Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Gia đình thân yêu - Chủ đề nhánh 3: Họ hàng trong gia đình bé - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Lệ

MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trẻ biết người thân là những người có cùng ba, mẹ hoặc con, cháu có cùng ông bà sinh ra, mỗi người thân đều có trách nhiệm giữ gìn gia đình, trong dòng tộc luôn yêu thương, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau.
- Trẻ biết chia nhóm đối tượng có số lượng 3 thành 2 phần, củng cố mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 3.
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng xé bấm, xé dải, xé vụn để xé dán bông hoa trang trí cửa sổ.
- Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát: Cháu yêu bà
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, hiểu và thuộc câu chuyện: Ai đáng khen nhiều hơn. Biết thể hiện giọng điệu nhân vật.
2. Kỹ năng
- Cung cấp kỹ năng chia nhóm 3 đối tượng thành 2 phần, luyện kỹ năng đếm, kỹ năng thêm bớt.
- Luyện kỹ năng xé bấm, xé mảng, xé dải, xé vụn và kỹ năng phết hồ và dán.
- Rèn kỹ năng chú ý lắng nghe, kỹ năng hát, vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát: Cháu yêu bà
- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng nhanh nhạy khi chơi trò chơi.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng, yêu thương các thành viên trong gia đình.
- Giáo dục trẻ biết thu dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, sạch đẹp.
- Giáo dục trẻ ý thức học tập, biết giữ gìn sản phẩm của mình
CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô:
+ Đồ dùng học toán: 3 cái bát, ( to hơn của trẻ) thẻ số từ 1- 3.
- Một số nhóm đồ dùng có số lượng là 3.
+ Slide minh hoạ nội dung câu chuyện: Ai đáng khen nhiều hơn.
+ Tranh mẫu tạo hình: Xé dán bông hoa trang trí cửa sổ.
+ Tranh trò chơi: Xem ai thông minh.
- Đồ dùng của trẻ:
+ Mỗi trẻ một rổ đồ dùng gồm: 3 cái bát, 3 cái thìa.
- Đồ chơi ở các góc :
+ Xây dựng: Các loại khối, lắp ghép, cổng, mô hình ngôi nhà 1 tầng, 2 tầng, cây xanh, hoa.
+ Phân vai: Đồ dùng của gia đình, lớp học.
+ Nghệ thuật: Các loại nhạc cụ, tranh ảnh, sách báo, nguyên vật liệu thiên nhiên.
+ Khoa học: Các loại tranh ảnh về hình ảnh gia đình.
+ Thư viện: Các loại sách tranh về họ hàng gia đình bé
- Huy động phụ huynh: Báo cũ, lịch cũ, chai nhựa, len, bìa carton...

docx 17 trang Thiên Hoa 18/03/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Gia đình thân yêu - Chủ đề nhánh 3: Họ hàng trong gia đình bé - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Lệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_gia_dinh_than_yeu_chu_de.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Gia đình thân yêu - Chủ đề nhánh 3: Họ hàng trong gia đình bé - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Lệ

  1. TUẦN 10 CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: HỌ HÀNG TRONG GIA ĐÌNH BÉ (Từ ngày 07/11 đến ngày 11/11/2022) MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trẻ biết người thân là những người có cùng ba, mẹ hoặc con, cháu có cùng ông bà sinh ra, mỗi người thân đều có trách nhiệm giữ gìn gia đình, trong dòng tộc luôn yêu thương, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. - Trẻ biết chia nhóm đối tượng có số lượng 3 thành 2 phần, củng cố mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 3. - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng xé bấm, xé dải, xé vụn để xé dán bông hoa trang trí cửa sổ. - Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát: Cháu yêu bà - Trẻ nhớ tên câu chuyện, hiểu và thuộc câu chuyện: Ai đáng khen nhiều hơn. Biết thể hiện giọng điệu nhân vật. 2. Kỹ năng - Cung cấp kỹ năng chia nhóm 3 đối tượng thành 2 phần, luyện kỹ năng đếm, kỹ năng thêm bớt. - Luyện kỹ năng xé bấm, xé mảng, xé dải, xé vụn và kỹ năng phết hồ và dán. - Rèn kỹ năng chú ý lắng nghe, kỹ năng hát, vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát: Cháu yêu bà - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng nhanh nhạy khi chơi trò chơi. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng, yêu thương các thành viên trong gia đình. - Giáo dục trẻ biết thu dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, sạch đẹp. - Giáo dục trẻ ý thức học tập, biết giữ gìn sản phẩm của mình CHUẨN BỊ - Đồ dùng của cô: + Đồ dùng học toán: 3 cái bát, ( to hơn của trẻ) thẻ số từ 1- 3. - Một số nhóm đồ dùng có số lượng là 3. + Slide minh hoạ nội dung câu chuyện: Ai đáng khen nhiều hơn. + Tranh mẫu tạo hình: Xé dán bông hoa trang trí cửa sổ. + Tranh trò chơi: Xem ai thông minh. - Đồ dùng của trẻ: + Mỗi trẻ một rổ đồ dùng gồm: 3 cái bát, 3 cái thìa. - Đồ chơi ở các góc : + Xây dựng: Các loại khối, lắp ghép, cổng, mô hình ngôi nhà 1 tầng, 2 tầng, cây xanh, hoa. + Phân vai: Đồ dùng của gia đình, lớp học. + Nghệ thuật: Các loại nhạc cụ, tranh ảnh, sách báo, nguyên vật liệu thiên nhiên.
