Hoạt động 1: Quan sát gia đình Bác Hào - Dẫn trẻ đến gia đình Bác Hào, hướng cho trẻ quan sát. - Cho trẻ nêu nhận xét: Nhà bác Hào ở gần trường, nhà rộng, xung quanh nhà có nhiều cây xanh. Gia đình của bác có nhiều người con, các anh chị đã lớn và lập gia đình, mỗi người làm các công việc khác nhau những vẫn thường xuyên về thăm bác. - Giáo dục trẻ không chạy nhảy la hét làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình. Hoạt động 2: TC - TC 1: Mèo đuổi chuột. - TC 2: Lộn cầu vồng. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). - Cho trẻ chơi. Hoạt động 3: Cho trẻ chơi với xích đu, cầu trượt, nhà chòi, thuyền rồng. - Gợi ý trẻ vẽ người thân trong gia đình, chơi ô ăn quan, chơi chuyền. - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Sử dụng vở làm quen với toán - Vệ sinh sắp xếp đồ dùng, đồ chơi 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết lau chùi đồ dùng đồ chơi và sắp xếp gọn gàng đúng nơi quy định - Biết cách cầm bút tô màu, nối đúng với số lượng yêu cầu. - Giáo dục trẻ biết bảo quản và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp 2. Chuẩn bị: - Tranh hướng dẫn LQVT. - Khăn lau. 3. Tiến hành: Nội dung 1: Sử dụng vở LQVT (Trang 6) Hoạt động 1: - Treo tranh hướng dẫn.
  6. 11 - Khi cháu bị ốm thì bố mẹ như thế nào? ( lo lắng chăm sóc ) Cho trẻ xem máy một số hình ảnh bé được người thân chăm sóc: cho ăn, tắm rửa, đưa đi chơi, tổ chức sinh nhật - Tình cảm của cháu đối với ba mẹ và những người thân như thế nào? * Giáo dục trẻ: Yêu quý người thân, ngoan ngoãn lễ phép, biết làm các công việc tự phục vụ bản thân yêu thương em nhỏ. Cho trẻ đọc thơ “ Giúp mẹ” Hoạt động 3: - Trò chơi 1: Tinh thần đồng đội - Cho trẻ chia thành 2 đội cùng thảo luận về các bức tranh sau đó chọn các bức tranh phù hợp về gia đình dán lên bảng sau đó giới thiệu về tranh của đội mình dưới dạng kể thành câu chuyện. - Cô nhận xét giờ hoạt động HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: QS gia đình cô Vân 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ sử dụng các giác quan để quan sát nêu lên nhận xét về: ngôi nhà, thành viên trong nhà, cách bày trí, các đồ dùng. Trẻ hứng thú chơi TC,chạy nhảy, đọc đồng dao. - Giáo dục trẻ không la hét chạy nhảy 2.Chuẩn bị: - Liên hệ với chủ nhà - Đồ dùng: phấn,giấy, bút màu, dây, hột hạt 3.Tiến hành: - Dẫn trẻ ra sân, cho trẻ quan sát nhận xét về thời tiết trong ngày. - Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp thời tiết. Hoạt động 1: Quan sát gia đình cô Vân - Cho trẻ đi đến gia đình cô Vân hướng cho trẻ quan sát cô gợi ý và cho trẻ nêu lên nhận xét: Cấu trúc của ngôi nhà ( Nhà rộng, có nhiều phòng, trong phòng có nhiều đồ dùng sắp xếp gọn gàng ) trong nhà có 2 thành viên, mỗi người đang làm các công việc khác nhau ( bác Luật đang chăm sóc cây cảnh, cô Vân làm việc ở trường mầm non Hoa Phượng ) xung quanh ngôi nhà có nhiều cây cối - Giáo dục trẻ không chạy nhảy, la hét lảm ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình Hoạt động 2: TC - TC: Kéo co - TC 2: Dung dăng dung dẻ - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi 2-3 lần/ 1 TC Hoạt động 3: Cho trẻ chơi với ô tô, vẽ, nhảy dây, ô ăn quan, xếp hột hạt Cô bao quát lớp và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Hoạt động theo ý thích ở góc - LQT: Giữa vòng gió thơm 1.Mục đích yêu cầu:
  7. 13 - Trong bài thơ có những ai? - Em bé đã nói gì với bạn gà, bạn vịt? Thể hiện qua câu thơ nào? - Khi bà bị ốm em bé đã làm gì để chăm sóc bà? - Tình cảm của bạn nhỏ đối với bà như thế nào? Được thể hiện qua câu thơ nào? - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, kính trọng những người thân trong gia đình? Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ Cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân ( cổ động viên, sữa sai cho trẻ) - Nhận xét tuyên dương trẻ. Hoạt động 3: Cho trẻ chơi TC: Gắn tranh theo đúng nội dung bài thơ - Cử đại diện lên đọc thơ. * Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : Quan sát vườn hoa 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật xung quanh. - Trẻ biết được các loại hoa thường nở về mùa thu. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các loài hoa. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Ô tô, xắc xô, phấn, sỏi, lá cây, bóng, dây kéo co, mũ mèo, chuột 3. Tiến hành: - Dẫn trẻ ra sân, cho trẻ quan sát nhận xét về thời tiết trong ngày. - Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp thời tiết. Hoạt động 1: Quan sát vườn hoa. - Dẫn trẻ đến vườn hoa. - Cho trẻ quan sát hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa tím. - Đàm thoại: + Con có biết đây là hoa gì không? ( hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa tím) + Đặc điểm cấu tạo của nó như thế nào? + Người ta trồng hoa để làm gì? + Cách chăm sóc và bảo vệ? + So sánh một số loại hoa : hoa đồng tiền và hoa cúc. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc các loài hoa như tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ, không ngắt lá bẻ cành. Hoạt động 2: TC - TC 1: Bịt mắt bắt dê. - Tc 2: Chi chi chành chành. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). - Cho trẻ chơi. Hoạt động 3: Cho trẻ chơi với xích đu, cầu trượt, nhà chòi, thuyền rồng. - Gợi ý trẻ vẽ các loại hoa, chơi ô ăn quan, chơi chuyền.