  2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 - Trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình ( cô, bác, cậu Đón trẻ dì, chú ), mối quan hệ họ hàng, tình cảm của những người thân trong gia đình. - Hô hấp: Thổi nơ TDS - Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao (4L x 4N) - Bụng: Hai tay đưa lên cao gập thân tay chạm mũi chân(4L x 4N) - Chân: Hai tay chống hông, đá chân về phía trước (4L x 4N) - Bật nhảy: 2 tay chống hông bật tách chân, khép chân. Trò chuyện Hát+ VĐ: Chuyện: Ai Chia nhóm Xé dán bông Hoạt động về họ hàng Cháu yêu bà. đáng khen có 3 đối hoa trang trí học của bé. - Nghe hát : nhiều hơn tượng cửa sổ. Chỉ có một thành 2 trên đời. nhóm nhỏ Qs GD cô Qs Bác Hào Qs thời tiết. QS vườn Dạo chơi Hoạt động Hà. TC: Kéo co, TC: mèo hoa ngoài trời TC:Bịt mắt nu na nu đuổi chuột. TC: Về bắt dê, xỉa nống. Chi chi đúng nhà, cá mè. chành lộn cầu chành. vồng. *HĐ1:Trước khi chơi - Cho trẻ đăng ký góc chơi và về góc chơi *HĐ2: Cô đi đến từng góc chơi hướng dẫn thêm cho trẻ về hành động chơi, Hoạt động vai chơi, mối quan hệ trong khi chơi góc - PV: Cô giáo, gia đình, bác sĩ - XD: Nhà của bé, lắp ghép đồ chơi - NT: + ÂN: Hát, nghe hát, vẽ, nặn, xé dán về họ hàng gia đình - KH: Chia nhảm cả 3 đối t-ượng thành 2 nhóm nhỏ - TV: Xem sách tranh, làm album về gia đình *HĐ3: Sau khi chơi: Cô gợi ý cho từng nhóm nhận xét về nhóm chơi của mình (chơi gì, chơi như thế nào, ý thức các bạn trong nhóm chơi) sau đó cô nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi chơi sau. Thu dọn đồ dùng - SD vở NB và - LQC: Ai - Ôn - Giải câu - Ca múa tập LQCC đáng khen chuyện: Ai đố. thể Hoạt động - Rèn kỹ năng nhiều hơn. đáng khen - Bình bầu bé chiều rửa tay. - Vệ sinh nhiều hơn. - HD vở ngoan. sắp xếp Đ - HĐ tự toán. D Đ C chọn.
  3. * Giáo dục trẻ: Những người thân là những người có cùng ông bà hoặc cha mẹ sinh ra, tuy sống ở các gia đình khác nhau nhưng đều có tình cảm yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ và có trách nhiệm với nhau. Vì vậy phải biết yêu quý người thân, ngoan ngoãn lễ phép, biết làm các công việc tự phục vụ bản thân yêu thương em nhỏ. Hoạt động 3: - Trò chơi : Tinh thần đồng đội - Cô chia trẻ chia thành 2 đội cùng thảo luận về các bức tranh sau đó chọn các bức tranh phù hợp về gia đình dán lên bảng sau đó giới thiệu về tranh của đội mình dưới dạng kể thành câu chuyện. - Cô nhận xét giờ hoạt động HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: QS gia đình cô Hà 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ sử dụng các giác quan để quan sát nêu lên nhận xét về: ngôi nhà, thành viên trong nhà, cách bày trí, các đồ dùng, cây cối xung quanh - Trẻ hứng thú chơi TC, chạy nhảy, đọc đồng dao. - Giáo dục trẻ không la hét làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình. 2. Chuẩn bị: - Liên hệ với chủ nhà - Đồ dùng: Ô tô, phấn, giấy, bút màu, dây kéo co, lá khô, hột hạt, đồ chơi dân gian: dây, thẻ 3. Tiến hành: - Dẫn trẻ ra sân, cho trẻ quan sát nhận xét về thời tiết trong ngày. - Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp thời tiết. Hoạt động 1: Cho trẻ quan sát gia đình cô Hà - Dẫn trẻ đi đến gia đình cô Hà giới thiệu cho trẻ biết cô Hà làm việc ở ủy ban thị trấn ,trong nhà có 4 người ( 2 vợ chồng và 2 đứa con đang đi học, chồng cô làm bộ đội) Hướng cho trẻ quan sát cô gợi ý và cho trẻ nêu lên nhận xét: địa điểm, cấu trúc nhà, vườn cây ( nhà ở ngay cạnh cổng trường, thuộc khóm Vinh Quang, xung quanh nhà có nhiều cây cối - Giáo dục trẻ không chạy nhảy, la hét làm ảnh hưởng xung quanh Hoạt động 2: TC: - TC 1: Kéo co - TC 2: Tập tầm vông. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi 2-3 lần/ 1 TC Hoạt động 3: Cho trẻ chơi với xích đu, cầu trượt ô tô, vẽ, nhảy dây, ô ăn quan, xếp hột hạt - Cô bao quát lớp và giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
  4. - Trẻ biết hưởng ứng với bài nghe hát, chơi trò chơi tích cực. - Rèn kỹ năng chú ý lắng nghe, kỹ năng hát, vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát - Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình, ý thức học tập. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Đàn nhạc bài hát: Cháu yêu bà, chỉ có một trên đời. - Nơ tay. Mũ chóp kín. 3.Tiến hành: Hoạt động 1: Hát VĐMH: Cháu yêu bà - Cô mở đàn giai điệu bài hát cho trẻ đoán tên bài hát, tác giả.( nhạc sĩ: Xuân Giao) - Cho trẻ hát tập thể 1 lần, trẻ hát theo cá nhân 1-2 trẻ - Dạy vận động theo bài hát: Cháu yêu bà * Vận động minh họa: Cháu yêu bà. - Cô làm mẫu cho trẻ xem 2 lần. + Câu 1: Bà ơi bà cháu yêu bà lắm ( Hai cánh tay đưa lên từ từ úp vào ngực kết hợp nhún chân, đầu nghiêng) + Câu 2: Tóc bà trắng, màu trắng như mây( Hai tay vuốt từ trên đầu xuống kết hợp nhún chân ) + Câu 3:Cháu yêu bà cháu nắm bàn tay. ( Hai cánh tay đưa lên từ từ úp vào ngực kết hợp nhún chân, đầu nghiêng) + Câu 4: Khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui ( Hai tay đưa lên cao, lắc cổ tay và xoay tại chỗ 1 vòng) - Cô cho cả lớp hát và vận động cùng cô bài hát: Cháu yêu bà. - Cho cả lớp hát và vận động theo nhiều hình thức: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân ( Chú ý tăng cường cá nhân và sửa sai cho trẻ). - Nhận xét và tuyên dương. Hoạt động 2: Nghe hát “Chỉ có một trên đời” - Giới thiệu tên bài hát, tác giả : Nhạc sĩ Trương Quang Lục. - Hát cho trẻ nghe: - Lần 1: Hát diễn cảm bài hát (trò chuyện về bài hát) - Lần 2: Cho trẻ nghe bằng (cả lớp cùng hưởng ứng) Hoạt động 3: TCAN : Tai ai tinh - Giới thiệu tên trò chơi - Cho trẻ nhắc lại cách chơi: Cô gọi một trẻ lên bảng đầu đội mủ chóp kín mắt. Cho 1 cháu ở dưới đứng dậy hát và kết hợp gõ dụng cụ âm nhạc theo giai điệu bài hát. Sau đó trẻ đoán tên bạn hát, dụng cụ gõ. Sau đó nâng dần độ khó ( cho 2 – 3 trẻ hát). - Cho trẻ chơi cô nâng cao yêu cầu sau một lần chơi, động viên khuyến khích trẻ qua từng lần chơi. - Cho trẻ vận động minh họa bài hát “ Cháu yêu bà” - Nhận xét giờ hoạt động
  5. - Khăn lau. 3. Tiến hành: Nội dung 1: LQ chuyện : Ai đáng khen nhiều hơn. Hoạt động 1: Cô giới thiệu tên câu chuyện, kể cho trẻ nghe 2 lần. - Đàm thoại về nội dung câu chuyện. - Cô làm người dẫn truyện, cho trẻ kể chuyện cùng cô. - Chú ý giải thích các từ khó cho trẻ hiểu rõ. Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ kể chuyện, thể hiện giọng điệu của nhân vật. Nội dung 2: Vệ sinh sắp xếp đồ dùng, đồ chơi Hoạt động 1: - Cô nêu nội dung của buổi hoạt động. - Cho trẻ nêu cách lau chùi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi của các góc sao cho gọn gàng, đẹp mắt. Hoạt động 2: - Cho trẻ làm theo nhóm - Cô quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ. Thứ 4 ngày 09 tháng 11 năm 2022 HOẠT ĐỘNG HỌC : Chuyện: Ai đáng khen nhiều hơn. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên câu chuyện, các nhân vật trong truyện, thuộc chuyện và hiểu nội dung chuyện: Biết vâng lời bố mẹ, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh. - Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 2. Chuẩn bị: - Hình ảnh POWERPOINT minh hoạ câu chuyện. - Tranh chơi trò chơi 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Giới thiệu câu chuyện - kể chuyện cho trẻ nghe. - Cô giới thiệu tên câu chuyện. - Cô kể chuyện 2 lần + Lần 1: kể diễn cảm + Lần 2: Kể diễn cảm kết hợp hình ảnh ở máy - Đàm thoại: - Cô vừa kể chuyện gì? - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Thỏ mẹ bảo hai anh em thỏ làm gì? - Thỏ em kể với thỏ mẹ như thế nào về Sóc và Nhím? - Các con thử đoán xem vì sao thỏ anh về muộn?
  6. TC 2: Chi chi chành chành - Cô giới thiệu tên trò chơi,cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). - Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần Hoạt động 3: - Chơi với các đồ chơi như xích đu, cầu trượt, đu quay, các trò chơi dân gian như ô ăn quan,lá chả, gấp lá khô.Vẽ các kiểu nhà bé thích. Cô hướng dẫn trẻ các trò chơi dân gian như ô ăn quan, lá chả - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi chơi sau. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Ôn chuyện: Ai đáng khen nhiều hơn. - HĐ tự chọn. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết phối hợp với các bạn trong khi chơi. - Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ người thân trong gia đình và mọi người xung quanh. 2. Chuẩn bị: - Powerpoint minh hoạ câu chuyện : Ai đáng khen nhiều hơn. - Đồ dùng đồ chơi các góc đầy đủ. 3. Tiến hành: Nội dung 1: Ôn chuyện: Ai đáng khen nhiều hơn. Hoạt động 1: Cô kể một đoạn trong câu chuyện, hỏi trẻ tên câu chuyện. - Cô làm người dẫn truyện và cho trẻ cùng thể hiện giọng điệu các nhân vật trong câu chuyện. - Chú ý nhắc nhở khi trẻ chưa nhớ. Động viên và khuyến khích trẻ thuộc câu chuyện. Hoạt động 2: Cho trẻ kể chuyện thi đua dưới nhiều hình thức. - Giáo dục trẻ biết nghe lời ông bà, bố mẹ, quan tâm, giúp đỡ những người thân trong gia đình Nội dung 2: HĐ tự chọn Hoạt động 1: Tập trung trẻ. Hoạt động 2: Cô hướng dẫn trẻ kỹ năng chơi ở các góc, chơi như buổi sáng, rèn trẻ chơi ở góc phân vai ( chơi mẹ con, gia đình) rèn trẻ chơi ở góc xây dựng biết xây ngôi nhà, hàng rào, khu vườn sắp xếp sao cho đẹp mắt. - Tương tự hướng dẫn trẻ chơi ở các góc khác. - Cô nhắc nhở cho trẻ khi chơi xong thì phải biết thu dọn đồ chơi sắp xếp các đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, sắp xếp gọn gàng,ngăn nắp. Hoạt động 3: Cô nhận xét và tuyên dương trẻ